Những Kết Quả Đạt Được Của Ngành Du Lịch Cà Mau

biệt khi du lịch đã phát triển một cách ồ ạt thì việc thường xuyên trang bị kiến thức về phát triển bền vững luôn được quan tâm. Các chuyên ngành về môi trường học, sinh thái học cần phải được quan tâm đào tạo nhiều hơn để công tác bảo vệ tài nguyên được đảm bảo. Đặc biệt đối với các khu bảo tồn, khu đa dạng sinh học, các sân chim,…. đang rất cần lực lượng quản lý có chuyên môn về lĩnh vực môi trường.

2.5. Những kết quả đạt được của ngành du lịch Cà Mau


2.5.1. Khách du lịch‌


Chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước đã giúp cho hoạt động du lịch Cà Mau có những thành tựu đáng khích lệ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến Cà Mau. Đặc biệt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây (2000 – 2011), tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 25,1 %, đây thật sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Cà Mau.

Khoảng năm 1999 trở về trước, du lịch Cà Mau còn chịu ảnh hưởng từ việc chia tách từ tỉnh Minh Hải cũ thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Sự phát triển du lịch của tỉnh thời điểm này còn ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng khách du lịch chỉ ở mức 5%/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh khoảng 1,98 tỷ/ năm, tỷ trọng doanh thu chủ yếu từ hoạt động lưu trú và ăn uống. Hoạt động kinh doanh du lịch của một số đơn vị còn kém hiệu quả, công tác du lịch lữ hành và phát triển các sản phẩm mới chưa được quan tâm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chưa được đầu tư thích đáng.

Trong khoảng giai đoạn 2001-2005 khi Nghị quyết Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Cà Mau là “…phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để du lịch Cà Mau trở thành một trong những trọng điểm lớn của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long…”, cũng trong giai đoạn này ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định về Chương trình hành động phát triển du lịch đến năm 2005, sau 5 năm tổ chức thực hiện du lịch Cà Mau đã có bước tiến vượt bậc, công tác chỉ đạo điều hành đã được ổn định và triển khai đồng bộ, tốc độ tăng trưởng bình quân về du lịch vẫn duy trì ở mức cao 28,7%/năm.

Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Cà Mau giai đoạn 2000-2012


(Đơn vị: lượt khách)



Năm


Lượt khách

Trong đó

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Tỷ trọng(%)

2000

100.000

4.000

4,0%

96.000

96,0%

2001

131.000

4.500

3,4%

126.500

96,6%

2002

169.000

4.840

2,9%

164.160

97,1%

2003

224.940

6.400

2,8%

218.540

97,2%

2004

295.894

6.778

2,3%

289.116

97,7%

2005

353.569

9.364

2,6%

344.205

97,4%

Tăng TB

28,7%

18,5%

-

29,1%

-

2006

459.530

10.467

2,3%

449.063

97,7%

2007

560.000

12.500

2,2%

547.500

97,8%

2008

689.494

16.614

2,4%

672.800

97,6%

2009

705.500

13.400

1,9%

692.100

98,1%

2010

760.000

14.600

1,9%

745.400

98,1%

2011

780.000

16.000

2,1%

764.000

97,9%

2012

803.000

17.000

2,1%

786.000

97,9%

Tăng TB

9,7%

8,4%

-

9,8%

-

Tăng TB

2000-2012

18,95%

12,8%

-

19,1%

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau


Năm 2000, lượng khách du lịch đến Cà Mau đạt 100.000 lượt khách và vẫn tiếp tục duy trì mức tăng đều đặn ở các năm tiếp theo. Năm 2001 đạt 131.000 và đến cuối năm 2005 cùng với xu hướng phục hồi của du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch đến Cà Mau đã vượt mức 350.000 lượt đạt 353.569 lượt tăng gấp 2,7 lần so với năm 2001.

Biểu đồ 2 2 Tổng lượt khách du lịch đến Cà Mau giai đoạn 2000 2012 Từ năm 1


Biểu đồ 2.2. Tổng lượt khách du lịch đến Cà Mau giai đoạn 2000-2012

Từ năm 2006 đến nay cùng với sự phục hồi của ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam, khách du lịch đến Cà Mau vẫn tiếp tục duy trì được mạch tăng trưởng, lượng khách đến qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 tăng đều và ổn định. Năm 2009 đạt 705.500 lượt khách, năm 2010 đạt 760.000 lượt và năm 2012 đạt 803.000 lượt khách, duy trì mức tăng trưởng trên 15,0%/năm. Đáng chú ý là khách quốc tế cao hơn nhiều so với dự báo. Năm 2005 dự báo là 7.500 khách quốc tế, thực tế đạt 9.300 lượt. Năm 2010 dự báo 14.500 lượt khách quốc tế, thực tế đến năm 2009 là đã đạt được con số 13.400 lượt khách quốc tế.


Bảng 2.4. Khách du lịch đến ĐBSCL, Cà Mau và các tỉnh lân cận

Đơn vị: nghìn lượt người


Tỉnh

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009


Cà Mau

Quốc tế

4,0

9,4

10,5

12,5

16,6

13,4

Nội địa

96,0

344,2

449,1

547,5

672,9

692,1


An Giang

Quốc tế

14,0

30,0

38,0

48,8

52,8

53,0

Nội địa

2.486,0

3.770,0

4.062,0

4.020,8

4.657,6

4.712,0

Kiên Giang

Quốc tế

20,0

60,0

66,6

73,9

94,1

90,0

Nội địa

111,9

228,5

251,0

305,7

321,5

361,0


Cần Thơ

Quốc tế

60,6

104,8

121,2

155,7

175,1

170,0

Nội địa

164,6

357,3

422,4

537,3

642,2

650,0


Bạc Liêu

Quốc tế

3,4

6,0

8,0

9,0

10,0

12,0

Nội địa

29,8

134,0

177,0

200,0

170,0

338,0


Bến Tre

Quốc tế

57,1

126,1

139,1

155,2

174,1

194,9

Nội địa

170,0

186,9

206,1

221,9

241,1

263,3


Đồng Tháp

Quốc tế

21,7

10,4

6,7

13,0

19,5

20,5

Nội địa

46,9

120,7

146,3

179,8

201,9

249,5


Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau

So với một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang,… cho thấy mặc dù khả năng thu hút khách nội địa của Cà Mau là rất cao nhưng thị trường khách du lịch quốc tế thì còn hết sức khiêm tốn. Thị trường khách du lịch nội địa của Cà Mau chỉ xếp thứ 2 sau An Giang, cao hơn cả Cần Thơ và Kiên Giang. Nguyên nhân có thể thấy rõ là thị trường khách quốc tế trong vài năm trở lại đây mới bắt đầu quan tâm đến Cà Mau thông qua 2 đường tiếp cận chính là khách đến Phú Quốc – Kiên Giang ghé qua Cà Mau và khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ có kế hoạch thăm Cà Mau trong hành trình tham quan vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách này. Một thị trường khách quan trọng của Cà Mau là khách doanh nhân liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các dự án đầu tư phát triển lớn tại tỉnh hiện nay. Đây là thị trường hết sức quan trọng, khả năng chi trả cao, có thể có thời gian lưu tru dài ngày và có nhiều cơ hội quay lại. Đó cũng là thế mạnh đặc biệt của Cà Mau cần được quan tâm phát triển.

Khách du lịch nội địa, bên cạnh cực hút chính là Tiền Giang với du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái với loại hình mới là bắt đom đóm về chiều ở các cù lao; An Giang với du

lịch văn hóa tâm linh Miếu Bà Chúa Xứ, du lịch Cà Mau vài năm trở lại đây đang là điểm hút thị trường khách du lịch nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc trong chương trình “Về nguồn” chương trình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc,…Vì chương trình này ngoài việc có một ý nghĩa thiêng liêng là du khách được đặt chân lên mảnh đất tận cùng của Tổ quốc thì nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn với không gian tĩnh lặng, gió biển làm tâm hồn con người thoải mái, cuộc sống con người nơi đây thật chất phác không giống như không khí ồn ào, náo nhiệt chốn thị thành. Chính vì lẽ đó đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh của Cà Mau so với các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, so với Cần Thơ và An Giang, Kiên Giang… thì lượng khách quốc tế đến Cà Mau vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2009, lượng khách quốc tế đến Cà Mau là 13,4 nghìn lượt, An Giang đạt 53 nghìn, Kiên Giang 90 nghìn và Cần Thơ lên đến con số 170 nghìn lượt. Qua đó cho thấy việc thu hút khách quốc tế đến với Cà Mau vẫn chưa thật sự mạnh.

2.5.1.1. Thời gian lưu trú

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh Cà Mau về ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế đang có xu hướng giảm đi thấp hơn so với dự báo của điều chỉnh quy hoạch năm 2004 từ 1 đến 2 ngày: năm 2001 khách quốc tế lưu trú tại Cà Mau vào khoảng 1,6 ngày, đến năm 2006 tăng lên 1,52 ngày, năm 2010 là 1,43 ngày và năm 2012 đã tăng lên đạt 2,5 ngày. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa cũng đạt thấp, chỉ khoảng 1 ngày.

Số ngày lưu trú giảm đã phần nào cho thấy những hạn chế về số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm du lịch của tỉnh và tính thiếu đồng bộ của các dịch vụ bổ sung như các khu vui chơi, giải trí, y tế,… Từ năm 2008 đến nay, du lịch Cà Mau đã có nhiều khởi sắc nên số ngày lưu trú của cả khách nội địa và khách quốc tế đều tăng lên. Tuy ngày khách bình quân chưa vượt qua con số 3 ngày nhưng đã có tín hiệu tăng. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay.

Thời gian lưu trú bình quân của du khách là con số phản ánh trung thực khả năng giữ chân khách của các hoạt động du lịch tại Cà Mau. Thực tế cho thấy khách du lịch chỉ lưu lại những nơi mà họ cho là hấp dẫn và có nhiều hoạt động lôi cuốn trong các tour. Có rất nhiều chuyến đi du khách cũng không cố định được về số ngày lưu lại tại các điểm du lịch mà còn tùy thuộc vào sức hút của các sản phẩm du lịch. Khi thời gian lưu trú tăng thì các hoạt động ăn uống, giải trí kèm theo cũng sẽ tăng thêm thu nhập, góp phần làm tăng ngân sách cho ngành du lịch Cà Mau. Thông qua số ngày khách bình quân này, ngành du lịch Cà Mau cần

nhìn lại để có thể đưa ra được những chiến lược thiết kế, phát triển các tour, tuyến du lịch hợp lý. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đội ngũ nhân viên ngành phải thật sự có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đưa du lịch Cà Mau vào danh sách những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam trong sổ tay du lịch của du khách nội địa và quốc tế.

2.5.1.2. Mức chi tiêu trung bình của khách

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau giai đoạn 2000-2012, chi tiêu của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, trung bình một khách quốc tế chi tiêu từ 0,6 – 1,0 triệu VND/ ngày tương đương với 31,3 – 52,0 USD; khách du lịch nội địa chỉ trong khoảng 450 ngàn VND/ ngày tương đương với khoảng 22,0 USD. Thống kê cụ thể cho năm 2010 đối với chi tiêu của khách nội địa là 350.000 VND/ ngày và khách quốc tế là 45 USD/ngày. Với mức chi tiêu như trên thì vẫn còn rất thấp bởi nhu cầu của du khách ngày càng cao. Nếu không có những dịch vụ chất lượng hay sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng mà họ đến thì mức chi tiêu của khách sẽ không được cải thiện.

2.5.2. Doanh thu du lịch‌


Từ số liệu thống kê trên cho thấy thu nhập du lịch của Cà Mau đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2000 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt 38,54 tỷ đồng thì đến năm 2001 đã tăng lên gấp 1,2 lần đạt mức 44,83 tỷ đồng. Đến năm 2012 đạt 215 tỷ đồng.

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đã làm cho ngành du lịch Cà Mau đạt mức tăng trưởng khá mạnh mẽ đạt 181,0 tỷ VND, tương đương 9,53 triệu USD vào năm 2009 và đây là một con số rất đáng mừng cho ngành du lịch Cà Mau. Càng về sau số lượng khách đến Cà Mau càng tăng lên đáng kể: năm 2011 với 780.000 lượt khách trong đó khách nội địa là 764.000 lượt và doanh thu đạt 203,5 tỷ đồng. Năm 2012 Cà Mau đón 803.000 người, khách nội địa là 786.000 người và doanh thu lên đến 215,0 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Doanh thu của ngành du lịch Cà Mau, giai đoạn 2000 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

00

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

Thu nhập

38,5

44,8

54,7

62,3

62,7

73,5

75,0

130,0

170,0

181,0

192,0

203,5

215

0,7

1,8

2,3

4,0

3,7

3,5

4,5

7,5

10,0

23,0

16,0

9,0

-

DT khách sạn


6,0


7,1


8,0


9,9


11,


19,0


18,0


21,0


30,0


32


40


49


-

DT ăn uống

22,8

22,5

26,3

29,7

30,7

32,0

31,0

40,0

65,0

78,0

98,0

112,5

-

DT dịch vụ

1,7

2,4

4,4

3,4

5,7

5,0

2,5

5,5

7,0

9,0

7,0

9,0

-

DT khác

7,3

11,0

13,7

15,3

11,4

14,0

19,0

28,0

38,0

39,0

31,0

24,0

-

Nộp NSNN

2,6

3,77

2,55

3,06

4,5

5,5

6,2

7,5

9,0

11,0

13,0

15,0

16,7

DTLH+VC

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau

Năm 2010 ngành du lịch đã nộp ngân sách 13,0 tỷ đồng đóng góp 1,31% vào tổng cơ cấu thu nhập quốc dân tỉnh Cà Mau. Năm 2011 giảm còn 1,26%. Đến năm 2012 ngành đã nộp 16,7 tỷ đồng và đóng góp 1,19% trong tổng cơ cấu GDP của tỉnh. Trong cơ cấu doanh thu du lịch Việt Nam năm 2010, ngành du lịch Cà Mau đóng góp 0,2%. Đây là một con số còn rất khiêm tốn. Đến năm 2012 mức đóng góp cũng không khởi sắc và chỉ đạt 0,13 %.

Biểu đồ 2 3 So sánh doanh thu trong các lĩnh vực của ngành du lịch Cà Mau giai 2

Biểu đồ 2.3. So sánh doanh thu trong các lĩnh vực của ngành du lịch Cà Mau giai đoạn 2001-2011‌

Ngành du lịch Cà Mau đã có những đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nâng dần mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước của ngành và đạt mức

tăng trung bình giai đoạn 2000-2012 là 16,8%. Nhìn chung du lịch Cà Mau chủ yếu chỉ đáp ứng một phần nào đó cho nhu cầu lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách. Các dịch vụ lữ hành còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của du lịch, đồng thời thiếu các hoạt động tham quan thực tế, trình độ tổ chức tour còn không ít những bất cập.

Biểu đồ 2 4 Tổng doanh thu ngành du lịch Cà Mau giai đoạn 2000 2011 2 6 Những dấu 3


Biểu đồ 2.4. Tổng doanh thu ngành du lịch Cà Mau giai đoạn 2000-2011

2.6. Những dấu hiệu phát triển bền vững của du lịch tỉnh Cà Mau‌


Những năm qua, Cà Mau đã tạo được diện mạo mới. Đây là tiền đề tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh nhà. Nhìn chung Cà Mau có hệ thống tài nguyên du lịch hết sức đa dạng so với các tỉnh thành thuộc ĐBSCL, cả về tự nhiên và nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn của Cà Mau cũng được đánh giá cao về sức thu hút khách và sự khai thác dần đi vào hợp lý. Các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu đa dạng sinh học,… được các cấp chính quyền quan tâm bảo vệ.

Cường độ hoạt động của các điểm du lịch tại Cà Mau ngày càng cao. Tuy nhiên, hoạt động du lịch không làm cho vấn đề môi trường tại đây biến đổi mạnh mẽ. Với lợi thế so sánh về tài nguyên và điều kiện giao thông đường không, đường thủy phát triển ngày càng hoàn thiện, đường bộ được nâng cấp và mở rộng xuống tận các điểm du lịch. Cà Mau có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch so với nhiều địa phương khác trong vùng.

Sự liên kết trong quá trình phát triển du lịch với các tỉnh lân cận trong việc gửi, nhận khách được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp hơn. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và chất lượng, trình độ tổ chức tour ngày càng cao và hấp dẫn cho du khách. Việc đầu tư, làm mới ở một số khu du lịch tại Cà Mau điển hình như khu du lịch Vườn Quốc Gia Đất

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí