Năng Lực Cạnh Tranh Về Du Lịch Trên 130 Nước Năm 2008


Việt Nam có chế độ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội được đảm bảo.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cung cấp sản phẩm có chất lượng.

Sự có mặt của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam có nhiều lĩnh vực đặc biệt sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng và các khách sạn cao cấp; hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên thị trường du lịch quốc tế, là điểm đến thân thiện và an toàn.

Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư xây dựng và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch của đất nước, giao lưu giữa các vùng (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa - nơi có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc) và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch.

Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, từ 1990 - 2004 khách du lịch quốc tế tăng 10 lần, từ 250.000 lượt năm 1990 lên 2.930.000 lượt năm 2004.

Năm 2007 có 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 17,2% so với năm 2006; 19,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 9,7% so với năm 2006. Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56.000 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006.

Năm 2008 lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.253.000 lượt, tăng 0,6 % so với năm 2007.


Tuy vậy, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng của Việt Nam còn thiếu và kém chất lượng, nhất là thiếu các khách sạn cao cấp, các trung tâm mua sắm vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch.

Chưa có nhiều đường bay thẳng đến các nước đã làm chi phí máy bay cao so với các nước trong khu vực. Thiếu hụt nghiêm trọng khách sạn chất lượng cao. Thiếu lao động kỹ năng cao, chuyên nghiệp.

Tập trung quá mức trong việc thu hút khách du lịch mà chưa quan tâm đến chất lượng của khách du lịch như độ dài chuyến đi và chi tiêu của du khách. Chất lượng dịch vụ, chất lượng mua sắm của du khách còn hạn chế, tỷ lệ khách quay lại thấp.

- Cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam

+ Cơ hội

Xu hướng tăng trưởng du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới có khả năng ổn định trong những năm tới. Giảm giá hàng không do sự xuất hiện của các hãng giá rẻ.

Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, Việt Nam gia nhập WTO thúc đẩy đầu tư và thương mại tại Việt Nam. ASEAN là hiệp hội thành công thúc đẩy cơ hội hợp tác với các nước trong vùng để xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thống nhất hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung như Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, Cư trú, Đi lại... tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển.

+ Thách thức

Cạnh tranh căng thẳng giữa các nước trong khu vực có cùng điều kiện kinh tế, tự nhiên, văn hóa, xã hội. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế.


Bảng 1.2.1. Năng lực cạnh tranh về du lịch trên 130 nước năm 2008



Quốc gia


Tổng sắp


Khung pháp lý

Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng

Nguồn lực con người, văn hóa, tự nhiên

Malaysia

32

37

39

57

Singapore

16

1

13

37

Thái Lan

42

63

42

59

Việt Nam

96

97

92

76

QG số 1 TG

Thụy Sỹ

Singapore

USA

Áo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 4

Nguồn: Nguyễn Đình Hòa (2009), “Thử nhận diện du lịch Việt Nam”,

Tạp chí Du lịch Việt Nam, [14, tr.10]

Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá thấp so với nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành còn nhiều bất cập.

Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, cơ chế chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

Ngành du lịch nhạy cảm với các cú sốc như : bất ổn chính trị, kinh tế toàn cầu. Các dịch bệnh như SARS, cúm A/H1N1,... có thể bùng phát thành đại dịch.

Sự phát triển nhanh cả về lượng và chất của du lịch Việt Nam, là điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với du khách, đã tạo điều kiện thuận lợi lớn để du lịch tỉnh, thành trong cả nước phát triển.


1.2.2.2. Du lịch ở một số tỉnh, thành của Việt Nam

* Du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh

Lượng khách du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng từ 1,63 lượt người năm 1995 lên 5 triệu lượt người năm 2005 (tăng gấp 3 lần so với năm 1995). Lượng khách quốc tế tăng từ 815,9 ngàn lượt người năm 1995 lên 2,35 triệu lượt người năm 2006, tăng 2,88 lần.

Năm 2007, lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 2,7 triệu lượt người, tăng 14,8%; tổng doanh thu đạt mức khoảng

24.000 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng mạnh và ổn định nhất là các thị trường Trung quốc, Singapore, Australia, Malaysia, Hàn Quốc. Nhờ đó, đã đóng góp hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực sự là một ngành kinh tế mạnh, với các sản phẩm chất lượng cao, bước đầu cạnh tranh với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư cho các đối tượng doanh nhân nước ngoài, Việt kiều về nước. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chương trình xây dựng thành phố Hồ Chí Minh “năng động - thân thiện - an toàn và hấp dẫn”.

Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đầu tư mở rộng trong nước và nước ngoài, chủ động tìm kiếm thị trường, xây dựng và làm mới nhiều sản phẩm du lịch. Công tác quảng bá xúc tiến có nhiều chuyển biến, khai thác lợi thế của các hãng hàng không, báo chí quốc tế để tổ chức nhiều đoàn Famtrip, Prestrip, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nâng tầm và tổ chức tốt một số sự kiện, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch quốc tế hàng đầu, tiêu biểu là triển lãm quốc tế du lịch thành phố Hồ Chí Minh - 2007. Công tác cải cách hành chính tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý môi trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào điều hành kinh doanh đã được các khách sạn quan tâm, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, góp phần bảo vệ môi


trường. Phương thức quảng bá, chào bán sản phẩm qua mạng được hầu hết các doanh nghiệp lớn, khách sạn từ 3 - 5 sao áp dụng. Một số doanh nghiệp còn chú trọng xây dựng những trang Web chuyên đề cho từng loại thị trường như Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist có các trang web theo mùa; Công ty Vietravel lần đầu tiên bán tour qua mạng…

Nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã đồng loạt áp dụng việc mua tặng bảo hiểm cho khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu của du khách, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc xây dựng sản phẩm du lịch đã nhắm đến yếu tố đa dạng hóa chất lượng phù hợp với thu nhập xã hội, bên cạnh những tour mở thu hút lượng khách phổ thông, đã xuất hiện ngày càng nhiều tour thương gia có mức chi tiêu cao. Sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành khác đã có nhiều chuyển biến, nhất là với ngành Giao thông vận tải như: tàu du lịch chất lượng cao Sài Gòn - Nha Trang, tàu biển chở khách cao cấp Bắc - Nam, tuyến xe buýt tham quan du lịch, mở ra những kênh vận chuyển mới chất lượng cao.

Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia các hội chợ, lễ hội du lịch trong và ngoài nước như: Hội chợ Thương mại - du lịch Đồng Nai, Hạ Long; chương trình Road Show tại Thái Lan,…

Tuy nhiên, hoạt động của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

“Công tác quảng bá xúc tiến chưa thể hiện tính chuyên nghiệp cao; huy động nguồn lực xã hội chưa tương xứng với tiềm năng; ấn phẩm quảng bá cho du lịch còn đơn điệu, chưa đa dạng; môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, nhất là môi trường xã hội; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và chưa chấp hành luật pháp ở một bộ phận doanh nghiệp vẫn chưa thuyên giảm; đặc biệt là sự thiếu cân đối giữa tốc độ tăng trưởng lượng khách với cơ sở vật chất của ngành; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn vẫn còn một số bất cập” [17, tr.51].


* Du lịch ở Tỉnh Tiền Giang

Tiền giang là một trong những tỉnh hàng đầu về phát triển du lịch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. “Khách quốc tế đến tham quan Tiền Giang đạt số lượng cao nhất so các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đạt tỷ lệ cao. Năm 2005 ngành du lịch Tiền Giang đã đón được 518.124 lượt khách (trong đó có 318.522 lượt khách quốc tế)... Năm 2008 đón 787.967 lượt khách, tăng 13,01% so năm 2007. Ước năm 2009: 859.955 lượt khách. Dự kiến năm 2010: 954.550 lượt khách. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 13%.

Tổng doanh thu du lịch năm 2005 đạt 78,676 tỷ đồng. Doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh, thì doanh thu lữ hành tăng bình quân 14,09%, khách sạn là 14,92%, ăn uống là 15,31%. Năm 2008 đạt 143,148 tỷ đồng, tăng 9,21% so năm 2007. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 17,10%” [32, tr.1].

Du lịch Tiền Giang đã có nhiều khởi sắc, góp phần tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động xã hội… từng bước khẳng định vị thế quan trọng đối với du lịch cả nước, thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành Du lịch Tiền Giang đã tích cực, chủ động, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thuộc các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, đầu tư mở rộng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phục vụ và kinh doanh du lịch được tốt hơn, nhất là trong lĩnh vực bán hàng hóa, ăn uống và vận chuyển khách du lịch.

Công tác quy hoạch đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, trong đó các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch rất được ngành Du lịch Tiền Giang đẩy mạnh như: khu du lịch cù lao Thới Sơn với 1,2ha với 3,766 tỷ đồng; khu du lịch biển Tân Thành với kinh phí đầu tư 6,386 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 4,77 tỷ đồng; khu du lịch Cái Bè với kinh phí đầu


tư 3,408 tỷ đồng; khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười với hàng ngàn ha, dự kiến kinh phí đầu tư 50 tỷ đồng.

Các khu du lịch đều chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ du khách như: cù lao Thới Sơn có nhà trưng bày các công cụ sản xuất nông nghiệp, nhà nghỉ mát, nhà hàng phục vụ khách, liên kết các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản phẩm lưu niệm bằng gỗ dừa, trại nuôi ong mật, vườn trái cây, ca nhạc tài tử; khu du lịch biển Tân Thành có các nhà nghỉ mát ven bãi biển, trồng cây xanh, đa dạng các loại hình vui chơi giải trí; khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười có hệ sinh thái vùng ngập phèn độc đáo, động thực vật đặc hữu.

Các dự án nguồn vốn vay ODA cũng được triển khai mạnh mẽ như: dự án Bến Tàu du lịch thành phố Mỹ Tho, dự án cải thiện môi trường thành phố Mỹ Tho, dự án phát triển du lịch cộng đồng. Các nhà khách, nhà nghỉ đã chuyển sang kinh doanh khách sạn, kinh tế tư nhân cũng tham gia làm tăng số lượng phòng lưu trú trong tỉnh: từ 5 khách sạn, với 122 phòng (1995) đến năm 2009 đã tăng lên 85 khách sạn, với 1636 phòng; các nhà trọ với kinh phí đầu tư 64,415 tỷ đồng và nhiều nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế tốt như: Nhà hàng Trung Lương, Nhà hàng Sông Tiền, Thới sơn, Chương Dương,… với kinh phí 471,923 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách từ cao cấp đến bình dân, khách lẻ.

Các phương tiện vận chuyển, chủ yếu phương tiện vận chuyển đường thủy do đặc thù phát triển chủ yếu du lịch sông nước miệt vườn. Năm 1995 có 71 đò du lịch lớn và 82 đò chèo thì đến năm 2009 đã phát triển 219 đò du lịch lớn các loại, 1 ca–nô và 110 đò chèo, đủ sức phục vụ 2600 lượt khách mỗi ngày, cùng với 206 xe các loại, do nhân dân tự trang bị và liên kết với các doanh nghiệp để khai thác du lịch.

Du lịch Tiền Giang tập trung khai thác các loại hình du lịch chủ yếu như: du lịch sinh thái (các tuyến sông, các vườn cây ăn trái dọc sông Tiền, khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, rừng phòng hộ Gò công,…); du lịch


văn hóa thông qua tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, tìm hiểu lối sống Nam Bộ, thưởng thức nhạc tài tử, các làng nghề, món ăn truyền thống dân dã,…; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao trong sự kết hợp với việc mở các tuyến, tour du lịch, chương trình du lịch mới trong và ngoài tỉnh, ngoài nước như sang Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan nhằm thu hút du khách với 17 đơn vị (13 lữ hành quốc tế, 3 lữ hành nội địa và 1 vận chuyển du lịch) năm 2009.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng được đẩy mạnh với việc nâng cao chất lượng và hình thức nội dung quảng bá thông qua tuyên truyền tại chỗ và trực tiếp cho khách du lịch quốc tế và trong nước; phối hợp Đài truyền hình Tiền Giang và thành phố Cần Thơ để thực hiện chương trình du lịch Tiền Giang; đặt bảng hướng dẫn ở 11 điểm tham quan du lịch; nâng cao chất lượng nội dung phim du lịch “Về với Tiền Giang” dịch và phát hành ra tiếng Hoa, Anh, Nhật; hoàn thành quyển “Tiền Giang những di tích nổi tiếng”; phát hành “Bản đồ thương mại - du lịch Tiền Giang”; xây dựng website ngành Thương mại - Du lịch Tiền Giang; các bưu ảnh, tập quảng bá các khu, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, các di tích lịch sử - văn hóa Tiền Giang; tổ chức đại hội các Hiệp hội du lịch; xây dựng Panô tấm lớn quảng bá du lịch tại thị xã Gò Công, trùng tu và bảo dưỡng Panô cửa ngõ thành phố Mỹ Tho cùng với việc tổ chức hội thảo mời gọi đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng, giải pháp thu hút khách tham quan.

Đặc biệt, ngành Du lịch Tiền Giang đã tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tham gia các hội chợ triển lãm, các lễ hội và các sự kiện du lịch trong và ngoài nước với tổng kinh phí thực hiện là 1,633 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ là 280 triệu đồng trong các năm qua.

Ngành Du lịch Tiền Giang đã thống kê phân loại lao động trong ngành để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng như: đã đưa lao động đi đào tạo ở Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh các lớp: nghiệp vụ bàn, bếp, buồng là 256

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022