NGUYễN THị BìNH YếN
Nghiên cứu Hệ ThốNG TàI KHOảN Kế TOáN áP DụNG TRONG CáC DOANH NGHIệP SảN XUấT – KINH DOANH ở VIệT NAM
Hà nội, năm 2013
NGUYễN THị BìNH YếN
Nghiên cứu Hệ ThốNG TàI KHOảN Kế TOáN áP DụNG TRONG CáC DOANH NGHIệP SảN XUấT – KINH DOANH ở VIệT NAM
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích) Mã số: 62.34.30.01
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. nguyễn văn công
2. PGS.TS. trần quý liên
Hà nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam” do tự tôi nghiên cứu và hoàn thành, các số liệu và tài liệu trung thực. Nếu có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả Luận án
Nguyễn Thị Bình Yến
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ và bảng
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Câu hỏi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Những đóng góp mới của đề tài 12
7. Kết cấu của đề tài 13
CHƯƠNG 1 14
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2 27
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - KINH DOANH. 27
2.1. Kế toán, khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán doanh nghiệp 27
2.1.1. Mô hình kế toán 27
2.1.2. Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán doanh nghiệp 32
2.2. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh 34
2.2.1. Tài khoản kế toán 34
2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh 37
2.2.3. Nguyên tắc, yêu cầu và nội dung phản ánh của hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh .........382.3. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam 44
2.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 44
2.3.2. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN HIỆN HÀNH ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - KINH DOANH Ở VIỆT NAM 55
3.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh ở Việt Nam 55
3.1.1. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1995 55
3.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 3/2006 60
3.1.4. Giai đoạn từ tháng 3/2006 đến nay 63
3.2. Thực trạng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam 65
3.2.1. Về đối tượng vận dụng 66
3.2.2. Về số lượng, mã hiệu và tên gọi tài khoản 68
3.2.3. Về khả năng cung cấp thông tin 70
3.2.4. Về nội dung phản ánh 73
3.2.5. Về khả năng vận dụng 76
3.2.6. Về độ linh hoạt của hệ thống tài khoản 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81
CHƯƠNG 4 82
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN HIỆN HÀNH ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT –KINH DOANH Ở VIỆT NAM 82
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam 82
4.1.1. Về quy định của chế độ kế toán 82
4.1.2. Về tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại các doanh nghiệp 85
4.1.3. Về quan điểm hoàn thiện và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mới 86
4.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam 92
4.2.1. Thống nhất loại và nhóm tài khoản 93
4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 1 "Tài sản ngắn hạn" 95
4.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 2 "Tài sản dài hạn" 107
4.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 3 “Nợ phải trả” 112
4.2.5. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 4 "Nguồn vốn chủ sở hữu" 120
4.2.6. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 5 “Doanh thu và thu nhập khác” 124
4.2.7. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 6 “Chi phí hoạt động” 130
4.2.8. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 7 “Kết quả hoạt động” 138
4.2.9. Loại bỏ các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán 139
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam 139
4.3.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước 139
4.3.2. Về phía các doanh nghiệp 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 143
KẾT LUẬN CHUNG 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 147
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 155
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ CĐKT Chế độ kế toán
CMKT Chuẩn mực kế toán
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa GTGT Giá trị gia tăng
KKĐK Kiểm kê định kỳ
KKTX Kê khai thường xuyên KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh NSNN Ngân sách Nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
TKKT Tài khoản kế toán
TK Tài khoản
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Trái phiếu
TSCĐ Tài sản cố định
XDCB Xây dựng cơ bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG | Trang | |
Bảng 3.1 | Danh mục các loại tài khoản kế toán ban hành theo | 57 |
Bảng 3.2 | Quyết định số 425-TC/CĐKT năm 1970 Danh mục 9 loại tài khoản kế toán ban hành theo Quyết | 59 |
Bảng 3.3 | định số 212-TC/CĐKT năm 1989 Danh mục 9 loại tài khoản kế toán ban hành theo Quyết | 61 |
Bảng 3.4 | định số 1141-TC/CĐKT năm 1995 Danh mục 9 loại TKKT ban hành theo Quyết định số | 64 |
15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 | ||
DANH MỤC BIỂU ĐỒ | ||
Biểu đồ 3.1 | Phân loại doanh nghiệp đã khảo sát theo tiêu chí sở hữu | 67 |
Biểu đồ 3.2 | và thành phần kinh tế Phân loại doanh nghiệp đã khảo sát quy mô vốn | 67 |
Biểu đồ 3.3 | Chế độ kế toán áp dụng tại nhóm doanh nghiệp khác đã khảo sát có quy mô nhỏ và vừa | 68 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 2
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 3
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, có vai trò tích cực phục vụ cho việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, đòi hỏi hệ thống kế toán doanh nghiệp cần thiết phải được hoàn thiện một cách đồng bộ và phù hợp trong việc cung cấp thông tin nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý mới. Hệ thống kế toán doanh nghiệp có nhiều nội dung, trong đó hệ thống tài khoản kế toán (TKKT) là nội dung quan trọng, có liên quan và có ảnh hưởng quyết định đến tất cả các nội dung còn lại của hệ thống kế toán doanh nghiệp đó.
Thông qua hệ thống TKKT doanh nghiệp, kế toán tiến hành phân loại, phản ánh, ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rõ ràng, kịp thời và đầy đủ. Từ đó giúp cho việc cung cấp, kiểm tra và phân tích đầy đủ các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp, nhằm giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế và điều hành quản lý kịp thời. Đồng thời, thông qua hệ thống TKKT doanh nghiệp, kế toán tiến hành thu thập các thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC), sẽ là căn cứ đáng tin cậy để các nhà quản lý đánh giá đúng tình trạng tình hình tài chính, dự báo được nhu cầu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống TKKT đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng, thông tin kế toán cũng như chất lượng công tác kế toán. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp thì yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu.
Ở phần lớn các nước đã và đang phát triển (trừ các nước Pháp, Tiệp Khắc, Nga, …), Nhà nước không quy định hệ thống TKKT để doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất. Ở các nước này, Nhà nước thường ban hành Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán (CMKT). Các doanh nghiệp phải tự thiết kế và thực hiện hệ thống TKKT cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho điều hành, quản lý của