dân có điện ở Cà Mau thời điểm năm 2009 vẫn thấp hơn nhiều địa phương như Bến Tre (95%), Sóc Trăng (94%).
Các công trình cấp, thoát nước: Tuy vẫn đang còn là một vấn đề bức xúc tại thành phố Cà Mau và các huyện đặc biệt là nguồn nước ngầm hiện đang trở thành vấn đề bức xúc của tỉnh. Hiện còn khoảng 20% hộ dân nông thôn ở tỉnh Cà Mau không có nước sạch để dùng. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã và đang đẩy nhanh chương trình nước sạch nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 bảo đảm 100% hộ dân nông thôn đủ nước sạch để sử dụng. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân đang sinh sống trong tỉnh Cà Mau nói chung và dân cư đang sống trong các khu có hoạt động du lịch. Môi trường nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sông nước. Do vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước là hành động phải được thực hiện một cách cấp thiết và lâu dài tại Cà Mau để ngành du lịch mới có thể phát triển bền vững được.
Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn, song nhìn chung đều chưa đáp ứng nhu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thỏa đáng để đảm bào môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Đặc biệt ở các khu, điểm du lịch vấn đề này trở nên quan trọng để đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.2.3.3. Thông tin liên lạc
Hệ thống bưu chính viễn thông tại Cà Mau đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tế ven biển đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Bưu điện Cà Mau đã có đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet, bưu chính ủy thác,…
Mạng lưới Bưu chính phát hành báo chí của tỉnh đã có 50 bưu cục các loại. Có 38 điểm bưu điện văn hóa xã. Toàn tỉnh hiện có 944 km đường thư với 51 tuyến được nối liền với các tỉnh và các huyện trong tỉnh. Các hành trình vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí, thư liên tỉnh, nội tỉnh đều ổn định và đảm bảo kịp thời gian.
Mạng viễn thông được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ gồm: mạng điện thoại cố định, mạng truyền dẫn, mạng di động, mạng Internet, mạng dịch vụ
47
khác. Hiện nay mạng Viettell, mạng MobiFone đang phát triển nhanh, phục vụ khá tốt khách hàng; Bưu điện tỉnh đã đưa vào sử dụng đường truyền dẫn cáp quang cho 15 trạm viễn thông. Máy điện thoại hiện có trên mạng 170. 090 máy cố định, đạt mật độ 13,5 máy/100 dân và trên 800.000 thuê bao di động. Toàn tỉnh hiện có hơn 17.000 thuê bao internet.
Trong tương lai, internet sẽ là phương tiện quản lý, giao thương, liên lạc quan trọng chính vì vậy việc chú trọng phát triển internet và hệ cơ sở dữ liệu trực tuyến khi được thiết kế, xây dựng và vận hành có hiệu quả sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn của tỉnh Cà Mau. Cà Mau cũng cần quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kết nối internet không dây, đặc biệt tại các trung tâm hội nghị, thương mại, các đầu mối giao thông, các khách sạn lớn,…
Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng đã có nhiều bước tiến. Nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh ở Cà Mau với nhiều chương trình cho vay, mượn nợ với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cần tăng cường các điểm đặt ATM, các điểm nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và đặc biệt triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử. Việc phổ biến các dịch vụ trên tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, các doanh nhân vì việc mang theo nhiều tiền mặt sẽ là một bất cập lớn khi di chuyển đường xa.
2.2.3.4. Hệ thống hạ tầng xã hội
Hệ thống hạ tầng xã hội ở Cà Mau đã và đang được các cấp chính quyền đầu tư rất lớn. Mạng lưới y tế - giáo dục đã được quan tâm và phát triển khá tốt. Theo số liệu thống kê năm 2011 toàn tỉnh có 12 bệnh viện, 9 phòng khám đa khoa khu vực và 94 trạm y tế xã phường. Trong lĩnh vực giáo dục, toàn tỉnh có 260 trường tiểu học, 107 trường trung học cơ sở, 20 trường trung học phổ thông, 7 trường trung học phổ thông và cơ sở kết hợp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nhân lực cho tỉnh nói chung và nguồn nhân lực cho ngành du lịch nói riêng.
2.2.4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
2.2.4.1. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, nhà nghĩ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow,…Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý, mang một phong cách riêng không những tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn khách du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.
48
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, xuất phát điểm của kết cấu hạ tầng ban đầu còn thấp cho nên đến thời điểm này thì cơ sở vật chất kỹ thuật chung của toàn tỉnh vẫn còn thấp so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh chung như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, các dịch vụ phục vụ khác chưa đồng bộ nhưng đang dần hoàn thiện và tăng lên về số lượng.
Qua số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau giai đoạn 2000 – 2012, hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh đã không ngừng tăng lên. Năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 13 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 315 buồng, thì đến năm 2005 số cơ sở lưu trú tăng gần gấp 3 lần lên đến 31 cơ sở lưu trú với 810 buồng và đến năm 2012 toàn tỉnh có 1.410 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2000 – 2012 về cơ sở lưu trú du lịch là 11,1 %/ năm.
Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở lưu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau còn ở các huyện thì rất thưa thớt và dịch vụ chất lượng không cao, cung cách phục vụ chưa làm hài lòng khách bởi thiếu tính chuyên nghiệp. Trong thời gian gần đây, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đều đang quan tâm nâng cao chất lượng; dịch vụ du lịch được nâng cao hơn trước như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.
Theo kết quả điều tra cơ sở lưu trú năm 2005 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển Du lịch thực hiện về việc khảo sát công suất buồng trung bình năm của hệ thống cơ sở lưu trú ở Cà Mau chỉ đạt 41,7%. Tuy nhiên, việc điều tra này mới chỉ được thực hiện ở một số cơ sở lưu trú lớn, có lượng khách lưu trú quanh năm, và số liệu thu thập được về hệ thống cơ sở lưu trú tại một số địa bàn có đièu kiện hạ tầng khó khăn còn chưa đầy đủ nên chưa phản ánh đúng thực tế của toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn. Một số khách sạn hoạt động có hiệu quả tốt là Ánh Nguyệt, Quốc Tế, Best Cà Mau, Công Đoàn, Hoàng Gia, nhà khách Minh Hải, nhà khách Cà Mau,…
Đến năm 2008, Cà Mau có 29 cơ sở lưu trú được xếp hạng với tổng số 922 buồng trong đó có 9 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao với 322 buồng; 11 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 2 sao với 450 buồng; 3 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao với 150 buồng. Năm 2012 đã có 46 cơ sở lưu trú, trong đó có 20 cơ sở được xếp sao với 851 phòng.
Về quy mô của các cơ sở lưu trú nhìn chung đều có quy mô nhỏ và trung bình dưới 30 buồng/1 cơ sở. Chất lượng khách sạn không cao chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú khiêm tốn của khách chứ không mang tính thụ hưởng vì các dịch vụ hỗ trợ kèm theo như hoạt động văn nghệ, mittinh,… hầu như không có hoặc rất ít. Điều này đã làm cho thời gian ở tại khách sạn đối với khách du lịch thật nhàm chán và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm rút ngắn thời gian lưu lại của du khách.
Bảng 2.1. Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tổng số CSLT (cơ sở) | Tổng số buồng (buồng) | Số cơ sở được xếp sao | ||
2000 | 13 | 315 | 6 | |
2002 | 21 | 487 | 12 | |
2003 | 25 | 604 | 21 | |
2004 | 26 | 641 | 21 | |
2005 | 32 | 810 | 23 | |
2006 | 33 | 1050 | 23 | |
2007 | 40 | 1130 | 30 | |
2008 | 44 | 1172 | 29 | |
2009 | 44 | 1172 | 20 | |
2010 | 44 | 1.255 | 18 | |
2011 | 44 | 1.332 | 17 | |
2012 | 46 | 1.41 | 20 | |
Tăng TB (%) | 00’-05’ | 16,4 | 20,8 | 30,8 |
00’-012’ | 11,1 | 13,3 | 10,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Hài Lòng Của Du Khách Và Cộng Đồng Địa Phương
- Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cà Mau
- Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Du Lịch
- Hiện Trạng Lao Động Du Lịch Tỉnh Cà Mau Giai Đoạn 2003 -2012
- Những Kết Quả Đạt Được Của Ngành Du Lịch Cà Mau
- Những Dấu Hiệu Phát Triển Không Bền Vững Của Du Lịch Tỉnh Cà Mau
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau
Gần đây các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động có tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao xây dựng các khách sạn phải quan tâm đến cảnh quan, kiến trúc vừa hiện đại vừa gắn với tính truyền thống, với bản sắc và sinh cảnh vùng. Đặc biệt các cơ sở lưu trú đã quan tâm hơn về việc đầu tư cho nhà vệ sinh tại các cơ sở lưu trú tạo sự thoải mái, hợp vệ sinh đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của du khách. Tuy vậy một số cơ sở lưu trú vẫn thiếu hoặc có khu vệ sinh nhưng bị xuống cấp tạo tâm lý ngại lưu lại cho du khách, làm giảm doanh thu cho ngành du lịch nói chung và cho chính cơ sở đó nói riêng.
2.2.4.2. Các dịch vụ khác
Cơ sở ăn uống, nhà hàng: Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh,…Các tiện nghi ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghĩ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí,….Vừa phục vụ cho nhu cầu của du khách vừa đáp ứng cho nhu cầu của của dân địa phương. Các cơ sở này đã và đang từng bước được đầu tư và phát triển mạnh ở Cà Mau.
Đến cuối năm 2011 Cà Mau có khoảng 29 nhà hàng trong đó có 11 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 4.150 chỗ ngồi và khoảng 18 nhà hàng độc lập trong đó có 6 nhà hàng lớn với 2.050 ghế. Các nhà hàng hiện chỉ phục vụ các món ăn Âu, Á đáp ứng nhu cầu trung bình cho du khách có nhu cầu lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, ở các điểm tham quan hầu như còn rất ít và chưa phát triển. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có
2.582 hộ đăng ký kinh doanh ngành hàng ăn uống và hơn 700 hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống bổ trợ phục vụ khách du lịch,…
Các khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác: Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đến với du khách trong và ngoài nước Cà Mau đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, đầu tư xây dựng mới các khu du lịch, các trung tâm vui chơi, giải trí trong khu du lịch. Khu du lịch Mũi Cà Mau đã được đầu tư nâng cấp trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách, đến đây du khách còn tham quan cột mốc tọa độ quốc gia, biểu tượng mũi Cà Mau, ngắm toàn cảnh mũi Cà Mau từ vọng lâm đài, thăm khu mô phỏng làng rừng kháng chiến. Đến đây du khách có thể cùng lúc ngắm bình minh và hoàng hôn, ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của đảo Hòn Khoai,… ngoài ra còn có khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau; Lâm ngư trường Sông Trẹm, Khu du lịch Lý Thanh Long,…
Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung như dịch vụ massage, karaoke, vũ trường, câu lạc bộ giao lưu đờn ca tài tử, các hoạt động tổ chức sự kiện kèm theo trong chuyến đi tham quan của du khách còn rất ít, thiếu tiện nghi và đơn điệu. Các khu vui chơi hiện có gần như đa phần bị xuống cấp làm hạn chế tính hấp dẫn và tính an toàn không cao. Những chiếc xuồng chở du khách len lõi trong rừng để tham quan vẻ đẹp hoang sơ cùng nghề nuôi ong của người dân rừng U Minh cũng đã được đầu tư nâng cấp mới hơn, trang bị tính chuyên nghiệp hơn không những cho người hướng dẫn mà còn cho cả người chèo xuồng như dùng những mẹo vặt xử lý nhanh vết côn trùng cắn, ong chích, muỗi đốt,… chính những điều tưởng chừng như rất nhỏ ấy nhưng nó sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công cho ngành du
lịch Cà Mau.
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện phát triển bền vững du lịch tỉnh Cà Mau
* Vị trí của du lịch tỉnh Cà Mau trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Sự phát triển của du lịch Cà Mau có tác động lớn tới phát triển du lịch của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại du lịch Cà Mau cũng chịu những tác động trực tiếp từ hoạt động du lịch của cả vùng. Du lịch nội địa là thế mạnh đặc biệt của Cà Mau, với thế mạnh là đất mũi. Cà Mau là địa phương đón nhiều khách du lịch nội địa nhiều nhất trong cả vùng, tuy nhiên lượng khách quốc tế còn khiêm tốn.
Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ khẳng định vị trí quan trọng của Cà Mau với cà vùng. Cùng với quyết định 492/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này xác định đây là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cả nước với tỷ trọng khối dịch vụ lên đến 45% năm 2020.
Với những vị trí như trên, du lịch Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, có đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển du lịch chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như du lịch cả nước.
- Thuận lợi: Nhìn chung, tài nguyên du lịch Cà Mau là phong phú, đặc sắc, có sức hấp dẫn cao, đặc biệt đối với thị trường trong nước, tài nguyên du lịch tự nhiên của Cà Mau khá phong phú, đa dạng với hai vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, hệ sinh thái đặc thù và đặc biệt là mũi Cà Mau - điểm cực Nam của tổ quốc.
Được đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa đặc thù của tỉnh. Hạ tầng giao thông cũng đã được đầu tư về cơ bản tương đối hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu du lịch trong tỉnh và liên tỉnh.
Hạ tầng xã hội cũng được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Vấn đề cấp điện đã được cải thiện trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Việc cải thiện khả năng cấp điện và mạng lưới điện đã nâng lên mức kết hợp với nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện năng,… Tình hình cung cấp nước sạch là vấn đề quan trọng cũng đã được quan
52
tâm đầu tư nhằm phục vụ tốt, an toàn du khách, đồng thời góp phần ngăn ngừa dịch bệnh vốn là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch. Nước sạch là vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với nhu cầu của nhân dân và được người dân nhận thức ngày càng cao về vai trò của nước. Vì vậy việc kêu gọi, khích lệ người dân sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch không còn gặp những trở ngại như trước.
Phát triển du lịch có định hướng là tập trung theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh. Theo chương trình tổng thể phát triển du lịch Cà Mau giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng 2020 sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái quốc gia rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ, phát triển du lịch cụm đảo Hòn Khoai.
- Khó khăn: Việc khai thác các tài nguyên cho phát triển du lịch ở Cà Mau còn nhiều hạn chế. Một số điểm tài nguyên hấp dẫn nhưng hầu như chưa được đầu tư khai thác. Một số điểm khác đã bắt đầu đưa vào khai thác nhưng quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển thiếu bền vững là do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng. Tính đến thời điểm này, hầu như chưa có một điểm du lịch hấp dẫn nào của Cà Mau có đường bộ tiếp cận được. Mặc dù có thể khai thác các điểm này thông qua mạng lưới đường thủy một cách tương đối thuận tiện và còn làm tăng độ hấp dẫn của các tour du lịch, song các tour đường thủy có giá thành cao hơn rất nhiều so với đường bộ do chi phí cho xe ô tô hoặc cho xe gắn máy. Điều này đã làm hạn chế lượng du khách đến các điểm du lịch của Cà Mau và phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư. So với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như với đa số địa phương trên cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, trong đó đặc biệt là vấn đề giao thông đường bộ. Đây là vấn đề quan trọng nhằm kết nối thuận tiện các tour du lịch ngoại tỉnh, khép kín tour du lịch nội tỉnh. Bên cạnh đó Cà Mau cũng cần nổ lực hơn nữa trong việc cải tạo mạng lưới giao thông đường thủy, vốn là thế mạnh đặc thù của địa phương.
Vấn đề môi trường đang cũng còn là một vấn ngại lớn. Trước mắt, tuy ô nhiễm môi trường chưa phải là vấn đề bức xúc với Cà Mau, tuy nhiên trong tương lai gần, vấn đề này cần được quan tâm xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường của địa phương đồng thời góp phần tăng sức hấp dẫn của môi trường du lịch Cà Mau.
Một nguyên nhân nữa là do sự thiếu vắng một định hướng mang tính chiến lược cho khai hác tài nguyên, phát triển du lịch ở địa phương. Chính vì thiếu định hướng nên việc
53
khai thác tài nguyên ở đây mang tính tự phát là chủ yếu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên vốn có và việc xây dựng các sản phẩm ở một số điểm tài nguyên chưa hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững.
2.4. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
2.4.1. Tổ chức các điểm và các loại hình du lịch
2.4.1.1. Vườn quốc gia U Minh Hạ
Tại vườn quốc gia U Minh Hạ có thể thiết kế tour tham quan có kết hợp trải nghiệm và tìm hiểu về nghề truyền thống, có tính đặc thù địa phương như: gác kèo ong mật để du khách có dịp thưởng thức sản phẩm mật ong nổi tiếng của Cà Mau. Mặc dù những hoạt động đích thực với du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, các nhà nghiên cứu.
Ở U Minh Hạ, du khách có thể thuê thuyền bơi vào sâu trong rừng để câu cá. Vào mùa hè và những ngày cuối tuần có khá nhiều khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác về thưởng thức thú ẩm thực rừng và câu cá thư giãn. Mỗi vé 100.000đ, nếu may du khách có thể câu dính nhiều chú cá lóc hoặc cá bông trên dưới một ký, hoặc có khi nặng đến hai, ba ký là chuyện không hiếm. Ở U Minh Hạ, cá tự nhiên còn khá nhiều do rừng được bảo tồn nghiêm ngặt.
Bạn sẽ có cảm giác thú vị khi ngồi dưới tán rừng tràm và lai rai cá lóc nướng trui hay rắn bông súng chấm muối hột đâm với ớt hiểm xanh. Rau rừng ở đây rất phong phú, du khách có thể tìm hái đọt choại, lá sen non, bông súng ma, rau mác, bông lục bình, đọt cóc kèn... hầu như có khắp nơi trong rừng. Rừng U Minh Hạ mỗi năm thu hút một lượng khách rất lớn bởi vẻ hoang sơ, dân dã. Tuy nhiên, tính an toàn của một số hoạt động trong tour tham quan rừng vẫn còn chưa cao làm cho khách đôi khi ngần ngại tham gia.
2.4.1.2. Vườn quốc gia Đất Mũi
Đối với tour tham quan Đất Mũi, trên các tuyến đường sông từ Năm Căn đến Đất Mũi có thể tìm thêm những điểm dọc đường để du khách ghé tham quan như các làng nghề, chợ quê, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở đóng ghe tàu,…
Loại hình tham quan tại Đất Mũi đang được du khách lựa chọn khá nhiều cho chuyến đi du lịch của mình. Được hòa mình cùng với thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống của chính
54