Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1. Bản đồ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 35

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào 42

Hình 2.2. Bản đồ điểm tài nguyên du lịch tỉnh Luang Prabang 49

Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang 57

Biểu đồ 2.1. Sự gia tăng khách du lịch nội địa năm 2005 - 2015 58

Biểu đồ 2.2. Sự gia tăng khách du lịch quốc tế năm 2005 - 2015 59

Biểu đồ 2.3. Sự gia tăng số nhà hàng năm 2005 - 2015 64

MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Sự phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy “Hội nhập” không chỉ được xem là xu thế mà đó còn chính là bản chất của phát triển điểm đến du lịch.

Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 2

Thành phố Luang Prabang (tỉnh lị tỉnh Luang Prabang) nằm cách thủ đô Vientiane 425 km về phía Bắc thuộc vùng núi Thượng Lào, tại nơi gặp nhau của hai dòng sông Mê Kông, sông Khan trên độ cao 300 m so với mực nước biển và lọt giữa thung lũng của hai dãy núi Thạo và núi Nang bạt ngàn các thảm rừng nguyên sinh. Luang Prabang là cố đô của Vương quốc Lan Xang (Lạn Xạng) - Triệu voi được thành lập bởi vua Fa Ngum năm 1353 và kéo dài đến thế kỷ XVII. Tỉnh Luang Prabang có diện tích 16.875 km2 (là tỉnh có diện tích lớn thứ hai của Lào), dân số:

463.485 người (đứng thứ năm dân số Lào) năm 2012. Tỉnh Luang Prabang tiếp giáp với tỉnh Sơn La (Việt Nam) ở phía bắc và 6 tỉnh của Lào, cụ thể: tiếp giáp tỉnh Phongsaly ở phía Bắc, phía tây giáp tỉnh Oudomxai, tỉnh Xayaboury; phía nam giáp thủ đô Vientiane; phía đông giáp tỉnh Xiengkhouang và Houaphan.

Xét về tài nguyên du lịch, trên địa bàn tỉnh Luang Prabang ngày nay có đến 129 điểm du lịch được ghi nhận. Ngoài các công trình kiến trúc được bố trí khá hài hòa giữa một không gian sơn thủy hữu tình, Luang Prabang còn sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, với rừng cây, cảnh quan, đặc biệt thác Kuang Si được đánh giá như “viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt đới”, hang Pak Ou lưu giữ vô số bức tượng Phật chạm trổ công phu được tiếp nối qua bao thời đại…

Xuất phát từ nhận thức và mong muốn nghiên cứu hướng phát triển mới cho du lịch Luang Prabang, đề xuất một giải pháp mang tính bền vững lâu dài khi sử dụng tài nguyên du lịch để góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế”.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Vận dụng có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, phát triển du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế, đề tài phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể có tính khuyến nghị nhằm phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang trong tương lai.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập ở Việt Nam và Lào để vận dụng vào nghiên cứu địa bàn tỉnh Luang Prabang.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch tỉnh Luang Prabang, từ đó, làm sáng tỏ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng du lịch tỉnh Luang Prabang.

- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch (vận dụng cho địa bàn tỉnh Luang Prabang) và điểm tài nguyên du lịch.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch Luang Prabang.

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch Luang Prabang với khai thác tài nguyên du lịch trong tương lai.

2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch tỉnh Luang Prabang.

- Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi tỉnh Luang Prabang

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu phát triển du lịch Luang Prabang giai đoạn 2010-2015, định hướng phát triển đến năm 2020.

- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về hình thức du lịch, đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch Luang Prabang, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Luang Prabang.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

3.1. Trên thế giới

Quá trình hình thành địa lí du lịch với tư cách là một ngành khoa học được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX. Đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch ngày

càng được mở rộng từ việc nghiên cứu tài nguyên du lịch và phân vùng du lịch, đến tổ chức tuyến và điểm du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, liên kết địa phương, vùng trong phát triển du lịch. Những nghiên cứu về sự phát triển du lịch (DL) và nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) được nhiều nước nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có 2 hướng chính:

- Hướng nghiên cứu về phát triển DL: Các nhân tố như TNDL, dân cư, lao động, mạng lưới đường GTVT… được luận bàn trong mối liên hệ tác động đến sự phát triển và phân vùng DL. Các nhà khoa học L.I.Mukhina, N.X.Kandaxkia, B.N.Likhanov… đưa ra vấn đề sức chứa cho vùng DL; các nhà địa lý học Liên Xô tập trung xác định vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng, đánh giá tài nguyên theo lãnh thổ phục vụ DL nghỉ ngơi, giải trí. Trong đó, đáng kể là, đóng góp của L.I.Mukhina (1973) về đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm DL.

Theo trường phái Địa lý phương Tây, vấn đề phát triển DL được nghiên cứu hẹp hơn như việc tính toán hiệu quả sử dụng đất của hoạt động DL, nghiên cứu lợi thế các khu đất dành cho DL. Các công trình địa lý DL đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh xã hội của địa lý nghỉ ngơi, có thể kể đến là các công trình của I.V Dorin, I.A Veđenin, Janaki (thuộc trường Đại học Florida, Mỹ) và Wiktor L.A Adamovic (ĐH Alberta, Cananda) (2000); Machado A. (2003); E.Aloj Totaro, A Simeone (2001)…

Hướng nghiên cứu phát triển DL theo không gian, phân vùng DL tiêu biểu có N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov... Trong nghiên cứu về sự liên kết của TNDL, các nhà khoa học xác định vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng, đánh giá tài nguyên theo lãnh thổ phục vụ DL nghỉ ngơi, giải trí: đưa ra đánh giá và tiêu chí xác định sức chứa và sự ổn định của các điểm DL, nghiên cứu các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng DL. Nhà địa lý DL Bungari M.Buchovazov (1975) đã đưa ra sơ đồ hệ thống lãnh thổ DL với 4 phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau (phân hệ khách DL, phân hệ TNDL, phân hệ CSVCKTDL và phân hệ đội ngũ cán bộ DL). Khái niệm “tổ chức lãnh thổ DL” và vùng DL lại được I.I Pirojnik (1985) đề cập tới, đã giải quyết nhiều nội dung trong mối quan hệ giữa phát triển DL với việc phân bố không gian, trong đó có đề cập đến mối tương quan với TNDL.

- Hướng nghiên cứu tài nguyên DL: Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Điều này được lý giải bởi tính định hướng về TNDL của ngành

DL. Dựa vào nguồn TNDL sẽ xác định được loại hình, sản phẩm và quy mô hoạt động DL. Các nhà khoa học có nhiều đóng góp như N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov (1973), L.I.Mukhina (1973) của Liên Xô (cũ); Janaki (thuộc trường Đại học Florida, Mỹ) và Wiktor L.A Adamovic (2000) (ĐH Alberta, Cananda) … Những nội dung được đề cập đến là khảo sát các địa phương cho mục đích tham quan, tìm hiểu; khai thác TNDL, kiểm kê, đánh giá TNDL, xác định các loại phong cảnh phục vụ sự phát triển DL. Các nhà địa lý phương Tây lại nghiên cứu sự tác động hai chiều giữa phát triển DL với TNDL: ảnh hưởng của sự phát triển DL đến sự đa dạng nguồn TNDL, hay sự phát triển DL đến việc khai thác nguồn TNDL tự nhiên, từ đó gắn với vấn đề bảo tồn.

3.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX, những vấn đề từ cơ sở lý luận đến thực tiễn trong nghiên cứu tài nguyên, lãnh thổ DL đã được làm sáng tỏ từ quy mô cấp quốc gia, vùng đến cấp tỉnh. Các nghiên cứu tập trung vào những hướng sau:

- Hướng nghiên cứu về phát triển DL: Cơ sở lý luận chung cho DL là nội dung được nhiều nhà Địa lý nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho những nghiên cứu khoa học về Địa lý DL Việt Nam. Các tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về DL ở Việt Nam như Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Trung Lương, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi… Các công trình nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DL ở Việt Nam ; cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu cách thức để phát triển DL một cách bền vững; xây dựng hệ thống phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về quy hoạch vùng DL; đánh giá sự tiếp cận của DL ở khía cạnh con người, trong mối quan hệ với môi trường nhân văn. Những nghiên cứu này bổ sung cho hệ thống cơ sở lý luận về DL còn thiếu của Việt Nam, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những vấn đề có liên quan đến sự phát triển DL dưới góc độ địa lý.

Tổ chức lãnh thổ DL là nội dung quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm, trong đó phải kể đến nghiên cứu của Lê Thông (1999). Tác giả đã đúc kết những đóng góp của các nhà địa lý Xô Viết về tổ chức lãnh thổ DL, đồng thời đánh giá một cách tổng quát các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành tổ chức lãnh thổ DL và một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL phổ biến hiện nay trên thế giới.

- Hướng nghiên cứu TNDL: Cũng như xu thế chung của thế giới, các nhà khoa học Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương… đều hướng nội dung nghiên cứu đến TNDL. Các nội dung được nhắc đến nhiều là đặc điểm TNDL Việt Nam; vấn đề TNDL ảnh hưởng đến tổ chức không gian DL, việc định hình các tổ chức không gian DL đều phụ thuộc vào tính chất, quy mô của TNDL. Từ đó, đưa ra cách đánh giá, thẩm định tài nguyên phục vụ cho mục đích phát triển DL đồng thời xây dựng các tiêu chí để đánh giá TNDL. Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống lãnh thổ du lịch biển Việt Nam” (1993 - 1995) do PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh là chủ nhiệm đề tài có một đề tài nhánh về đánh giá TNDL Việt Nam của các tác giả Lê Thông và Nguyễn Trần Cầu. Trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” (2000), Phạm Trung Lương đã phân tích khái niệm TNDL, phân loại và liên hệ TNDL Việt Nam. Tác giả Đặng Duy Lợi (1992) nghiên cứu việc sử dụng các cảnh quan văn hóa vào hoạt động DL. Nguyễn Minh Tuệ (1992) xây dựng cách thức sử dụng các di tích LS -VH vào DL, đưa ra tiêu chí xác định mức độ tập trung các di tích LS -VH theo lãnh thổ. Giáo trình “Địa lý du lịch Việt Nam” do Nguyễn Minh Tuệ (2012) biên soạn, đã phân tích các yếu tố chi phối đến sự phát triển DL, phân tích vai trò và tác động của TNDL đến việc hình thành các điểm, cụm, tuyến DL Việt Nam - các yếu tố thể hiện sự phát triển DL theo lãnh thổ.

- Hướng nghiên cứu ứng dụng: Các đối tượng DL được xem xét trên một số địa bàn cụ thể. Nghiên cứu cơ sở lý luận về khai thác TNDL tại các địa phương: tác giả Đặng Duy Lợi (1992) đã đánh giá khả năng khai thác các điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên để phục vụ mục đích DL của huyện Ba Vì (Hà Tây cũ), tác giả Nguyễn Thế Chinh đưa ra tiêu chí khi đánh giá tài nguyên DL để xây dựng các điểm, tuyến DL tỉnh Nghệ An. Tác giả Đỗ Quốc Thông chọn hướng nghiên cứu mối quan hệ không gian trong phát triển DL TP Hồ Chí Minh. Dựa trên việc phân tích nguồn TNDL VPC TP Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra hướng phát triển DL TP dựa trên việc xác định các điểm, cụm, tuyến DL VPC có thể bổ sung cho TP. Những công trình này, dựa vào hệ thống cơ sở lý luận và áp dụng vào địa bàn nghiên cứu nhất định, để đánh giá tình hình thực tiễn của DL, từ đó đưa ra định hướng cụ thể cho sự phát triển DL của từng địa phương.

3.3. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Luang Prabang

Nhiều nhà nghiên cứu Lào đã viết sách về du lịch Lào nói chung, nói riêng là du lịch tỉnh Luang Prabang, phần lớn là những cuốn sách viết về nơi du lịch nổi tiếng, thực trạng phát triển du lịch, phong tục tập quán, các lễ hội lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp... Tiêu biểu là một số cuốn sách sau: Tác giả Khăm Tăn XỔM VÔNG đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về tài nguyên du lịch, đặc biệt là trung tâm du lịch cố đô Luang Prabang qua sách ‘‘Địa lý du lịch Lào’’ vào năm 1997. Năm 2008, tác giả Hum Phăn HƯA PA SÍT xuất bản công trình “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang trong giai đoạn hiện nay’’ giới thiệu về thực trạng phát triển du lịch, phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Laung Prabang.

Năm 2011, tác giả Phadone INSAVEANG đã viết cuốn sách “Di sản văn hóa cố đô Luang Prabang với việc phát triển du lịch’’ nghiên cứu về tổng quan về cố đô Luang Prabang và di sản văn hóa, giá trị di sản văn hóa cô dô Luang Prabang với tư cách là sản phẩm du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Luang Prabang phục vụ du lịch.

Các cơ quan và các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cũng du lịch Lào cũng như du lịch Luang Prabang. Một số cuốn sách viết về phát triển du lịch, phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt là cuốn sách như: “ Phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020’’ của Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2011), trông đó đã có một số bài viết như: “ Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững ngành du lịch của CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay’’ của Trần Mai Ước (2011)’’, “Đề phát triển bền vững tại nước CHDCND Lao, của Nguyễn Văn Mạnh và Đỗ Thị Hồng Cẩm (2011) ’’, “Phát triển du lịch gắn với cộng đồng ở Lào theo hướng phát triển bền vững’’ của Bounchanh SINHTHAVONG (2011)’’.

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Các quan điểm chủ yếu

4.1.1. Quan điểm hệ thống

Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng cùng chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống được xem là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu của luận văn.

4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Nếu coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là một thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này có tác động qua lại với nhau và với các thành phần KT - XH khác một cách chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ. Vì vậy, quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng cho phát triển DLCĐ của Luang Prabang trong mối liên hệ tổng hợp các yếu tố. Đồng thời quan điểm này được áp dụng khi đánh giá các hoạt động du lịch, các vấn đề liên quan trong phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa…

4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững

Việc phát triển du lịch nhằm đạt hiệu quả kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đó là hai mặt không thể tách rời trong việc phát triển toàn vẹn. Bên cạnh đó mục đích cơ bản của DL là đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mọi mặt. Bởi vậy, các lợi ích kinh tế đạt được từ du lịch cùng với việc quay trở lại phục vụ bảo tồn phải là nguồn hỗ trợ kinh tế cho địa phương.

Từ việc vận dụng quan điểm này nên tính toàn vẹn của nguồn tài nguyên phải được coi trọng, trong đó tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của môi trường cần phải được tính đến nhằm đảm bảo sự phát triển của DLtrên cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế và bảo tồn TNTN một cách bền vững.

4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Sử dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu sự phát triển của một đối tượng hết sức cần thiết. Nó cho phép tìm hiểu quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể trong lịch sử; đồng thời dựa vào những tình hình thực tế, xác định, dự báo hướng phát triển phù hợp, đặt xu hướng phát triển DL Luang Prabang gắn với xu thế chung của DL Lào và DL thế giới.

Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, có các điểm DL, điểm tài nguyên và tuyến DL đã được khai thác từ trước; hoặc mới hình thành; hoặc chưa được khai thác. Do đó, vận dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu và khai thác TNDL là hết sức cần thiết. Quan điểm này sẽ giúp luận án xác định quy luật, hướng phát triển và khai thác tài nguyên.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí