Một Số Chỉ Tiêu Phấn Đấu Của Du Lịch Việt Nam Đến Năm 2010

tập quán bản địa và cả lễ nghi truyền thống khi mà người dân địa phương trực tiếp hay gián tiếp quan hệ tiếp xúc với du khách.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát triển các giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài và sự hợp tác tích cực từ nhiều phía trong đó có ngành du lịch. Vì vậy, tiêu chí này được tính hệ số 1 với các mức độ:

- Tốt: công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững đạt hiệu quả cao; các ngành, các cấp và cộng đồng có nhận thức tốt về phát triển du lịch bền vững; tài nguyên và môi trường du lịch được bảo vệ tốt.

- Tương đối tốt: công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững đạt hiệu quả khá cao; các ngành, các cấp và cộng đồng có nhận thức khá tốt về phát triển du lịch bền vững; phần lớn tài nguyên và môi trường du lịch được bảo vệ.

- Trung bình: công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững được tổ chức bằng nhiều hình thức; nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch chưa chặt chẽ, chưa tạo sức mạnh cho phát triển du lịch.

- Yếu: chưa đạt trung bình.

Tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự phát triển du lịch

Sự đồng thuận của cộng đồng địa phương chiếm tỉ lệ cao là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển hài hòa của kinh tế du lịch với lợi ích của cộng đồng. Điều này có ý nghĩa hết sức lớn lao, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Để đánh giá nội dung này, rất cần thiết phải tiến hành các hoạt động điều tra phỏng vấn cộng đồng địa phương. Tiêu chí này được tính hệ số 2.

An toàn cho du khách

Du lịch phát triển thu hút ngày càng đông du khách cả khách quốc tế và khách nội địa, nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm soát được đồng thời các tệ nạn xã hội sẽ có cơ hội phát sinh. Vì vậy, an ninh và trật tự an toàn xã hội có nguy cơ bị đe doạ.

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo xây dựng được môi trường xã hội thân thiện, cảm giác an toàn cho du khách. Những biểu hiện đu bám, chèo kéo, tranh giành khách, nạn trộm cắp tài sản của khách du lịch, bán hàng kém chất lượng, nâng giá, ép giá… đối với khách du lịch là những biểu hiện không lành mạnh, làm mất lòng tin của khách, đánh mất tính bền vững của du lịch.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc giữ gìn trật tự trị an ninh, an toàn cho du khách không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của ngành du lịch mà còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính quyền và sự phối hợp của các ngành có liên quan. Vì vậy, tiêu chí này được tính hệ số 1 và được đánh giá theo 4 mức độ:

- Tốt: an toàn cho du khách được đảm bảo tuyệt đối; không có trường hợp du khách bị tử vong trong quá trình du lịch; khách có thiện cảm với cộng đồng địa phương; khách du lịch không bị phiền hà quấy nhiễu. Ngành du lịch chủ động phối hợp tốt với các ngành chức năng giải quyết tốt và kịp thời các sự cố bất thường về du lịch.

- Tương đối tốt: an toàn cho du khách được đảm bảo tốt; không có trường hợp du khách bị tử vong trong quá trình du lịch; không có biểu hiện xung đột giữa khách và cộng đồng địa phương; tuy nhiên, khách vẫn còn cảm thấy chưa thoải mái bởi hiện tượng đu bám, chèo kéo, tranh giành khách. Ngành du lịch phối hợp khá tốt với các ngành chức năng giải quyết các sự cố bất thường về du lịch.

- Trung bình: an toàn cho du khách cơ bản được đảm bảo tốt; không có biểu hiện xung đột giữa khách và cộng đồng địa phương; tuy nhiên, có thể vài trường hợp du khách bị tử vong do rủi ro trong quá trình du lịch; vẫn còn xảy ra hiện tượng đu bám, chèo kéo, tranh giành khách; còn xảy ra nạn trộm cắp tài sản của khách du lịch, còn hiện tượng bán hàng kém chất lượng, nâng giá, ép giá đối với khách du lịch. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan giải quyết các sự cố bất thường về du lịch chậm, hiệu quả chưa cao.

- Yếu: chưa đạt trung bình, hoặc có xảy ra dịch bệnh bùng phát hoặc xảy ra tình trạng khủng bố khách du lịch.

Các tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường

Môi trường là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Khác với nhiều ngành kinh tế khác, trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ vì vậy sự suy giảm chất lượng môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút tính hấp dẫn các sản phẩm du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.

Tỉ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tổng số các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Điều này có nghĩa là trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch cần phải tính đến các giải pháp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Bên cạnh những nỗ lực chung của toàn xã hội, của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm với tài nguyên và môi trường. 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tiêu chí về tỉ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.

Tỉ lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lý

Việc gia tăng nhanh khách du lịch tại các khu, điểm du lịch sẽ đi đôi với gia tăng áp lực khai thác tài nguyên, tăng lượng chất thải từ hoạt động du lịch, không đảm bảo được quá trình tự làm sạch, tăng nguy cơ suy thoái môi trường. Vì vậy, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch là tiêu chí quan trọng cần được xem xét, đánh giá nỗ lực của ngành du lịch đối với công tác bảo vệ môi trường.

Tỉ lệ chất thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lý càng cao thì phát triển du lịch càng gần với mục tiêu phát triển bền vững. Tiêu chí này được tính hệ số 2.

Tỷ lệ các điểm tài nguyên, điểm tham quan DL được bảo tồn, tôn tạo

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đi đôi với gìn giữ và nâng cao giá trị tài nguyên du lịch.

PTDL được coi là bền vững nếu như số lượng các điểm du lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư, bảo vệ chiếm tỷ lệ cao.

Ở Việt Nam, hầu hết các nguồn tài nguyên du lịch đều được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, mọi hoạt động khai thác hay đầu tư đều phải tuân theo các văn bản pháp quy quy định. Vì vậy, việc phân biệt giữa điểm du lịch “được bảo vệ” với điểm du lịch “chưa được bảo vệ” để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch là điểm du lịch đó có được Nhà nước và địa phương quan tâm đầu tư tôn tạo, xây dựng các hệ thống xử lý, và kiểm soát chất thải hay không. Tỉ lệ các điểm tài nguyên du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo trong tổng số các điểm du lịch nằm trong danh mục được các cấp phê duyệt nếu vượt quá 50% thì được đánh giá là phát triển bền vững [75].

Tiêu chí về tỉ lệ các điểm tài nguyên, điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo được tính hệ số 2.

Quản lí cường độ hoạt động của các khu, điểm du lịch

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường.

Xác định và quản lý tốt cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch sẽ góp phần giới hạn lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu du lịch trong cùng một thời điểm, qua đó sẽ giảm thiểu các tác động tiêu cực lên các nguồn tài nguyên và môi trường.

Tiêu chí về quản lí cường độ hoạt động của các khu, điểm du lịch được tính hệ số 2 và được đánh giá với 4 mức độ:

- Tốt: có các công trình nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch và có phương pháp quản lý tốt “sức chứa” ở các khu, điểm du lịch.

- Tương đối tốt: có các công trình nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch ở các khu, điểm du lịch; quản lý “sức chứa” đạt hiệu quả khá.

- Trung bình: chưa có các công trình nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch nhưng ở các khu, điểm du lịch không thường xuyên xảy ra hiện tượng “quá tải” (thiếu các dịch vụ phục vụ khách du lịch do lượng khách quá đông).

- Yếu: chưa đạt trung bình.

Ứng phó với sự cố môi trường ở các khu, điểm du lịch

Hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường. Những sự cố về môi trường không được khắc phục kịp thời là lực cản rất lớn đối với việc thu hút khách du lịch. Nhiều trường hợp khách hủy tour du lịch, hủy quyết định đến điểm du lịch. Để phát triển bền vững, công tác phòng ngừa, ứng phó kịp thời với sự cố môi trường cần được tính đến trong tất cả các hoạt động du lịch. Tiêu chí ứng phó với những sự cố môi trường ở các khu, điểm du lịch được tính hệ số 1 và được đánh giá với 4 mức độ:

- Tốt: có mạng lưới quan trắc môi trường, điều tra đánh giá ô nhiễm môi trường du lịch; các cấp, các ngành có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động ứng phó tốt, nhanh, kịp thời đối với các sự cố môi trường tại các khu, điểm du lịch.

- Tương đối tốt: có mạng lưới quan trắc môi trường, điều tra đánh giá ô nhiễm môi trường du lịch; sự cố môi trường tại các khu, điểm du lịch được khắc phục tương đối tốt.

- Trung bình: có mạng lưới quan trắc môi trường, điều tra đánh giá ô nhiễm môi trường du lịch; cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc ứng phó với sự cố môi trường chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch.

- Yếu: chưa đạt trung bình.


1.3.3. Thang điểm đánh giá‌


Bậc và điểm đánh giá

Để có cơ sở đánh giá từng tiêu chí với các mức độ đạt được khác nhau, rất cần thiết xây dựng các bậc và điểm đánh giá.

Có thể qui các kết quả đạt được thành 4 cấp độ theo thứ tự từ cao xuống thấp là: tốt, khá, trung bình và yếu. Tương ứng với mỗi cấp độ là các bậc đánh giá từ cao

xuống thấp: bậc 4, bậc 3, bậc 2 và bậc 1 và các điểm đánh giá từ cao xuống thấp: 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm, và 1 điểm.


Bảng 1.7: Bậc và điểm đánh giá các tiêu chí


Bậc

Mức độ đạt được

Điểm

4

Cao/tốt/bền vững

4

3

Tương đối cao/ tương đối tốt/tương đối bền vững

3

2

Trung bình/chưa tốt/thiếu bền vững

2

1

Thấp/yếu/kém bền vững

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 7

Điểm đánh giá phát triển du lịch của một lãnh thổ du lịch bao gồm:

- Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí: điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của tiêu chí đó. Như vậy điểm đánh giá riêng cao nhất của một tiêu chí đối với bậc cao nhất (4) và có hệ số cao nhất (3) sẽ là: 4 x 3 = 12 điểm. Và điểm đánh giá riêng thấp nhất là các bậc thấp nhất (1) của yếu tố có hệ số thấp nhất (1) sẽ là: 1 x 1 = 1 điểm.

- Điểm đánh giá tổng hợp cho từng nhóm tiêu chí (kinh tế, xã hội, môi trường): là tổng số các điểm đánh giá riêng từng tiêu chí trong cùng nhóm.

- Điểm đánh giá tổng hợp về PTDL: là tổng số điểm đánh giá của cả ba nhóm kinh tế, xã hội, môi trường.

Kết quả đánh giá tổng hợp so với tổng số điểm tối đa là cơ sở để đánh giá từng nhóm tiêu chí nói riêng và phát triển du lịch nói chung theo bốn mức độ:

Bền vững

Tương đối bền vững

Thiếu bền vững

Kém bền vững.

Trọng số của các bậc

Để đánh giá các tiêu chí với các mức độ khác nhau, rất cần thiết phải xác định được trọng số riêng phù hợp với đặc điểm của từng tiêu chí. Đây là việc làm hết sức quan trọng, có tính định lượng để có thể so sánh các kết quả đánh giá với nhau.

Các căn cứ sau đây có thể xem xét để xây dựng trọng số:

- Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững

- Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam

- Các chỉ tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam

Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam đến năm 2010


Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010

1

Khách du lịch :



- Khách quốc tế (triệu khách)

5,5 – 6,0


- Khách nội địa (triệu khách)

25

2

Tăng trưởng trung bình khách du lịch (%)

11,4

3

Thu nhập du lịch (tỷ USD)

4,0 - 4,5

3

GDP du lịch trong tổng GDP của cả nước

5,3%

4

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (%/năm)

11,0 – 11,5

5

Tạo việc làm cho xã hội (người):

1.400.000


- Lao động trực tiếp

350.000


Lao động gián tiếp

1.050.000

Nguồn số liệu: Bộ VHTTDL [6]

Quá trình phát triển du lịch luôn ở trạng thái “cân bằng động”, vì vậy trọng số của mỗi bậc chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với sự phát triển của từng yếu tố và sự phát triển chung của du lịch tại thời điểm được đánh giá.


Thang điểm đánh giá

Tổng quan các nghiên cứu trên, có thể xây dựng một thang điểm bao gồm hệ thống các tiêu chí, trọng số, hệ số, bậc và điểm đánh giá sau đây để đánh giá mức độ bền vững của phát triển du lịch (xem bảng 1.9).

Bảng 1.9: Thang điểm đánh giá các tiêu chí phát triển du lịch



Nhóm


Tiêu chí đánh giá

Hệ số

Trọng số cho các bậc

Bậc 4

(4 điểm)

Bậc 3

(3 điểm)

Bậc 2

(2 điểm)

Bậc 1

(1 điểm)


Kinh tế

Tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch (%/năm)

3

> 24

19 - 24

12 - 18

< 12

Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP của

tỉnh (%/năm)

3

> 6

4 - 6

3 - 4

< 3

Tăng trưởng bình quân khách du lịch (%/năm)

2

> 12

9 - 12

6 - 8

< 6

Thời gian lưu trú bình quân của khách

(ngày/lượt khách)

2

> 2,5

2,0 - 2,5

1,3 - 1,9

< 1,3

Mức chi tiêu bình quân 1 ngày/ khách

- Khách quốc tế (triệu đồng)

- Khách nội địa (triệu đồng)


2


> 3,0

> 1,0


2,1 - 3,0

0,8 - 1,0


1,1 - 2,0

0,5 - 0,7


< 1,0

< 0,5

Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại

(%/năm)

1

> 40

31 - 40

20 - 30

< 20

Điểm tối đa: 52

52

39

26

13


Xã hội

Tăng trưởng bình quân lao động du lịch (%/năm)

3

> 10

8 - 10

6 - 7

< 5

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

2

Tốt

Tương đối tốt

Trung bình

Yếu

Tỷ lệ cộng đồng địa phương đồng

thuận với sự PTDL của tỉnh (%)

2

85 – 100

65 - 84

50 - 64

< 50

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững

1

Tốt

Tương đối tốt

Trung bình

Yếu

An toàn cho du khách

1

Tốt

Tương đối tốt

Trung bình

Yếu

Điểm tối đa: 36

36

27

18

9


Môi trường

Tỷ lệ các CS KD DVDL có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường (%)


3


85 – 100


65 - 84


50 - 64


< 50

Tỷ lệ các điểm tài nguyên, điểm tham quan du lịch được bảo tồn, tôn tạo (%)

2

> 50

36 - 49

20 - 35

< 20

Tỷ lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch

được thu gom xử lý (%)

2

85 – 100

65 - 84

50 - 64

< 50

Quản lí cường độ hoạt động của các khu, điểm du lịch

2

Tốt

Tương đối tốt

Trung bình

Yếu

Ứng phó với sự cố môi trường ở các

khu, điểm du lịch

1

Tốt

Tương

đối tốt

Trung

bình

Yếu

Điểm tối đa: 40

40

30

20

10

Tổng số điểm tối đa: 128

128

96

64

32


Điểm đánh giá tổng hợp được tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối.

Theo giá trị tương đối, mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá các mức độ:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023