Giá Trị Gia Tăng Du Lịch Trong Tổng Grdpcủa Phú Thọ

- Giá trị gia tăng của ngành du lịch chiếm trong tổng GRDP của tỉnh cũng chỉ ở mức 1,1 đến 1,3%. Đây là mức thấp so với của cả nước.

Bảng 3.13. Giá trị gia tăng du lịch trong tổng GRDPcủa Phú Thọ


Chỉ tiêu

2010

2015

2019

Tỷ đ

%

Tỷ đ

%

Tỷ đ

%

1.GRDP của tỉnh, giá

hiện hành

20.910

100

38.058

100

41.960

100

GTGT du lịch

272

1,3

457

1,2

461,5

1,1

2.Lao động xã hội của

tỉnh

705

100

743

100

752

100

Lao động du lịch

10,2

1,45

10,6

1,43

10,8

1,44

3.Tổng thu ngân sách

tỉnh

2.669

100

5.389

100

5.436

100

Riêng ngành du lịch

đóng góp

24

0,9

59

1,1

59,8

1,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 14

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 và 2019

- Mức đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu ngân sách của tỉnh cũng đang ở mức thấp và đang ở mức khoảng 1,1%. Nguyên nhan chủ yếu của tình trạng này là năng suất lao động thấp, chi tiêu của du khách đang ở mức thấp. Rất nhiều du khách đến thăm viếng khu di tích lịch sử Đền Hùng không lưu trú và thậm chí chi ăn uống cũng ở nơi khác.

e) Đánh giá chung về liên kết và hội nhập quốc tế trong phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

- Về liên kết để phát triển du lịch

Nhìn chung cho đến 2019, ngành du lịch của Phú Thọ mới tổ chức liên kết được hoạt động du lịch với các lĩnh vực khác trong phạm vi tỉnh. Các công ty lữ hành đã liên kết với công ty vận tải hành khách, với các khách sạn, nhà hàng, với một số cơ sở văn hóa địa phương ở xã, thành phố để tổ chức các buổi thưởng ngoạn các giá trị văn hóa của địa phương. Công ty lữ hành đã liên kết với một số vùng cây ăn quả, vùng trồng chè, khu du lịch sinh thái, khu di tích…để phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Tuy nhiên, việc liên kết chưa thành nề nếp và chưa trở thành nhu cầu tất yếu, thường xuyên.

Hoạt động du lịch của Phú Thọ mới liên kết được với hoạt động du lịch của Hà Nội và của Quảng Ninh. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã liên kết với Công ty du lịch lữ hành của Thành phố Hà Nội và của Quảng Ninh để đưa du khách từ Phú Thọ tới các địa phương kể trên để tham quan, tổ chức hội nghị, hội thảo có tầm khu vực và cả nước. Đánh giá cụ thể sẽ được phân tích sâu hơn ở phần phân tích kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia.

- Về hội nhập quốc tế để phát triển du lịch

Sự phát triển vượt trội của ngành Du lịch Việt Nam góp một phần không nhỏ vào GDP, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công. Đồng thời, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ xuất khẩu doanh thu của ngành Du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, nếu xét theo cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ và còn là một ngành có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành dịch vụ tài chính, vận tải hay bưu chính viễn thông. Với tư cách là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam được UNESCO công nhận hệ thống di sản thế giới liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch, điển hình như cảnh quan vịnh Hạ Long, di sản văn hóa Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dư ng trên bãi biển Mũi Né, Nha Trang, Phú Quốc,... thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội với quy mô lớn như: Lễ hội giỗ tổ Đền Hùng, lễ hội bà chúa Xứ, Festival hoa Đà Lạt, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội Chùa Hương, Festival Huế,... đã từng bước trở thành những sản phẩm du lịch xứng tầm với các quốc gia khác trong khu vực. Tất cả đã tạo nên điểm đến nổi bật, Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và k vọng của xã hội. Theo Tổng cục Du lịch, Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ

mở cửa với quốc tế, trong đó yêu cầu về thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân 22 nước, so với Thái Lan là 61, Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước).

Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn. Một số nội dung tiêu chí là ngành kinh tế mũi nhọn chưa đạt hoặc đạt nhưng chưa bền vững, như: Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn biến xảy ra đã không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường khách; chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về thị trường khách du lịch quốc tế, đang còn bị động phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp,...

Ở khía cạnh tỉnh Phú Thọ, các công ty du lịch và lữ hành của Phú Thọ mới bắt đầu liên kết với một số Công ty du lịch lớn của nước ta để đưa người Phú Thọ đi du lịch ở nước ngoài chứ chưa tự liên kết với các Tổ chức du lịch quốc tế hay của nước ngoài để kết nối du lịch hai chiều cho khách. Giai đoạn vừa qua chủ yếu là liên kết để đưa du khách từ Phú Thọ đi du lịch tới Pháp, Ý, Anh, Ả Rập Xê Út, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Đôi khi Công ty lữ hành của Phú Thọ có kết hợp với công ty du lịch của Quảng Tây, Vân Nam đưa du khách từ Phú Thọ sang du lịch. Tuy nhiên kết quả chưa được nhiều. Theo Công ty lữ hành Phú Thọ thì hàng năm con số khách du lịch từ Phú Thọ ra nước ngoài cũng chỉ vài trăm người. Ở khía cạnh ngược lại, Phú thọ cũng chỉ thu hút khách quốc tế thông qua các công ty lữ hành và du lịch từ Hà nội là chính. Thực tiễn phát triển du lịch thông qua Liên kết và hội nhập của Phú thọ với các địa phương trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian qua cho thấy, các hoạt động liên kết của vùng đã được coi trọng gắn với đầu tư phát triển, từng bước hình thành và phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, gắn kết các địa phương và phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các hình thức hợp tác xuyên biên giới. Hình thành một số khu nông nghiệp sinh thái chất lượng cao, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh có giá trị, như tại các tỉnh Yên bái, Sơn La, Bắc Giang. Bước đầu phát triển được hệ thống các khu du lịch sinh

thái, nghỉ dư ng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, như tại các tỉnh Phú thọ, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn,... Tuy nhiên, việc hội nhập trong quá trình phát triển du lịch của Phú Thọ đang còn rất yếu. Nhìn chung cho đến nay, hoạt động du lịch ở Phú Thọ chưa có những chuyển biến đáng kể chỉ mới dừng lại ở việc đặt vé trực tuyến, giao dịch online và thanh toán tiền qua thẻ ATM hoặc qua mạng. Thông tin du lịch quốc tế đang còn rất hạn chế.

3.2.6. Nguyên nhân của thành công và hạn chế đối với phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế

(1) Nguyên nhân của thành công

- Hội nhập quốc tế, nhất là do Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước (đến hết năm 2019 Việt Nam đã ký và đang thực thi 12 Hiệp định, đã ký 3 Hiệp định nhưng chưa có hiệu lực). Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế mở rộng các dòng khách quốc tế tới Việt Nam và các dòng khách Việt Nam ra quốc tế ngày càng tăng.

- Chính quyền tỉnh Phú Thọ ngay từ năm 2010 đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển du lịch. Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020. Đồng thời đã ban hành một số chính sách, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. UBND tỉnh đã ý thức được vai trò của liên kết và hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển du lịch, đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá hình ảnh và xúc tiến liên kết ở góc độ chính quyền nên bước đầu cũng đã tạo điều kiện để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Gần đây việc xây dựng chính quyền điện tử đã có sự tiến bộ và bước đầu đã có tác động tích cực đến quản lý phát triển du lịch.

(2) Nguyên nhân của những hạn chế

Ngay từ năm 2006 Ban thường vụ tỉnh ủy Phú Thọ đã ra Nghị quyết số 01 về phát triển du lịch của tỉnh, sau đó UBND tỉnh ban hành Chương trình số 987/2006 về phát triển du lịch của tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010. Đến năm 2012 Hội đồng nhân tỉnh ra Nghị quyết số 30 về quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020. Tuy thế cho đến nay ngành du lịch của tỉnh chưa có sự phát triển đáng kể như một số tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn ở khu vực xung quanh

chứ chưa nói tới Hà Nội, Hải Phòng. Dường như tỉnh mới cố gắng đưa ra định hướng chung nhưng chưa có những chính sách cụ thể mang tính khuyến khích. Tỉnh đã cố gắng thu hút nhà đầu tư từ các địa phương khác đến Phú Thọ xây dựng khách sạn cao cấp (4 sao) nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến trợ giúp công ty du lịch của tỉnh, nhất là hỗ trợ công ty du lịch lữ hành trong việc liên kết với các địa phương khác cũng như với nước ngoài để phát triển du lịch. Dù UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phát triển du lịch nhưng không cụ thể, chưa có sự khuyến khích đáng kể… Tuy chính quyền tỉnh mong muốn liên kết nhưng thiếu cụ thể, chưa có quyết tâm đủ mức, nhiều khi hô hào chung chung tại các hội nghị, hội thảo nhưng thiếu chính sách và biện pháp cụ thể.

Phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ nhìn chung chưa được tổ chức bài bản. Các công ty lữ hành của các địa phương thiếu thông tin của các địa phương với nhau. Dù rất mong muốn có liên kết nhưng chưa biết làm thế nào để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm du lịch. Chưa có giải pháp cùng nhau tháo g khó khăn để kết nối các Công ty lữ hành với hệ thống nhà hàng, khách sạn ở các tỉnh nên việc liên kết gặp nhiều khó khăn.

Nhân lực du lịch thiếu kỹ năng liên kết và hội nhập quốc tế, khó khăn trong giao tiếp bằng các ngôn ngữ nước ngoài. Việc điều tra nhu cầu ẩm thực mới được quan tâm ở một số địa phương.

Mặt khác, luật pháp chính sách của nhà nước về phát triển du lịch cũng còn bộc lộ nhiều bất cập. Các quy chế, quy định về hướng dẫn viên du lịch, về thanh toán tiền mặt hay qua các hình thức chuyển khoản chưa rõ ràng, cụ thể nên trá hình các tour du lịch không đồng cũng đã xuất hiện.

3.3. Kết quả khảo sát về liên kết để phát triển du lịch ở Phú Thọ

3.3.1. Nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 16 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch bao gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực du lịch và một số cán bộ quản lý du lịch của Phú Thọ và Vùng Tây bắc (phụ lục kết qủa khảo sát chuyên gia đính k m) về thực trạng liên kết phát triển du lịch trên địa bàn Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập.

Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định liên kết du lịch là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập thế giới. Trong thời gian qua tình hình phát triển du lịch Phú Thọ đã có nhiều khởi sắc, tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực ban đầu thực hiện quá trình liên kết du lịch với các địa phương trong và ngoài nước. Mặc dù bước đầu đã đạt được một số thành tựu như đã có sự gia tăng lượng khách du lịch qua các năm, đã bước đầu chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch hình thành và có sự đa dạng, công tác xúc tiến quảng bá du lịch và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hoạt động liên kết du lịch tỉnh Phú Thọ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động liên kết phát triển du lịch được thực hiện nhưng chưa có sự đồng đều, chưa đạt hiệu quả cao, chưa khai thác được tương xứng tiềm năng thế mạnh trong việc liên kết phát triển du lịch của tỉnh.

Có tới 16/16 ý kiến chuyên gia cho rằng liên kết các địa phương được hình thành dựa trên những điều kiện về nhận thức của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của chính quyền địa phương với các nhóm xã hội. Các nhà quản lý địa phương nếu nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của liên kết phát triển du lịch, và có những hướng đi đúng đắn thì hiệu quả quá trình liên kết sẽ được phát huy. 16/16 ý kiến chuyên gia cho rằng lợi thế so sánh về du lịch; nguồn lực du lịch (nhân lực, vật lực và tài lực), cơ sở hạ tầng kết nối du lịch; luật phát, chính sách và mô hình liên kết khả thi ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình liên kết du lịch ở Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh đó, một số ý kiến chuyên gia cho rằng sự tự nguyện của các bên tham gia liên kết cũng ảnh hưởng đến hoạt động liên kết du lịch.

Đối với ý kiến về một số nội dung liên kết vùng ở cấp độ vĩ mô giữa các địa phương ở Phú Thọ, các chuyên gia đưa ra nhận định sau đây:

Bảng 3.15. Ý kiến của chuyên gia về nội dung liên kết vùng cấp độ vĩ mô giữa các địa phương ở Phú Thọ

Nội dung liên kết vùng

Kết quả thu được

Hạn chế


Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch


Đã có sự quan tâm trong vấn đề liên kết quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Vẫn còn mang tính hình thức, trao đổi kinh nghiệm, quy hoạch còn mang tính phân tán, chưa huy động được nguồn lực hiệu quả. Cơ chế liên kết chưa thể hiện rõ sự ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc tham gia hoạt động chung.


Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư

Thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân giúp giảm áp lực ngân sách nhà nước. Nguồn vốn thu hút được chủ yếu tập trung nâng cấp hạ tầng giao thông, kết nối đến các trung tâm du lịch trọng điểm và đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực.

Chưa có sự khuyến khích sáng tạo để đầu tư. Việc phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả, vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở một số khu vực thành thị, việc liên kết đầu tư với khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.


Liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch


Bước đầu có sự hình thành các sản phầm du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương.

Chưa có thương hiệu thu hút thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù có sự liên kết phát triển du lịch với các tỉnh khác, tuy nhiên về loại hình du lịch cộng đồng có nhiều địa phương có sản phầm tương tự nhau. Việc xây dựng các khu du lịch sinh thái quy mô nhỏ, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh để đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong quá trình liên kết


Nội dung liên kết vùng

Kết quả thu được

Hạn chế


Liên kết trong việc xây dựng tuyến du lich

Đã có sự đầu tư xây dựng các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Như mô hình liên kết giữa ba tỉnh: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn”, hay mô hình liên kết 8 tỉnh Tây Bắc...

Điều kiện giao thông còn cách trở, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém từ đó dẫn đến khó khăn trong việc phát huy hiệu quả các tuyến du lịch.

Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập


Đã có sự quan tâm liên kết trong đào tạo nhân lực du lịch với các tỉnh khác và trong nội bộ tỉnh Phú Thọ.


Hợp tác đào tạo nhân lực với các quốc gia khác còn hạn chế, trình độ một bộ phận cán bộ địa phương và nhân lực du lịch chưa đáp ứng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.


Liên kết xúc tiến du lịch


Đã thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài địa phương.

Hợp tác quốc tế còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng phát triển của địa phương.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát chuyên gia

Có 4/16 chuyên gia cho rằng mức độ liên kết giữa các địa phương trong tỉnh mặc dù có được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, quá trình liên kết vẫn còn mang tính phân tán. Đặc biệt là hoạt động liên kết phát triển du lịch gặp khó khăn khi thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. 7/16 chuyên gia cho rằng mức độ liên kết du lịch giữa các địa phương trong vùng là ở mức độ trung bình và 5/16 chuyên gia đánh giá mức liên kết là mạnh, chặt chẽ.

Các chuyên gia cho rằng vai trò của cơ quan nhà nước như Chính quyền địa phương trong việc liên kết du lịch của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực cần phải được phát huy hơn nữa trong giai đoạn sắp tới để tạo đột phá trong liên kết phát triển du lịch của Phú Thọ. Nhất là đối với các mô hình liên kết giữa Phú Thọ với các địa phương ở khu vực Tây Bắc cần phải được quan tâm hơn nữa. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng bộ máy liên kết vùng và tiểu vùng cần được hình thành bao gồm Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Chủ tịch hiệp

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí