Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững

+ Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch.

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

Tóm lại, trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo thực hiện được ba nguyên tắc cơ bản: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và mười nguyên tắc cụ thể tương ứng (xem bảng 1.1).


Bảng 1.1. Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững


Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững


1. Phát triển kinh tế

1. Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế – xã

hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.

2. Phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao.

3. Xúc tiến, quảng bá du lịch có trách nhiệm.


2. Phát triển xã hội

4. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các HĐDL.

5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững.

6. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về PTDLBV.

7. Phối hợp liên ngành có liên quan để cùng nhau giải quyết các

mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch.


3. Bảo vệ môi trường

8. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

9. Phát triển du lịch đi đôi với hạn chế sử dụng quá mức tài

nguyên và giảm thiểu chất thải.

10. PTDL gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên và MT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 5

1.2. Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam‌


1.2.1. Phát triển du lịch ở Việt nam‌


Những thế mạnh thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn, chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

Hoạt động phát triển du lịch ở nước ta đang diễn ra trong một bối cảnh hết sức thuận lợi khi Đảng và Nhà nước đã đánh giá và xác định rõ vị trí quan trọng của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ cho phép có được những chính sách ưu tiên trong khai thác tài nguyên và đầu tư phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và ở các vùng du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch đã được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho du lịch phát triển.

Du lịch thế giới đang phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là điểm du lịch mới trên bản đồ du lịch thế giới có sức hấp dẫn lớn đối với khách quốc tế.

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới.

Lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam có sự tăng trưởng khá ổn định. Năm 1995 cả nước chỉ đón được 1,35 triệu lượt khách quốc tế thì đến năm 2010 đã lên tới trên 5 triệu lượt (xem biểu đồ 1.1).


Nghìn lượt

30000

Tỷ đồng


28000


100.000

25000

25000

96000

20500

80.000

20000

19200

70000

17500

64000

16000

60.000

15000

14500

56000

13000 13500

51000

10600

11200 11700

40.000

10000

9600

8500

30000

26000

6500

5500

23000 22000

20500

5094

5000

14000 15600 17400

4229 4254

20.000

3772

8730

1358

9500 10060

2330

2628

2429

2927

3478 3583

1600

1716

1520

1781

2140

0

0

Năm

Khách quốc tế

Khách nội địa

Thu nhập du lịch

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Biểu đồ 1.1: Khách và thu nhập du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Bảng 1.2: Tăng trưởng trung bình khách du lịch Việt Nam


Giai đoạn

1995 – 2000

2001 – 2005

2006 – 2010

Tăng trưởng khách du lịch

(%/năm)

Khách du lịch

20,6

7,9

11,2

Khách quốc tế

14,1

10,7

9,1

Khách nội địa

22,5

7,4

12,5

Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCVPTDL

Những cải cách về thời gian lao động và chế độ tiền lương, cùng với chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng cao nên lượng người dân đi du lịch tăng nhanh. Khách du lịch nội địa tăng nhanh, từ 5,5 triệu năm 1995 lên 28 triệu lượt khách năm 2010.

Việc khuyến khích được người dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính phủ như các chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng... góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và góc độ xã hội.

Trong một thời gian dài (1995 – 2010), Việt Nam đạt mức tăng trưởng khách du lịch khá cao: 20,6%/năm trong giai đoạn 1995 – 2000, 7,9%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005 và 11,2%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010.

Cùng với tăng trưởng khách du lịch, thu nhập du lịch Việt Nam tăng nhanh, trung bình giai đoạn 1995 – 2000 tăng 14,3%, giai đoạn 2001– 2005 tăng 10,7% và giai

đoạn 2006 – 2010 tăng 28,1%.

Năm 2010, thu nhập du lịch Việt Nam đạt trên 96.000 tỷ đồng và tạo ra trên 1,4 triệu việc làm trong đó có 480 ngàn lao động trực tiếp, đóng góp 5,8% GDP.


Bảng 1.3: Tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch Việt Nam


Giai đoạn

Tăng trưởng thu nhập du lịch (%/năm)

1995 – 2000

14,3

2001– 2005

10,7

2006 – 2010

28,1

Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCVPTDL.


Những khó khăn thách thức phát triển du lịch bền vững

Bên cạnh những thành công lớn, du lịch Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, phát triển nhưng còn ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững.

Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, xuất phát điểm thấp. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn non yếu, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng, chưa kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách, chưa tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam. Xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ. Tốc độ phát triển du lịch tăng nhanh nhưng số lượng tuyệt đối còn thấp.

Du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nhưng sự chỉ đạo phối hợp liên ngành còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa tạo thành một dây chuyền liên hoàn hỗ trợ cho hoạt động du lịch, chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra

cho ngành. Sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Đây là những hạn chế, cản trở phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, HIV/AIDS gia tăng, du lịch không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng cũng không đứng ngoài những nguyên nhân làm cho môi trường VH - XH biến đổi xấu đi. Nếu chúng ta không có những hành động thích hợp, những vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn và tiếp tục phá hoại tính bền vững của du lịch.

1.2.2. Phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ‌


Những thế mạnh thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

DHNTB bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Duyên hải Nam Trung bộ có đường bờ biển dài hơn 800 km với hàng trăm vịnh, đảo đẹp cùng những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh, sạch và ấm quanh năm là những tiềm năng tài nguyên du lịch vượt trội của vùng này. Những bãi biển đẹp như Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong, Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)… có thể đầu tư phát triển thành những khu nghỉ dưỡng biển cao cấp có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ.

Hệ thống đảo gần bờ hầu như còn nguyên sơ, nhiều đảo có diện tích đủ lớn có thể phát triển du lịch như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre, Hòn Tằm (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận).

Bên cạnh tiềm năng tự nhiên, các giá trị nhân văn với bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời của vùng cũng tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, từ Bình Thuận đến Quảng Nam đều có đền tháp Chămpa. Qua hàng trăm năm tồn tại, dù bị xuống cấp ít nhiều, nhưng các tháp Chăm vẫn lưu giữ những nét huyền ảo, như Nhóm đền tháp Poshanu (Bình Thuận),

Quần thể tháp Poklongarai (Ninh Thuận), Tháp Bà Ponagar (Nha Trang), Tháp Nhạn (Phú Yên). Quảng Nam có Thánh địa Mỹ Sơn đã được công nhận di sản văn hóa thế giới. Mỹ Sơn là một tổng thể kiến trúc gồm 70 đền tháp Chăm và một số lớn bia ký có niên lịch liên tục qua nhiều thế kỷ từ IV-XIII, trong đó nhiều nhất vào khoảng thế kỷ VI-IX. Ngoài Mỹ Sơn, Bình Định là nơi tập trung số lượng và quy mô kiến trúc tháp Chăm nhiều và tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực, với 8 cụm tháp gồm 14 kiến trúc có niên đại từ cuối thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Các cụm tháp ở Bình Định có đủ mặt mọi loại hình trong các nhóm kiến trúc tháp Chăm hiện còn.

Một di sản văn hóa khác của khu vực là đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), di sản văn hóa thế giới. Từ cuối thế kỷ 16, nơi này là thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong, nơi các thương thuyền của Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... đến trao đổi, mua bán hàng hóa qua các triều đại chúa Nguyễn. Hội An là một quần thể kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… và những con phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Đây được xem là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị cổ.

DHNTB còn được biết đến là nơi phát tích những câu dân ca Bài chòi mượt mà và các vở tuồng cổ hùng tráng. Các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống và các di sản vật thể và phi vật thể khác tạo nên quần thể tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, hấp dẫn.

Những năm qua, các tỉnh vùng DHNTB đã biết nắm lấy lợi thế về tài nguyên để khai thác phát triển du lịch. Du lịch đang khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế chung của vùng.

Tăng trưởng bình quân khách du lịch toàn vùng:

- Giai đoạn 1995 – 2000 đạt mức 15,4%/năm (khách du lịch quốc tế tăng 13,6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 16,4%/năm).

- Giai đoạn 2001 – 2005 đạt mức 24,4%/năm (khách du lịch quốc tế tăng 23,6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 25%/năm).

- Giai đoạn 2006 – 2010 đạt mức 16,7%/năm (khách du lịch quốc tế tăng 11,6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 18,4%/năm).

Năm 1995, khách du lịch toàn vùng chỉ có 921.940 lượt, thì năm 2000 con số này lên tới 1.703.438 lượt (tăng 1,8 lần so với năm 1995). Năm 2005 đạt 5.020.650 lượt (tăng 2,9 lần so với năm 2000). Năm 2010 toàn vùng đón 10.782.000 lượt khách du lịch, trong đó 2,3 triệu khách quốc tế và 8,4 triệu khách nội địa (khách du lịch tăng 2,2 lần so với năm 2005).


Bảng 1.4: Khách du lịch các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ


Năm

Tổng số khách du lịch

Khách quốc tế

Khách nội địa

Số lượng

(lượt khách)

Tốc độ tăng

trưởng (%)

Số lượng

(lượt khách)

Tốc độ tăng

trưởng (%)

Số lượng

(lượt khách)

Tốc độ tăng

trưởng (%)

1995

921.940


269.698


652.242


1996

1.103.604

19,7

319.816

18,6

783.788

20,2

1997

866.526

- 21,5

280.334

-12,3

586.202

-25,2

1998

1.032.773

19,2

308.994

10,2

723.779

23,5

1999

1.133.239

09,3

327.503

6,0

805.736

11,3

2000

1.703.438

50,3

476.438

45,5

1.227.000

52,3

2001

2.377.678

39,6

575.187

20,7

1.802.491

46,9

2002

2.889.324

21,5

669.799

16,4

2.219.525

23,1

2003

3.246.916

12,4

877.099

30,9

2.369.817

6,8

2004

4.045.048

24,6

1.086.225

23,8

2.958.823

24,9

2005

5.020.650

24,1

1.373.473

26,4

3.647.177

23,3

2006

6.145.732

22,4

1.535.119

11,8

4.610.613

26,4

2007

7.539.243

22,7

1.859.481

21,1

5.679.762

23,2

2008

8.567.270

13,6

2.147.726

15,5

6.419.544

13,0

2009

9.132.880

6,6

2.083.680

-3,0

7.049.200

9,8

2010

10.782.000

18,1

2.344.500

12,5

8.437.500

19,7

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Cùng với gia tăng khách du lịch, thu nhập du lịch các tỉnh trong vùng cũng tăng nhanh. Năm 2010 thu nhập du lịch toàn vùng đạt 7.275 tỷ đồng, tăng 8,7 lần so với năm 2000, trong đó tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh, thành phố: Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Nam (xem biểu đồ 1.2 và 1.3).

Nghìn lượt Tỷ đồng

8438

Khách quốc tế

Khách nội địa Thu nhập du lịch

7.275

7049

6420

5.947

5680

5.090

4611

3647

3.805

2959

2.882

2220

2370

2.260

2148

2084

2345

1803

1.732

1859

1227

833

476

1.225

1.366

1374

1535

992

575

1086

670

877

9000


8000


7000


6000


5000


4000


3000


2000


1000

8.000


6.000


4.000


2.000


0



đồ 1.2: Khách và thu nhập du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Biểu



Tỷ đồng

3000

2500


2000


1500

Đà Nẵng

Quảng Nam Quảng Ngãi

Bình Định Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

1000

Bình Thuận

500

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

đồ 1.3: Thu nhập du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Biểu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023