Tình Hình Phát Triển Du Lịch Việt Nam Và Lào

- Nảy sinh bất cập trong môi trường phát lý so sự khác biệt về nhiều vấn đề liên quan đến thông lệ quốc tế và phong tục tập quán.

- Cơ chế quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch của các quốc gia đang phát triển có sự khác biệt, yếu kém hơn hệ thống quản lý hiện đại của khu vực và thế giới.

- Khoảng cách chênh lệch về trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong ngành du lịch của các nước đang phát triển so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.

Trên cơ sở xác định được các thời cơ và thách thức xuất hiện trong quá trình hội nhập của ngành kinh tế du lịch, cần chú ý các vấn đề sau:

- Có sự thống nhất giữa chiến lược phát triển ngành của các địa phương với chiến lược phát triển ngành của quốc gia, đảm bảo không đi ngược lại tiến trình hội nhập, nhưng cũng không hội nhập bằng mọi giá làm tổn hại đến bản sắc riêng của địa phương.

- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, xác định những mũi nhọn để tập trung đầu tư là đòn bẩy, tạo hạt nhân động lực cho vùng lân cận phát triển. Đồng thời phát triển du lịch ở các địa phương còn khó khăn nhưng có nhiều tiềm năng du lịch để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và để thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương.

- Hội nhập để phát triển du lịch cần song song với phát triển bền vững, không làm mất đi các giá trị truyền thống và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do đó phải có biện pháp khai thác, bảo tồn và tôn tạo hợp lý đảm bảo sự phát triển lâu dài.

- Cần quan tâm đến hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch. Một trong những mục tiêu, đồng thời cũng là cách làm du lịch là vận động sự tham gia của dân cư địa phương vào hoạt động du lịch và đảm bảo cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ hoạt động du lịch.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam và Lào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1.2.1.1. Phát triển du lịch của Việt Nam

a. Tiềm năng du lịch

Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 6

Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ năm 2011, "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ

tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

- Di tích lịch sử - văn hóa: Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Tới năm 2014, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Danh thắng: Tính đến năm 2014, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ. Cà Mau và biển Kiên Giang. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương,…Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.

- Khu du lịch quốc gia: Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến nay, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Có thể kể tên các khu du lịch nổi tiếng đó là: (1) Khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa (Lào Cai); (2) Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn); …

- Văn hóa: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu...Một số di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ).

b. Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam

Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam. Năm

2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng.

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2014 ngành du lịch Việt Nam thu hút gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số dự kiến năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.

Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,94 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 57 triệu lượt khách nội địa, tổng thu 338.000 tỷ đồng. Số lượng khách quốc tế từ 6 thị trường mới được miễn thị thực đều có sự tăng trưởng, trong đó, lượng khách từ thị trường Italia, Tây Ban Nha đều tăng trên 10%. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách.

1.2.1.2. Phát triển du lịch CHNCND Lào

a. Khái quát đất nước CHDCND Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp với Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía nam giáp với Căm Pu Chia, phía tây bắc giáp với Myanma và phía tây nam giáp với đất nước Thái Lan, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, chỉ có núi non và những cánh rừng xanh bạt ngàn bao quanh. Với diện tích 236.800 km2 và dân số chỉ hơn 6 triệu người, Lào là nước có mật độ dân số khá thấp. Nền kinh tế còn nghèo chủ yếu dựa vào rừng và sông Mekong nhưng với sự nỗ lực của mình, đời sống nhân dân Lào đang ngày một đi lên.

b. Tiềm năng du lịch

Lào là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên Lào có ý nghĩa đối với du lịch. Nhìn chung toàn bộ đất nước Lào còn là một cánh rừng xanh tươi mà rừng nguyên sinh chiếm đại bộ phận.


(Nguồn: http://www.ezilon.com/maps/asia/laos)

Hình 1.1. Bản đồ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Để giữ gìn môi trường tự nhiên, ở đây đã bảo tồn những cảnh sắc hoang dã tuyệt vời của những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh. Khi đến các điểm du lịch có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, điển hình là cố đô Luang Prabang, một trong những nơi du lịch tuyệt vời và đồng thời là di sản văn hoá thế giới, thiếp theo là thủ đô Vientiane.

Thủ đô Vientiane là nơi tiếp nhận, giao lưu khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Vientiane là nơi lập trung nét văn hoá, văn minh của từng thời đại. Tiếp theo vùng du lịch Hạ Lào (Champasak). Đây là Nam cực phía Tây có biên giới giáp với Thái Lan và phía Nam giáp với Căm Pu Chia bằng đất liền và lòng sông Mê Kông (thác Khổng). Ở vùng Trung Lào gồm có tỉnh: Bolikhamxay, Khammouan, Savanakhet. Khi tới thăm vùng đất này sẽ thấy hàng loạt phong cảnh thiên nhiên muôn hình muôn vẻ. Phía Bắc vùng này giáp với thủ đô Vientiane 150 km, Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Xiengkhouang. Phía Đông giáp với Việt Nam, dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn. Phía Nam giáp với các tỉnh Nam Lào, còn phía Tây đến liền sông Mê Kông, giáp với Thái Lan.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Lào là một nước có lịch sử lâu đời của khu vực Đông Nam Á, đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá. Dân tộc Lào có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có sự đoàn kết chặt chẽ, có lòng dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc. Lào gồm có 49 dân tộc khác nhau cùng nhau sống và xây dựng nền văn hoá văn minh của đất nước. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại có phong tục tập quán, lễ hội khác nhau, bắt đầu từ cách ăn mặc, tiếng nói cũng khác nhau. Như cố chủ tịch Hoàng thân Su Pha Nụ Vông đã nói: “Đất nước Lào gồm có nhiều dân tộc. Nếu biết đoàn kết với nhau sẽ như nhiều loại hoa sắc màu khác nhau cùng chung một cây”.

Nền văn hóa Lào có nhiều điểm tương đồng với Thái Lan, đó là nền văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng.

Lào là xứ sở của Phật giáo, nơi có tỉ lệ chùa so với dân (1.400 ngôi chùa/6triệu người) cao nhất thế giới với tổng cộng 1.400 ngôi chùa. Chùa gắn với trường học, gắn cả với đời. Những chùa tháp, đền đài, những hang động kỳ bí, nhiều thác nước hùng vĩ, những đỉnh núi mây mù và nhiều cánh rừng nhiệt đới dày đặc. [15, tr. 1].

Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào (lễ hội năm mới): Tết Lào là tết cổ truyền Bunpimay hay còn gọi là Tết té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Trong những ngày này, người dân còn xây tháp cát, phóng sinh, ăn món lạp, hái hoa tươi, buộc chỉ cổ tay. Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

Lễ hội Lào: Lào còn được coi là đất nước của những lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước, làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Các lễ hội lớn của Lào gồm Bun Pha Vet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun Visakha Puya (lễ Phật đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5;Bun Khao PhanSa - (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ những người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Lễ hội tại Lào luôn gắn liền với chùa.

- Ẩm thực Lào: Mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Căm Pu Chia và Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực Lào lại có những nét đặc trưng rất riêng. Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu, và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng nhiều món ăn thông thường. Cơm Lam là loại cơm đặc trưng của người Lào và một số dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, và Tây Nguyên Việt Nam. Lạp tiếng Lào có nghĩa là may mắn, là món ăn truyền thống trong lễ hội của người Lào và cũng là món ăn dân tộc gần gũi nhất của họ.

c. Tình hình phát triển du lịch Lào

Lào coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch trong nước.

Sự thực hiện chính sách phát triển và quảng bá du lịch nêu trên, đã khiến cho ngành du lịch phát triển nhanh chóng. Nhìn chung từ năm 1990 - 2010 số lượng khách du lịch đến với tỷ lệ (27.61%) trên năm. Như năm 1990 số lượng khách du lịch chỉ có 14.400 người, năm 1991 (37.113), mà kiếm được 2.250.000 đô la Mỹ. Chính phủ được thành lập năm Du lịch Lào với thời gian tốt đẹp như năm 1999 - 2000, làm cho số khách du lịch tăng nhanh, ví dụ: năm 2000 đạt 737.208 du khách, Doanh thu 113.898.285 đô la Mỹ, xếp hạng số 1 trong ngành xuất khẩu kinh tế.

Sau khi Lào là chủ nhà năm Du lịch ASEAN, số khách du lịch đã tăng lên trong bước thứ 2, lên đến 894.806 du khách, đạt 118.947.707 đô la Mỹ . Năm 2010 số lượng khách du lịch vào nước Lào đã đạt 2,5 triệu du khách. Đến năm 2015 số lượng khách du lịch chiếm tới 3,6 triệu người, trong đó dân số Lào chưa đến 7,0 triệu người (tức là cứ 2 người dân đón 1 lượt khách du lịch). Du lịch Lào đang vượt xa Việt Nam. Trong khi đó, VN (dân số 91 triệu) đón 7,9 triệu lượt khách. Xét về hiệu quả thì Việt

Nam thua xa. Khách Việt Nam qua Lào hơn nửa triệu nhưng khách Lào vào Việt Nam chỉ hơn phân nửa số lượt khách Việt vào xứ họ.

Theo sự phát triển của du lịch trong quá khứ và triển khai thông thường, 2020 sẽ chiếm được khoảng 4.000.000 khách du lịch, mà sẽ tạo ra doanh thu trung bình 760 triệu đô la Mỹ. [27, tr 5].

1.2.1.3. Phát triển du lịch vùng Bắc Lào

a. Khái quát vùng Bắc Lào

Vùng du lịch Bắc Lào bao gồm 8 tỉnh miền Bắc Lào như: Luang Prabang, Phongsaly, LuangNamtha, Bokeo, Oudomxai, Houaphan, Xiengkhouang và Xayaboury. Phía đông tiểu vùng giáp với Việt Nam, phía Bắc giáp với Trung Quốc, Tây Bắc giáp với Myanma, Tây giáp với Thái Lan. Địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở.

Về phương diện tự nhiên, vùng du lịch Bắc Lào có cả núi cao, cao nguyên và đồng bằng. Ở đây còn nhiều khu rừng nguyên sinh con người chưa bao giờ bước chân tới. Trong điều kiện hiện nay, các tài nguyên này hầu như còn ở dạng tiềm năng.

b. Các trung tâm du lịch của vùng (các tỉnh)

* Du lịch tỉnh Luang Prabang

Cố đô Luang Prabang là thành phố lớn nhất ở nhiều Bắc Lào, là đầu mối giao thông đường bộ và cả đường sông của khu vực, có sân bay tầm cỡ quốc gia. Đặc trưng của trung tâm du lịch cố đô là kiến trúc nghệ thuật cổ của Lào.

* Du lịch tỉnh Xiengkhouang

Điểm du lịch Xiengkhouang cách trung tâm du lịch Luang Prabang theo con đường số 7 có chiều dài khoảng 266 km. Ở điểm du lịch Xiengkhouang còn có nhiều hồ, tiêu biểu là hồ Su Pha Nu Vông, hồ Souvanaphuma.

Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên Xiengkhouang còn có tài nguyên nhân văn khác như Cánh Đồng Chum, là cánh đồng bát ngát mênh mông thơ mộng có nhiều chum đá to nhỏ khác nhau từ thời đồ đá của vua Khouncheuang. Sau đó lại có chùa Ông Tử, chùa Phia Vạt, chùa Thật Phun, chùa Chomphet v.v... [13, tr 84].

* Du lịch tỉnh Houaphan

Lãnh thổ tỉnh Houaphan là một miền đất nhô ra gần tới trung tâm tỉnh Hoà Bình (Việt Nam) nằm ở phía Đông Bắc cửa Lào, phía Tây giáp với tỉnh Luang

Prabang và tỉnh Xiengkhouang. Còn các phía khác giáp với Việt Nam, có cửa khẩu sang tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) bằng đường số 6.

* Du lịch tỉnh Bokeo

Bokeo là một tỉnh ở phía Tây Bắc Lào. Nằm kéo dài theo dòng sông Mê Kông, ở khu vực tam giác vàng, giữa Lào - Thái Lan - Myanma. Do tỉnh Bokeo có vị trí nằm trong khu vực Tam giác vàng, là một tỉnh có địa hình cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. [13, tr 86].

* Du lịch tỉnh LuangNamtha

LuangNamtha nằm ở miền Bắc của Lào, phía Tây Bắc giáp với Myanma, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp với Oudomxai, phía Nam giáp với Bokeo. Ở đây có cao nguyên huyện Mương Sinh với đỉnh núi cao nhất khu vực tới 2094 m, là nơi đầu tiên tiếp nhận dòng sông Mê Kông vào đất nước Lào, có dòng song Mo, sông Tha chảy qua và đổ vào sông Mê Kông theo hướng thấp dần vào phía Tây của địa hình.

Đặc điểm của các dân tộc chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt. Khu vực trung tâm thành phố có chợ để trao đổi hàng hoá của các dân tộc với nhau. LuangNamtha có biên giới giáp Trung Quốc, có chợ trao đổi giao lưu hàng hoá của dân tộc hai nước và các dân tộc thiểu số ở vùng lân cận. [13, tr 87].

* Du lịch tỉnh Oudomxai

Oudomxai là một tỉnh ở vùng núi phía Bắc Lào, phía Tây Bắc giáp với LuangNamtha, phía Tây Nam giáp Bokeo, phía Đông giáp Luang Prabang, phía Nam giáp với Xayaboury, phía Bắc giáp Phongsaly và có một ít giáp Trung Quốc. Tỉnh Oudomxai gồm có 23 dân tộc: H’mông, Ý Co, Khmụ, Lamét, Thái đen v.v...

Huyện Xay là trung tâm thành phố, nằm kéo dài dọc theo hai bên đường. Đó là điểm quần cư của dân tộc miền núi. Có thác nước đẹp ở Bản Lac Sip Et (bản số cây

11) cách trung tâm huyện Xay đi phía Đông 11 km. Nhân dân sinh sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt theo nghề truyền thống. Ở đây có mùa xuân rất lý thú mang ấn tượng sâu sắc tại bản Louang la meuang xay. [13, tr 87].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023