cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du lịch và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch và nâng cao chất lượng các dự án quy hoạch các khu, điểm, tuyến du lịch.
Nâng cao vai trò tham mưu, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách tháo g khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch. Đồng thời, có kế hoạch hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch tiến hành mạnh mẽ việc chuyển đổi số mà cuộc cách mạng công nghiệp mang tới. Không chỉ ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển du lịch mà còn phải thực thi hiện đại hóa trong quản lý phát triển du lịch.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các doanh nghiệp và các tỉnh để thúc đẩy phát triển du lịch. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành liên quan tăng cường chỉ đạo, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Đối với địa phương cần gắn phát triển du lịch với các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khuyến khích các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo... nhằm thu hút khách du lịch công vụ. Đẩy mạnh chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch ba tỉnh Phú Thọ-Yên Bái- Lào Cai và chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra dự án, chất lượng các dịch vụ du lịch; hướng dẫn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường du lịch xanh, sạch, đ p, an toàn cho du khách. Tăng cường liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng truyền thống, với địa phương có sản vật đặc trưng nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc thù.
Tạo điều kiện thuận lợi để từng bước thành lập mới các doanh nghiệp chuyên kinh doanh du lịch có quy mô tương đối lớn và lớn làm động lực, định hướng thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Chú trọng củng cố, phát triển
nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nên một mạng lưới dịch vụ du lịch đều khắp, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh mở rộng liên kết, trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trong nước và quốc tế nhằm khai thác thương hiệu, thị trường khách, kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ du lịch tiên tiến.
(2) Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Trên cơ sở các nội dung của Quy hoạch phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tiến hành lập các quy hoạch khu, điểm du lịch trên địa bàn. UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo việc rà soát, nâng cao chất lượng dự án quy hoạch và nâng cao chất lượng các kế hoạch phát triển du lịch cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các trọng tâm, trọng điểm cụ thể.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo việc rà soát lại các quy hoạch tổng thể KT-XH các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm, tuyến du lịch, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch đặc biệt đối với các điểm du lịch và khu du lịch.
Đối với các khu du lịch được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương dựa theo Luật Du lịch, tiến hành lập các quy hoạch theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng. Trong đó đặc biệt chú ý việc xác định quy mô khu du lịch phù hợp với quy định của Luật Du lịch và thực tế yêu cầu phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Bối Cảnh, Thuận Lợi, Khó Khăn Đối Với Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Liên Kết Và Hội Nhập Quốc Tế Của Tỉnh Phú Thọ
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Theo Hướng Liên Kết Và Hội Nhập Quốc Tế
- Giải Pháp Số 2: Đẩy Mạnh Huy Động Vốn Đầu Tư
- Sở Thông Tin Và Truyền Thông Tỉnh Phú Thọ (2013), Báo Cáo Phát Triển Mạng Lưới Và Hạ Tầng Bưu Chính – Viễn Thông Tại Phú Thọ.
- Ubnd Tỉnh Phú Thọ (2000), Quyết Định Số 2224/qđ-Ub Ngày 23 Tháng 8 Năm 2000 Về Việc Thông Qua Đề Cương Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 22
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Tiến hành các quy hoạch cụ thể các khu chức năng sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch quốc gia và các khu du lịch khác. Việc phê duyệt các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư đều phải lấy ý kiến các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp.
(3) Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp
Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh. Đồng thời, hoàn thiện bộ máy, cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tăng cường thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp theo luật định để không xảy ra những sai phạm đáng tiếc.
Thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng để thống nhất sự quản lý, trong đó cần tăng cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của Ban quản lý các khu, điểm du lịch.
Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước về du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.
(4) Nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch cho các cấp, các ngành
Tỉnh cần có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý cho các ngành, các cấp ở địa phương và trước hết cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như cho chính quyền các cấp.
Phấn đấu đưa Phú Thọ đứng trong nhóm 20 tỉnh có chỉ số PCI và PAPI trong cả nước. Xây dựng chính quyền điện từ và tiến hành dịch vụ công trực tuyến đạt cấp độ 4 đối với tất cả các lĩnh vực, trong đó có hoạt động du lịch. Thực hiện chế độ bồi dư ng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch Phú Thọ về công tác quy hoạch du lịch.
Phổ biến, học tập những nội dung của Luật Du lịch nói chung và những nội dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật du lịch nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quy hoạch phát triển du lịch để tăng cường hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch.
4.2.5. Giải pháp số 5: Đẩy mạnh xúc tiến du lịch và quảng bá
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Phú Thọ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới đây phải có đầu tư công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, qua đó góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
(1) Tăng cường kinh phí cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Kiên quyết tăng gấp 2,5 - 3 lần kinh phí cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá từ ngân sách và các nguồn xã hội hóa. Ngành du lịch Phú Thọ cần tranh thủ
sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, ủng hộ của các Tổ chức phi chính phủ và các Tổ chức chính phủ cho công tác này. Bên cạnh đó cần động viên người dân tham gia ngày công, tiền của cải tạo các di tích, lễ hội góp phần phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.
(2) Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư
Xây dựng trang Web cho ngành du lịch của tỉnh nhằm tăng cường, quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Phú Thọ tới du khách trong nước và quốc tế. Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch như sổ tay du lịch, bản đồ, tập ghấp, đĩa DVD/VCD...
Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm hướng vào 5 khu, điểm để thu hút đầu tư và khách du lịch; tuyên truyền quảng bá các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễn ra hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế. Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư du lịch trong nước và quốc tế tại các thị trường ưu tiên: Tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư trong nước (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng...) và xúc tiến đầu tư quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài để tổ chức xúc tiến thu hút đầu tư. Thực hiện cơ chế thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài trong lĩnh vực xúc tiến du lịch nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư du lịch.
Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong nước và quốc tế diễn ra tại tỉnh.
(3) Mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến
Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Để thực hiện chiến lược xúc tiến này, du lịch Phú Thọ phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho hệ thống sản phẩm du lịch đã có hiện nay. Thị trường xúc tiến chủ yếu các nước Đông Bắc Á, ASEAN.
Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Để thực hiện chiến lược cần phải tìm kiếm và mở rộng thị trường, việc thực hiện chiến lược này có thể là áp dụng trong giai đoạn sau năm 2020 cho các nước Bắc Âu, Đông Nam Âu…
Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn đối với du lịch Phú Thọ. Trước hết cần phát triển sản phẩm mới dựa trên các định hướng của Quy hoạch như du lịch văn hóa gắn với Lễ hội Hát Xoan, nghiên cứu, tìm hiểu Tín ngư ng thờ cúng Hùng Vương… cho các thị trường truyền thống.
Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược này đòi hỏi vừa đầu tư phát triển sản phẩm mới vừa tìm kiếm thị trường mới nên được áp dụng sau năm 2020.
4.2.6. Giải pháp số 6: Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch
Vị trí của Phú Thọ thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng, trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh và đổi mới liên kết trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở nối các điểm du lịch đặc trưng tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tập trung xây dựng tạo thương hiệu cho tuyến du lịch chính Đền Hùng - Thác Bà - Sapa.
Ngoài ra, du lịch Phú Thọ cần mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên cả nước, với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đặc biệt với Thủ đô Hà Nội cũng như các trung tâm du lịch lớn và các địa phương của Việt Nam trên hành lang xuyên Á. Cần tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các địa phương kết nghĩa ở nước ngoài trong chương trình hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa chung.
4.2.7. Một số giải pháp khác
(1) Hướng hợp tác du lịch và hàng không
Phú Thọ là cửa ngõ tây bắc của thủ đô Hà Nội, cách sân bay Nội bài 70km, đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho khách quốc tế thăm quan du lịch tại Phú Thọ. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Phú Thọ đã thực hiện khá tốt việc quảng bá và cung cấp thông tin cho du khách như thông tin tour, cẩm nang du lịch Phú Thọ, hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ… nhưng mới dừng lại ở cung cấp thông tin mà chưa tạo lập được mối liên hệ chặt chẽ các đơn vị cung ứng. Với tiềm năng lớn về du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch Phú Thọ cần tăng cường liên kết với các
đơn vị hàng không trong nước và quốc tế để kết hợp cung cấp cho du khách dịch vụ du lịch có chất lượng.
(2) Hướng phát triển quảng bá du lịch thông qua Digital Marketing
Hiện nay, ngân sách quảng bá du lịch của nước ta chỉ khoảng 2 triệu USD/năm, chiếm tỷ lệ % rất nhỏ so với các nước trong khu vực ASEAN trong khi đó ta vẫn chưa có được chiến lược xúc tiến quảng bá tập trung và hiệu quả. Chúng ta có nhiều sản phẩm du lịch nhưng những sản phẩm du lịch này chưa thực sự đặc trưng hay tạo ra nhiều đột phá mang tính sáng tạo và giá trị gia tăng cao, chưa được nghiên cứu kỹ lư ng để đáp ứng nhu cầu thị trường khách hàng tiềm năng.
Digital Marketing đang trở thành xu hướng toàn cầu góp phần phát triển kinh doanh, đặc biệt cho ngành kinh doanh du lịch, khách sạn. Digital Marketing là cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất nhờ vào sự phát triển của những yếu tố như công nghệ kết nối, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Đặc biệt để hội nhập và phát triển trong xu thế phát triển khoa học công nghệ thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần nhanh chóng phát triển du lịch thông minh theo hướng số hóa với hỗ trợ của công nghệ, để cung cấp những dịch vụ tốt và thuận tiện nhất cho khách du lịch. Theo số liệu mới nhất được thống kê về quá trình tìm kiếm thông tin du lịch thì có tới 56% chuyến du lịch hiện nay được tìm tour, đặt chỗ, mua bán thông qua online và 96% du khách sẽ tìm hiểu trên internet. Đối với hơn 95% du khách thì internet là nguồn chủ yếu để tham khảo thông tin du lịch và trung bình 55% cho rằng internet là phương thức lựa chọn đặt phòng và mua vé.
Quảng bá du lịch thông qua Digital Marketing sẽ tạo ra hiệu quả lâu dài dựa trên các lợi ích bởi so với maketing truyền thống chi phí của Digital Marketing hiệu quả hơn do tiếp cận được chính xác đối tượng khách hàng liên tục 24/7. Thông tin nội dung quảng bá cũng có thể điều chỉnh cho phù hợp. Việc phân vùng khách hàng cũng chính xác hơn. Việc đo lường tính hiệu quả cũng dễ dàng được thực hiện thông qua các công cụ phân tích kỹ thuật.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đã bắt đầu chú trọng về xây dựng và phát triển tiếp thị kỹ thuật số ở những hình thức đơn giản ban đầu. Tuy nhiên mức độ ứng dụng công nghệ chỉ ở
mức cơ bản như website, Email, facebook… nên chưa khai thác và tối ưu những lợi ích từ Digital Marketing.
Với xu thế hiện đại, các thương hiệu du lịch và dịch vụ đang tập trung vào hai mảng chính: Mobile marketing và marketing cá nhân hóa dựa trên các công cụ phân tích khách hàng. Trước đây, các công ty du lịch sẽ chịu trách nghiệm đặt phương tiện di chuyển cho khách hàng. Nhưng giờ đây, khách hàng thường chủ động đặt vé máy bay, thuê xe ô tô, khách sạn,… Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần học cách tiếp cận khách hàng và đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất để “giữ chân” khách hàng.
Thiết kế website: Bất kì dịch vụ du lịch nào, cho dù đó là một trang web đặt vé máy bay hay khách sạn thì website vẫn phải có một hình thức đ p và mang tính chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng. Cập nhật kiến thức về Digital marketing hoặc lắng nghe chia sẻ của một nhà phát triển website dày dặn kinh nghiệm là cần thiết vì không ai lại lãng phí thời gian với một trang web khó điều hướng hoặc gây khó chịu khi nhìn. Trên website, cần thiết kế chức năng chát trực tuyến với khách hàng và giữa khách hàng với nhau. Để tham gia chat trực tuyến với nhân viên tư vấn hoặc doanh nghiệp, khách hàng khi truy cập khung chat trên website sẽ phải cung cấp các thông tin cá nhân như email, tên, số điện thoại… hoặc đối với các chức năng chat trực tuyến đã được tối ưu, các thông tin của khách hàng sẽ tự động được lưu vào hệ thống. Đây chính là cơ sở cho doanh nghiệp khởi tạo và chăm sóc các đối tượng khách hàng. Đồng thời, thông qua chức năng chát trực tuyến, khách hàng cảm giác họ đang trải nghiệm việc mua hàng với một con người chứ không phải một cỗ máy hay trong một hệ thống, họ cảm thấy được thấu hiểu các mong muốn.
Khách du lịch có thể là khách nội địa, có thể là khách quốc tế, các công ty du lịch khi thiết kế web nên thiết kế tên web và ngôn ngữ trên web nên đa dạng để khách quốc tế có thể tiếp cận thông tin về tour. Các website du lịch Phú Thọ như dulichphutho.com.vn, dulichtaybac.vn… sẽ khó tiếp cận khách du lịch quốc tế do hạn chế khả năng tìm kiếm web.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization)
Một nghiên cứu của Google với Ipsos MediaCT cho thấy 65% khách đi du
lịch thư giãn bắt đầu tìm kiếm địa điểm du lịch trên mạng… mà không có sẵn chủ định nào trong đầu, cũng không biết nên đi lại bằng phương tiện nào. Vì thế, tìm kiếm trực tuyến đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định của người dùng. Các công ty du lịch cần tiến hành xây dựng blog chất lượng hoặc phần FAQ (những câu hỏi thường gặp) trên website chính, whitepapers và case studies… Các đơn vị kinh doanh cần tăng cường sự liên kết với các website với những lĩnh vực khác nhau để tranh thủ sự chú ý của khách du lịch, kể cả trong trường hợp họ chưa có sẵn chủ định.
Marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing)
Ngày nay trong thế giới trực tuyến và siêu kết nối, các thương hiệu không thể bỏ qua social media vì đó là một khía cạnh trong chiến lược digital marketing. Nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người ngày nay sử dụng trang web cho social và sử dụng 30% thời gian để online mạng xã hội. Khách hàng tin tưởng người quen thân hơn tất cả các kênh quảng cáo. Bằng việc ứng dụng mô hình truyền miệng thông qua các kênh xã hội sẽ cho phép người sử dụng chia sẻ, bình luận, đánh giá dưới trạng thái của những người dùng khác, đưa ra những ý kiến thực tế và chính xác. Vì vậy, để khai thác cộng đồng thế giới rộng lớn này, các thương hiệu nên thiết lập tương tác và duy trì sự hiện diện trên social media là hữu ích và có giá trị cho những người theo dõi và người hâm mộ. Các công ty du lịch có thể kết hợp quảng bá cùng đại sứ là những người nổi tiếng, được công chúng quan tâm và có sự tương tác cao. Các ca sỹ hoặc diễn viên nổi tiếng có lượng người hâm mộ lớn, họ theo dõi các thông tin về thần tượng hàng ngày, khi gắn liền thương hiệu công ty du lịch với thương hiệu những người nổi tiếng, sẽ tạo ra sự cộng hưởng sức lan tỏa thông tin và sự quan tâm của công chúng.
Các thương hiệu khách sạn đều hiểu tiềm năng xây dựng cộng đồng trên mạng xã hội, hướng đến giải quyết các vấn đề về dịch vụ chăm sóc khách hàng, đưa ra những offer đặc biệt, nghiên cứu và khảo sát khách hàng cũng như quản lí danh tiếng của họ trên mạng. Các khách sạn từ 1 - 5 sao và các doanh nghiệp du lịch của tỉnh nên có website, facebook riêng, và tiến hành đăng ký dịch vụ với các trang mạng trực tuyến hỗ trợ dịch vụ đặt phòng như: Agoda, Booking.com, Expedia.com,