Xây Dựng Tiêu Chí Đánh Giá Điểm Du Lịch Vận Dụng Cho Tỉnh Luang Prabang

ngoại tự nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu tự nhiên...Tuy nhiên không phải mọi loại tài nguyên động, thực vật đều được khai thác phục vụ du lịch. Đối với mỗi loại du lịch đều có những tiêu chí nhất định về sinh vật, hệ sinh thái...

e. Di sản thiên nhiên thế giới: Mỗi địa điểm tự nhiên muốn được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới phải đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn của ủy ban về Di sản thế giới. Mỗi địa điểm tự nhiên phải được đánh giá có đối chiếu, nghĩa là phải được so sánh với những địa điểm khác cùng loại, cả ở trong lẫn ngoài nước, thuộc cùng một vùng địa lý sinh vật hay trên cùng đường di trú.

1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.

a. Di tích lịch sử - văn hóa: Các di tích lịch sử - vàn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, chứa đựng tất cả những gì tốt đẹp nhất của truyền thống, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của quốc gia. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.

Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm: di tích lịch sử, di tích văn hóa khảo cổ, di tích văn hóa nghệ thuật, các di tích ở những nơi có danh lam thắng cảnh...

b. Lễ hội: Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Đánh giá ý nghĩa của lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần chú ý đến các chỉ tiêu như: thời gian diễn ra lễ hội và quy mô của lễ hội. Ở nước Lào, đa số các lễ hội đều diễn ra vào mùa Đông.

c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc...

d. Làng nghề thủ công truyền thống

Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật chất (hàng lưu niệm) và giá trị phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật...)

e. Các đối tượng văn hóa - thể thao và các hoạt động nhận thức

Ngoài các tài nguyên du lịch nhân văn kể trên, du lịch còn có thể khai thác nhiều yếu tố nhân tạo đa dạng và phong phú để phục vụ du khách:

Các đối tượng văn hóa - thể thao: trung tâm khoa học, các trường đại học, thư viện lớn, các bảo tàng, nhà hát...

Các sự kiện văn hóa - thể thao như: triển lãm mỹ thuật, sự kiện thể thao trong nước và quốc tế...

Có thể thấy, tài nguyên du lịch là một thành tố vô cùng quan trọng của hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch. Nó là điều kiện phát triển du lịch. Do vậy cần có sự khai thác tài nguyên hợp lý đi đôi với bảo vệ, khôi phục và tôn tạo các tài nguyên du lịch.

g. Di sản văn hóa thế giới

Việc một di sản quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản đó được nâng cao trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị văn hóa, thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị vượt khỏi phạm vi một nước. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ mạnh mẽ hơn nhiều.

h. Di tích quốc gia đặc biệt

Đây là những di tích quốc gia được Chính phủ quyết định xếp hạng đặc biệt có giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa. Các di tích này không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, xã hội mà còn là nguồn tài nguyên du lịch quý giá. Địa phương có di tích quốc gia đặc biệt sẽ có cơ hội lớn để du lịch phát triển. Trong số đó, có nhiều di tích, bên cạnh giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử còn là nơi có cảnh đẹp tự nhiên - điều này làm tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch, như danh lam thắng cảnh …

1.1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch vận dụng cho tỉnh Luang Prabang

1.1.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch

Do du lịch chủ yếu phát triển trong nội vùng tỉnh Luang Prabang, nên chúng tôi tiếp cận đánh giá vị trí điểm du lịch, cụm du lịch bắt đầu từ cụm tuyến trung tâm du lịch (thường là các thị trấn huyện lị). Trên cơ sở kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu đã có và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu, đề tài lựa chọn và xác định các tiêu chí sau cho các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang: (i) tính hấp dẫn khách du lịch, (ii) cơ sỏ hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT&CSVCKT) phục vụ du lịch, (iii) khả năng kết hợp tài nguyên du lịch (TNDL) với CSHT&CSVCKT, (iv) sức chứa điểm du lịch, (v) vị trí điểm du lịch.

a. Tính hấp dẫn khách du lịch

Tính hấp dẫn khách du lịch là tiêu chí hàng đầu để tạo nên điểm du lịch. Tiêu chí này được xác định là tổng hợp tài nguyên du lịch, đó là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng tự nhiên và di tích lịch sử - văn hóa, quy mô không gian của điểm du lịch. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn.

- Rất hấp dẫn: Có ít nhất 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo, di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (được công nhận là di sản văn hóa thế giới hoặc được công nhận cấp di tích quốc gia đặc biệt), có thể đáp ứng trên 5 loại hình du lịch.

- Khá hấp dẫn: Có từ 3 - 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo; có di tích LS-VH có ý nghĩa quốc gia (được công nhận di tích cấp quốc gia), có thể đáp ứng 3 - 5 loại hình du lịch.

- Trung bình: Có từ 1 - 2 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo; có di tích LS-VH có ý nghĩa cấp tỉnh (được công nhận di tích cấp tỉnh), đáp ứng trên 1 - 2 loại hình du lịch.

- Kém: Có từ 1 - 2 cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoặc hiện tượng, di tích LS-VH có ý nghĩa địa phương (được công nhận di tích cấp huyện), đáp ứng trên 1 loại hình du lịch.

b. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Tiêu chí này có ý nghĩa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác điểm du lịch. Thiếu yếu tố này thì dù TNDL có hấp dẫn đến đâu thì cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Không có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT&CSVCKT) thì không có hoạt động du lịch diễn ra tại điểm du lịch. Trong kết cấu hạ tầng phát triển du lịch, yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải, cung cấp điện, nước sạch,... Tiếp đến là hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, nơi vui chơi, giải trí… phải đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các tiêu chí này được phân thành 4 cấp độ: tốt, khá tốt, trung bình và kém.

- Tốt: CSHT&CSVCKT đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có thể đáp ứng > 500 người/ngày. Có thể đi lại tất cả các tháng trong năm (khách sạn từ 2 sao trở lên, phương tiện thông tin liên lạc quốc tế).

- Khá tốt: CSHT&CSVCKT đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia. Có thể đáp ứng 300 đến dưới 500 người/ngày. Có thể đi lại 8 tháng trong năm (khách sạn từ 1 sao trở nên, phương tiện thông tin liên lạc quốc tế).

- Trung bình: Có một số CSHT&CSVCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi. Có thể đáp ứng 100 đến dưới 300 người/ngày. Có thể đi lại 6 tháng trong năm, có khách sạn đạt yêu cầu.

- Kém: Còn thiếu nhiều về CSHT&CSVCKT. Nếu đã có thì chất lượng kém hoặc mang tính chất tạm thời thiếu hẳn phương tiện thông tin liên lạc. Chỉ có nhà nghỉ đạt yêu cầu, chưa có khách sạn, đáp ứng số lượng khách dưới 100 người/ngày.

c. Khả năng kết hợp giữa tài nguyên du lịch với cơ sở vật chật kĩ thuật du lịch

Hoạt động du lịch tại điểm chỉ được tiến hành khi có sự kết hợp của các yếu tố sau: TNDL hấp dẫn, cơ sở đảm bảo nhu cầu của khách du lịch đầy đủ và hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) thuận lợi. TNDL và hệ thống CSHT&CSVCKT có mối quan hệ

khăng khít với nhau, hỗ trợ nhau thúc đẩy phát triển. Tiêu chí này được phân thành 4 cấp độ: kết hợp tốt, kết hợp khá tốt, kết hợp trung bình, kết hợp kém.

- Kết hợp tốt: điểm du lịch có TNDL hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 500 người/ngày.

- Kết hợp khá tốt: điểm du lịch có TNDL khá hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng từ 300 đến 500 người/ngày.

- Kết hợp trung bình: điểm du lịch có TNDL tương đối hấp dẫn, có mạng lưới GTVT khá thuận lợi, cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng từ 100 đến 300 người/ngày.

- Kết hợp kém: điểm du lịch có TNDL, thiếu CSHT, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng dưới 100 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được 4 tháng/năm.

d. Sức chứa khách du lịch

Sức chứa khách du lịch được tính bằng tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch trong một ngày. Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh du lịch đồng thời phản ánh quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Chỉ tiêu này được xác định bằng các tiêu chí qua khảo sát thực tế. Địa bàn nghiên cứu là một tỉnh miền núi, phạm vi lãnh thổ có địa hình phức tạp, hoạt động du lịch chưa nhiều nên chỉ tiêu về sức chứa được xác định như sau:

- Lớn: Điểm du lịch có số lượng khách > 500 người/ngày.

- Khá lớn: Điểm du lịch có số lượng khách 300 - 500 người/ngày.

- Trung bình: Điểm du lịch có số lượng khách 100 - 300 người/ngày.

- Kém: Điểm du lịch có số lượng khách < 100 người/ngày.

e. Vị trí của điểm du lịch

Khoảng cách từ điểm du lịch đến các trung tâm du lịch ảnh hưởng đến khả năng hoạt động du lịch. Theo cách tiếp cận của chúng tôi, trung tâm ở đây được hiểu là các thị trấn huyện lị, từ đó hướng tỏa đi các điểm du lịch trên địa bàn. Việc ở gần hay xa các trung tâm du lịch tác động đến việc lựa chọn điểm du lịch của du khách.

- Rất thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch <10 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ (hoặc tỉnh lộ) <5km.

- Khá thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch từ 11 - 20 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ (tỉnh lộ) từ 5 - 10 km.

- Thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch từ 21 - 30 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ (tỉnh lộ) từ 10 - 15 km.

- Không thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch > 30 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ > 15 km.

1.1.3.2. Lựa chọn hệ số và đánh giá điểm tổng hợp cho các tiêu chí

Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đối với việc đánh giá tổng hợp điểm. Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, mỗi một chỉ tiêu nêu trên được đánh giá theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2 và 1, tương ứng với mức độ đánh giá từ cao đến thấp (tốt, khá, trung bình và kém).

Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực tế và kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, hai tiêu chí xác định hệ số 3 là độ hấp dẫn của TNDL, sự đồng bộ về TNDL&CSVCKT.

Hệ số 2 xác định cho tiêu chí CSHT&CSVCKT (bao gồm hệ thống đường, điện, cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí). Nếu những điều kiện trên đây thuận lợi thì hiệu quả kinh doanh du lịch cao hơn.

Hệ số 1 xác định cho hai tiêu chí: Sức chứa khách du lịch, vị trí của điểm du lịch. Lí do: Sức chứa khách du lịch phản ánh được khả năng khai thác của điểm du lịch đó. Nhưng nếu có TNDL hấp dẫn, có sự đồng bộ về CSVCKT thì số lượng khách du lịch sẽ đông, vì vậy tiêu chí này chỉ được xác định hệ số 1.

Vị trí của điểm du lịch cũng là một cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi. Nếu điểm du lịch gần đường giao thông, gần khu đô thị thì sẽ tiện lợi, thu hút khách đông. Tuy nhiên, nếu điểm du lịch ở xa đường giao thông, xa đô thị, nhưng có TNDL hấp dẫn, có các điều kiện về CSHT tốt thì vẫn hấp dẫn khách du lịch, vì vậy tiêu chí này chỉ được xác định hệ số 1.

Kết quả thang điểm đánh giá được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch


Các chỉ số

Hệ số

Bậc

4

3

2

1

Sự kết hợp giữa TNDL&CSVCKT

3

12

9

6

3

Độ hấp dẫn của TNDL

3

12

9

6

3

Kết cấu hạ tầng và CSVCKT

2

8

6

4

2

Sức chứa khách du lịch

1

4

3

2

1

Vị trí của điểm du lịch

1

4

3

2

1

Tổng số


40

30

20

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 5

Nguồn: Tác giả tham khảo và đề xuất.

Dựa trên bảng tổng hợp này, có 4 thang bậc điểm, căn cứ theo thang bậc điểm này có thể chia thành 3 thang bậc là từ 30 - 40 điểm, từ 20 - 29 điểm và từ 10 - 19 điểm. Mỗi bậc điểm có ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa của các điểm du lịch được xác định trong bảng 1.2

Bảng 1.2. Bảng điểm đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch


STT

Mức độ đánh giá

Điểm số

1

Rất thuận lợi (tương ứng điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế)

30 - 40

2

Thuận lợi (tương ứng điểm du lịch có ý nghĩa vùng)

20 - 29

3

Không thuận lợi ( tương ứng điểm du lịch có ý nghĩa địa phương)

10 - 19

Nguồn: Tác giả tham khảo và đề xuất.

1.1.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụm du lịch

Trong tổ chức lãnh thổ du lịch địa phương cấp tỉnh thì cụm du lịch là một tổ chức trong không gian, có vai trò quan trọng trong việc định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. Trong một số nghiên cứu của các tác giả đã lựa chọn một số tiêu chí như: hiệu quả khai thác, tính hấp dẫn, CSHT&CSVCKT. Tuy nhiên, đối với tỉnh Luang Prabang thì các điểm du lịch tập trung ở Tp. Luang Prabang và các huyện lân cận với bán kính 30 km, do vậy, tỉnh Luang Prabang hiện chỉ có duy nhất một cụm du lịch, các cụm du lịch khác ở dạng tiềm năng.

1.1.4. Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế

1.1.4.1. Hội nhập quốc tế

Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết người Việt Nam và Lào.

Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hội nhập là sự gắn kết nền kinh tế nước với nền kinh tế khu vực và thế giới theo luật chơi chung. Khi Lào tham gia vào ASEAN, Kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập WTO cũng phải theo luật chơi chung, đó là: phải phá bỏ hàng rào phí thuế quan đối với nền kinh tế; hàng rào thuế quan cũng phải điều chỉnh theo hướng giảm dần; tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tức là thực thi nguyên tắc “ không phân biệt đối xử ” mở cửa thị trường... Như vậy, để hội nhập kinh tế quốc tế vào một tổ chức nào đó có hiệu quả đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện đầy đủ và tự giác các cam kết do tổ chức đó đặt ra.

1.1.4.2. Hội nhập quốc tế và yêu cầu đối với phát triển ngành du lịch.

a. Yêu cầu đối với phát triển du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành kinh tế du lịch, có thể coi là ngành kinh tế tổng hợp có quy mô toàn cầu, vì thế tất yếu chịu ảnh hưởng của xu thế hội nhập và đồng thời là biểu hiện rõ nét của xu thế hội nhập. Ngày nay, mọi quốc gia đều đón khách du lịch quốc tế. Lượng khách quốc tế đón là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định mức hấp dẫn, danh tiếng của các địa điểm du lịch, rộng hơn là hình ảnh của quốc gia. Thế giới và khu vực đã có nhiều tổ chức du lịch được thành lập như UNWTO, PATA, ASEANTA... Các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên hoạt động theo các quy định và chuẩn mực của tổ chức, đồng thời hỗ trợ, liên kết với nhau về nhiều mặt. Điều này tạo ra bước phát triển mới cho các ngành du lịch thế giới nói chung và các nước thành viên nói riêng.

b. Cơ hội và thách thức phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập.

- Xuất hiện những yếu tố cạnh tranh khốc liệt hơn trong khi năng lực cạnh tranh của các nước đang phát triển còn thấp. Vì vậy, nếu không có những biện pháp nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả sản phẩm du lịch thì ngành du lịch của các nước này rất khó bứt phá.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí