Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Du Lịch

thác sản lượng lớn. Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học và đa dạng sinh thái cao. Song có giá trị nhất đối với hoạt động DLST là các hệ sinh thái đất ngập nước và các sân chim ở đây. Điển hình là các khu, hệ sinh thái:

+ Khu sinh thái Vườn quốc gia Đất Mũi: Với diện tích trên 41 ngàn ha. Vườn Quốc gia Đất Mũi là khu Ramsar thứ 2 của đồng bằng sông Cửu Long. Có trên 21 trong tổng số 51 loài thực vật ngập mặn trên cả nước. Khu hệ động vật trong VQG gồm khoảng 65 loài. Đáng chú ý đây là nơi trú ngụ của hơn 1% quần thể thế giới của cò trắng Trung Quốc và choắt chân màng lớn. Các loài bò sát thường gặp ở đây có kỳ đà hoa, trăn mốc, trăn gấm, rắn lục miền Nam, rắn sọc dưa, cá sấu nước lợ, rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ,…Các loài thú không phong phú về chủng loại nhưng số lượng cá thể khá lớn như chuột dúi Bengan, cầy lỏn, rái cá họng trắng, khỉ nước, dơi đen. Dưới nước là cả một quần thể các loài động vật thủy sinh phong phú với nhiều loài tôm, cá như cá đối, cá bống, cá nhụ, tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh, và nhiều loài khác nữa.

+ Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh) và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Trong chiến tranh chống Mĩ, rừng U Minh là căn cứ kháng chiến của nhân dân ta và quân giải phóng vùng đất Cà Mau.

Động vật trong vườn Quốc gia U Minh Hạ khá phong phú, thực vật có khoảng 250 loài. Đáng chú ý là các loài gà nước, vịt trời, chim rẽ, choắt, hạc cổ trắng,…. Do phân bố gần biển và các rừng ngập mặn nên thành phần các loài chim cư trú ở đây không khác mấy so với các loài trong rừng đước,…. Rừng còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực ĐBSCL.

+ Khu đa dạng sinh học lâm trường 184: Nằm giữa cánh rừng đước bao la thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang, huyện Năm Căn. Diện tích rừng của toàn lâm trường là 6.300 ha, lâm ngư trường 184 từ lâu đã cho thấy một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn. Tại đây, có khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau với diện tích 252 ha, bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt khoảng 86 ha và khu đệm sinh thái 166 ha. Đặc biệt có một số loài quý hiếm như: cóc trắng, đưng, sú,...

Các sân chim tại Cà Mau là nơi lưu giữ lại nhiều hệ sinh thái rất điển hình về hệ động vật chim cò. Chính vì sự đa dạng chủng loài tạo nên sự hấp dẫn không thể cưỡng lại cho du khách. Điển hình ở Cà Mau có các sân chim như: Tư Na - Năm Căn, Ngọc Hiển, và sân chim trong công viên văn hóa Cà Mau.

39

+ Sân chim Tư Na - Năm Căn: Nơi đây là một khu nuôi tôm của tư nhân (gia đình ông Nguyễn Hoàng Na) với diện tích tự nhiên chỉ vào khoảng 14 -15 ha. Đây là khu vực đất ngập nước có thảm thực vật rừng ngập mặn với các loài chủ yếu là đước và cóc rừng xanh tươi quanh năm được khoanh vùng lại nuôi thủy sản (tôm sú và cá phi). Môi trường thiên nhiên trong lành, thức ăn dồi dào cùng ý thức bảo vệ của chủ nhân khiến cho nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng cho các loài chim về đây sinh sống.

+ Sân chim Ngọc Hiển: Sân chim thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130 ha, là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhất nước. Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người hủy hoại, nơi cư trú của các loài chim bay đến hàng năm.

+ Sân chim trong công viên văn hóa Cà Mau: Nằm giữa lòng thành phố, công viên với diện tích khoảng 18,2 ha bao gồm các tượng đài, vườn hoa và cây cắt tỉa công phu, đặc biệt có cụm kiến trúc mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác Hồ: ao cá, nhà sàn,…cùng kích thước và kiểu dáng nguyên mẫu ở Hà Nội. Do môi trường trong lành và thân thiện, bầy chim trời dần tụ họp về đây sống tự nhiên đông đến chục ngàn con, cao điểm lên tới 15 ngàn con trên tổng diện tích 3 ha. Công viên văn hóa Cà Mau đang trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ngoài các khu sinh thái điển hình trong đất liền còn có các khu sinh thái ở biển đảo. Vùng ven biển Cà Mau có 3 cụm đảo chính là cụm đảo hòn Khoai, cụm Hòn Chuối và cụm đảo Đá Bạc, trong đó cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc là 2 cụm đảo có giá trị đối với việc phát triển du lịch Cà Mau.

+ Hòn Khoai: Hòn Khoai là một cụm đảo gồm 5 hòn đảo là Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ và Hòn Tương nằm sát nhau và cách đất liền khoảng hơn 14 km về phía Tây Nam thị trấn Năm Căn huyện Ngọc Hiển. Cụm đảo Hòn Khoai có tổng diện tích 4 km2, đảo cao nhất có độ cao 318m. Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai hiện vẫn còn ngọn hải đăng được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX.

Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững - 6

+ Hòn Đá Bạc: Thuộc địa phận huyện Trần Văn Thời cách Cà Mau 50 km đường thủy. Hòn Đá Bạc có diện tích khoảng 6,4 ha gồm 3 đảo nằm sát nhau và sát bờ biển. Trên đảo có nhiều cảnh đẹp như Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Tiên, chùa Cá Ông,… giữa một thảm thực vật tự nhiên phong phú. Hòn Đá Bạc là một địa chỉ du lịch hấp

40

dẫn của Cà Mau. Trong nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh).

+ Bãi biển Khai Long: Thuộc ấp Khai Long- xã Đất Mũi- huyện Ngọc Hiển. Đây là một bãi biển dài hơn 3 km khá đẹp, cát vàng mịn, bãi thoải, nông, song nước không trong do gần các cửa sông lớn.

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn


* Các di tích lịch sử văn hóa

Tính đến năm 2002, toàn tỉnh Cà Mau có 40 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch phải kể đến các di tích lịch sử chùa Quan Âm Cổ Tự, chùa Hưng Quảng, Đình Tân Hưng và Hồng Anh Thư Quán.

Quan Âm Cổ Tự: Tọa lạc ở số 84/4 đường Rạch Chùa, phường 4 thành phố Cà Mau. Chùa do Hòa thượng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Mặc dù không phải là một công trình kiến trúc đồ sộ nhưng đây là nơi gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Cà Mau. Đặc biệt, trong thời kỳ chiến tranh, đây là nơi nuôi giấu các chiến sỹ cách mạng và không ít các nhà sư của Quan Âm Cổ Tự đã trở thành liệt sỹ. Nằm uy nghi dưới những rặng bồ đề còn hằn lên những dấu tích xưa ở một góc nội ô thành phố Cà Mau, Quan Âm cổ tự còn giữ nét bí ẩn về một truyền thuyết đã có từ thuở khai hoang mở cõi ở xứ cực nam của tổ quốc.

Chùa Hưng Quảng: Tọa lạc ở số 26 đường Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau. Chùa được dựng từ những năm 1950 thuộc Tịnh Đô Cư Sĩ Phật hội Việt Nam và được trùng tu năm 1963. Trong chùa có lập phòng thuốc nam Phước Thiện từ năm 1954 và đã hoạt động cho đến ngày nay.

Chùa Bà Mã Châu: Nằm trên phố Lê Lợi thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng từ năm 1882 và là biểu tượng cho nét văn hóa tâm linh của người Hoa nơi đây. Chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, người quê Phù Điều, Phúc Kiến, Trung Quốc. Tương truyền Bà sinh sống vào khoảng cuối thế kỷ X. Cả cuộc đời Bà dành để cứu giúp ngư dân nghèo và sau khi qua đời Bà vẫn tiếp tục độ cho người dân vượt qua bão táp, hoạn nạn tới chốn bình yên. Nhờ tài năng, đức độ của Bà được nhân dân tôn thờ là “Thần Biển” và đến đời vua Càn Long nhà Thanh đã phong cho Bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hàng năm nhân dân trong vùng và khách thập phương đến Chùa Bà tham quan, chiếm bái, tạ ơn, cầu an rất đông, đặc


41

biệt vào ngày Vía Bà 23/3 âm lịch.

Đình Tân Hưng: Thuộc địa phận xã Lý Văn Lam, thành phố Cà Mau. Đình được xây dựng năm 1907, trải qua chiến tranh đã bị hư hỏng toàn bộ. Trên nền đó, người dân địa phương cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn, nền xây bằng đá hộc, mái lợp ngói máng. Mặt trước đình là hàng bốn cột xi măng, dưới chân các cột được kê bằng đá tảng. Cấu trúc mái hình bánh ít và trên nóc đúc hai rồng chầu.

Đình Tân Hưng là nơi treo cờ Đảng Cộng Sản Đông Dương đầu tiên của Cà Mau năm 1930. Đây là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hưng - mặt trận chống Pháp tại Cà Mau. Đình được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích từ năm 1992.

Hồng Anh Thư Quán: Thuộc căn số 2 nhà số 41 đường Phạm Văn Ký - Phường 2, thành phố Cà Mau. Đây là cơ sở chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tại Cà Mau làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin trong mọi tầng lớp nhân dân và tạo điều kiện ra đời của các cơ sở Đảng Cộng sản tại Cà Mau sau này. Hồng Anh Thư Quán đã từng là hiệu sách báo tiến bộ của chi hội tại tầng 1 của ngôi nhà trên. Hiệu sách phục vụ các loại sách báo tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn trong đó có “Tư bản luận” của Mác và Ăng Ghen. Hồng Anh Thư Quán đã trở thành di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước công nhận vào năm 1992.

Khu di tích tội ác chiến tranh Hải Yến - Bình Hưng: Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng được xây dựng trên một diện tích khoảng 30 ha bên bờ sông Cái Đôi Giữa - ấp Thanh Đạm - huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau. Biệt khu này được thành lập từ cuối năm 1959 đầu năm 1960. Nơi đây hiện còn lưu giữ được một số chứng tích bao gồm cây Cầu Vĩnh Biệt (nơi các tù nhân được dẫn qua từ nhà giam đến hố chôn người), các hố chôn người tập thể,… Ngày 24/11/2000, Biệt khu Hải Yến – Bình Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.

Làng Rừng: Một hiện tượng xã hội độc đáo đã đi vào lịch sử giữ nước của nhân dân ta. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, không chịu nổi sự đàn áp dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, người dân Cà Mau đã đi sâu vào rừng đước lập làng nổi để sống với Cách mạng. Mỗi làng rừng như một xã hội thu hẹp với sự phân công lao động rõ ràng, công bằng và hợp lý. Làng rừng được coi là tiền đề đồng khởi do có tác dụng bảo toàn thực lực cách mạng ở Cà Mau.

Điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển: Đây chính là cửa Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân An huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi tiếp nhận hơn 3000 tấn vũ khí từ 77

42

chuyến tàu cập bến thành công chi viện cho chiến trường miền Nam từ năm 1962 đến năm 1972. Chuyến tàu đầu tiên cập bến Vàm Lũng an toàn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thông đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước.

* Lễ hội

Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá vào cuối thế kỷ XVII với dân số hình thành nhờ nguồn di dân tự do từ khắp các miền đất nước. Chính vì vậy, trên địa bàn Cà Mau hiện nay bên cạnh dân tộc Kinh còn có một số lượng khá lớn người Khơ Me, người Hoa, người Chăm và nhiều dân tộc khác cùng chung sống. Chính nhờ vậy các truyền thống văn hóa, lễ hội nơi đây có sự hài hòa giữa văn hóa các dân tộc.

Ở Cà Mau, ngoài một số lễ hội chung của cả nước như Tết nguyên đán cổ truyền của người Việt; Hội Phật Đản,… còn một số lễ hội mang tính chất vùng như lễ Cầu An (trước tết Chaall chhnan Thmei), lễ hội vào năm mới (tết Chaall chhnan Thmei), lễ cúng trăng (lễ đút cốm dẹp) của người Khơ Me Nam Bộ. Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoa ở đây. Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhất đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đến với lễ hội của người Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, du khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người nơi đây.

Trong các lễ hội ở Cà Mau tiêu biểu có lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất của ngư dân Cà Mau, được tổ chức từ 14 – 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại thị trấn sông Đốc huyện Trần Văn Thời. Mục đích của Lễ hội Nghinh Ông sông Đốc là cầu cho biển lặng, gió hòa, ngư dân làm ăn may mắn, phát đạt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ được tổ chức khá lớn, hàng chục ngàn người trong tỉnh và vùng lân cạn đến cúng viếng, tham dự.

* Các tài nguyên nhân văn phi vật thể

Các giai thoại, các câu chuyện kể về bác ba Phi: Đầy tính hóm hỉnh và đặc sắc về cuộc sống, lối sinh hoạt của người dân Nam Bộ sẽ mang lại cho người nghe những tràn cười sản khoái, du khách sẽ cảm thấy thật thư giãn và qua đó hiểu thêm về cuộc sống của ông cha ta thời khai hoang mở cõi khi tham gia tour thưởng ngoạn cảnh rừng U Minh Hạ về đêm. Hiện nay khu nhà và phần mộ của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc có từ

lâu đời, là món ăn tinh thần của người dân vùng đất miền Tây Nam Bộ nói chung và người dân tỉnh Cà Mau nói riêng. Để bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật này, tỉnh Cà Mau luôn chú trọng xây dựng câu lạc bộ “Đờn ca tài tử” giúp mọi người kết nối với nhau bằng lời ca tiếng hát, cũng như để du khách gần xa thưởng thức. Các chương trình biểu diễn đờn ca tài tử đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc của người dân vùng đất này.

* Tài nguyên nhân văn khác và các làng nghề

Chợ nổi Cà Mau: Hình thành giữa lòng thành phố Cà Mau trên sông Gành Hào với hàng trăm chiếc ghe to nhỏ đầy ấp hàng hóa tấp nập bán mua. Chợ hình thành từ bao giờ không biết nữa nhưng mang đậm đặc trưng vùng sông nước. Cùng với chợ nổi ở các địa phương khác trong toàn khu vực châu thổ sông Cửu Long, chợ nổi Cà Mau là biểu hiện của một nét văn hóa, một kiểu quần cư, một phong cách sống đặc sắc có một không hai trên thế giới của người Việt nơi đây. Trước kia chợ nổi nơi đây cũng như bao chợ nổi trong vùng buôn bán đủ loại mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm,…Nhưng nay chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sĩ hàng hóa nông sản tươi, những rau trái miệt vườn. Cái vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng miền sông nước luôn hấp dẫn du khách từ mọi miền đất nước và cả các du khách quốc tế đến từ các vùng xa xôi trên trái đất.

Các làng nghề: Làng nghề gác kèo ong là một nét đặc trưng của cư dân vùng U Minh Hạ. Bên cạnh còn có làng nghề dệt chiếu phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương của Cà Mau như Tân Lộc (huyện Thới Bình), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), nhưng nổi tiếng nhất là chiếu lẫy của Tân Thành, TP Cà Mau. Làng nghề đan mê bồ thuộc các ấp: Hoàng Thá, Nguyễn Huế (xã Tân Bằng), Lê Giáo, ấp 8 và Hà Phúc Ứng (xã Biển Bạch Đông) của huyện Thới Bình cũng đã có một thời phát triển rất thịnh vượng. Các làng nghề đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho những người dân địa phương và tạo thêm cho Cà Mau những sản phẩm du lịch phong phú.

2.2.2. Dân cư và lao động‌


Theo số liệu của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 dân số Cà Mau có 1.205.108 người. Đến đầu năm 2011 khoảng 1.214.900 người. Tỉnh Cà Mau có hơn 20 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc khác. Các dân tộc cùng sinh sống hòa bình, tạo nên những nét văn hóa đa dạng, thu hút khách du lịch như các lễ hội của dân tộc Khơme hay các phong tục, tập quán sinh hoạt của người Hoa.

Năm 2012 lao động ngành du lịch có trình độ đại học và trên đại học là 152 lao động chiếm tỷ khiêm tốn là 4,8%; lao động chưa qua đào tạo vẫn còn đông với 2.278 lao động chiếm tỷ lệ 71,9%. Đây là con số mà ngành du lịch Cà Mau cần phải nhìn lại để có những định hướng đào tạo nhân lực cho ngành trong tương lai.

Trong phát triển du lịch cả nước nói chung và du lịch của Cà Mau nói riêng số lượng và chất lượng dân cư đã và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch. Dựa vào những điều kiện cụ thể về chất và số lượng dân cư từ đó có thể quy hoạch thành những loại hình, tour du lịch khác nhau như du lịch cộng đồng, du lịch miệt vườn sông nước,…. Người dân Cà Mau với bản tính thật thà, chất phát, rất hiếu khách sẽ là điều kiện đủ để góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch Cà Mau lên một tầm cao mới.

2.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch‌


2.2.3.1. Hệ thống giao thông

Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm,... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đường hàng không: Cà Mau có sân bay Cà Mau, với chuyến bay từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. Trong hoạt động du lịch thì du khách đến thành phố Cà Mau có thể đi bằng đường bộ (350 km từ TP.HCM) hay đường sông (130 km từ Cần Thơ) và đường hàng không tại sân bay Cà Mau. Trung chuyển giữa các điểm du lịch ở Cà Mau được thực hiện chủ yếu bằng đường thủy với các loại phương tiện chủ yếu là tàu cao tốc, thuyền, đò, canô,…

Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm,… rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường thủy tỉnh Cà Mau có 1.886 sông, kênh, rạch với tổng độ dài gần 6.000 km. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau. Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cà Mau là địa phương có hoạt động giao thông trên đường thủy sôi động nhất cả nước, song


45

việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa tại tỉnh vẫn đáng lo ngại.

Đường bộ: Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1A và quốc lộ 63 nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Hiện tỉnh Cà Mau có 16 tuyến tỉnh lộ (dài 309,5 km), 76 tuyến huyện lộ (dài 754,6 km), 114,7 km đường đô thị, 10.819 km lộ giao thông nông thôn.

Tuy nhiên, giao thông đường bộ Cà Mau vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến đường từ TP.HCM về Cà Mau phải đi qua nhiều tỉnh thành, có đến hàng trăm đống cát đá, đất xới, đổ đầy trên quốc lộ 1. Đoạn đường từ Tiền Giang xuống Vĩnh Long trong hầu như lúc nào cũng nằm trong giai đoạn cần nâng cấp và sửa chữa.

Nhiều cây cầu bị đào lấp rất dễ gây tai nạn, thiếu đèn đường. Người dân phải chịu cảnh khói bụi, mỗi khi có xe tải. Vào mùa mưa đường thường xuyên ngập lụt. Về đến địa phận tỉnh Cà Mau đường về Cái Nước, Năm Căn có những đoạn có rất nhiều “ổ gà”, mặt đường hẹp, ít làn đường nhưng phương tiện lưu thông thì lại đông đúc. Chính tình trạng trên đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra. Nhìn chung giao thông đường bộ Cà Mau còn kém phát triển. Hằng năm, tỉnh phải chi khoảng 50 tỷ đồng cho công tác duy tu, sửa chữa đường sá, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 30% khối lượng công trình.

Chính những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành du lịch Cà Mau trong quá trình vận chuyển, chuyên chở khách. Đồng thời việc thực hiện liên kết với du lịch của các tỉnh, vùng lân cận cũng gặp không ít trở ngại. Việc rút ngắn các tuyến đường di chuyển đang được các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đặc biệt lợi thế cho Cà Mau. Xây dựng, tu bổ, mở rộng đường đang được tỉnh quan tâm. Khi hệ thống đường xá hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển, làm tăng nhu cầu đi lại của cư dân trong đó có nhu cầu tham quan du lịch.

2.2.3.2. Điện, nước

Điện: Cùng với sự phát triển của hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành du lịch. Hiện nay Cà Mau có 97/97 xã, phường, thị trấn có điện đạt 100%; số người dân được sử dụng có điện đạt 91%. Tuy nhiên, do Cà Mau là địa phương có địa hình sông nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho một hộ nông dân rất cao (khoảng 10 triệu đồng), có thể tới gấp đôi so với nhiều địa phương khác trong vùng. Vì vậy, mặc dù được huy động vốn lớn, nhưng số hộ

46

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023