Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Trong Những Năm Qua


Khâu Băng vào năm 1946, một chiếc thuyền nhỏ lần đầu tiên vượt biển ra miền Bắc báo cáo với Bác Hồ và Trung ương Đảng, xin Trung ương chi viện vũ khí. Bà Nguyễn Thị Định đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ, chở về Bến Tre toàn bộ súng ống, đạn dược, tài liệu và phương tiện tài chính của Trung ương gửi cho Khu 8. Từ đó đến năm 1970, hàng trăm tấn vũ khí được chuyển từ Bắc vào và phân phát khắp chiến trường Nam bộ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Di tích lịch sử Căn cứ cách mạng Y4 tại 2 xã Tân Phú Tây và xã Thành An của huyện Mỏ Cày. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 10 năm 1970 với hàng chục hầm kiên cố, chịu đựng được pháo 105 ly; nhiều công sự chiến đấu và hệ thống hầm bí mật, chỗ làm việc của lãnh đạo Khu ủy. Chính nơi đây đã chỉ đạo những trận đánh lớn vào cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định.

+ Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây Da đôi tại xã Tân Xuân huyện Ba - nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bến Tre, nguyên là hội viên của Chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Sau khi thành lập, chi bộ đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự.

+ Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Ông giữ chức Lãnh binh trong quân đội dưới triều Thiệu trị năm 1848. Năm 1859, quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành đã bị hạ. Sau thời gian cầm cự tại đồn Cây Mai, do lực lượng quá chênh lệch ông rút quân về Gò Công cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27 tháng 6 năm 1866 ông bị trúng đạn, tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Thi hài ông được đưa về chôn tại quê nhà. Sau khi ông chết,


Vua Tự Đức có phong sắc, áo mão và một thanh gươm. Từ năm 1984 nhân dân địa phương đã đem bài vị của ông vào thờ ở Đình Mỹ Thạnh như một vị thần đã có công trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch.

+ Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Trác. Đây là nơi ở, làm việc của đồng chí Lê Duẩn (nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) từ tháng 11 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956 tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam

+ Di tích cuộc thảm sát ở Cầu Hòa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm. Ngày 10 tháng 01 năm 1947, 2 trung đội lính lê dương do tên thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy càn quét vì nghi ngờ có Việt Minh trú đóng tại ấp Cầu Hòa. Sau khi không tìm thấy Việt Minh, chúng quay ra nổ súng vào những người dân vô tội, giết chết 286 người, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, đốt cháy hơn 100 nhà. Đây là cuộc tàn sát có quy mô lớn nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+ Di tích lịch sử Mộ Cụ Võ Trường Toản tại xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri. Võ Trường Toản là người học rộng, tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gửi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm nên đã tổ chức di dời hài cốt của ông về làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Khu mộ của ông và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, để thờ và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.

* Các công trình văn hóa nghệ thuật

Bến Tre có các đình, chùa, khu lưu niệm được nhân dân tổ chức lễ hội, kỷ niệm hàng năm như Chùa Tuyên Linh, Đình Bình Hòa, Đình Phú Lễ, Đình Tân Thạch, Nhà thờ Cái Mơn, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, Bảo Tàng


Bến Tre, Tượng đài Đồng Khởi, Nhà Cổ Đại Điền, Tòa thánh Cao Đài ban chỉnh… với những kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo, thu hút khách du lịch.

* Các tài nguyên nhân văn khác

Các loại hình nghệ thuật dân tộc của Bến Tre như ca múa nhạc dân tộc, nhạc tài tử cải lương, hát bội, các điệu hò, hát lý, hát ru được nhân dân địa phương và khách thập phương rất ngưỡng vọng.

- Các lễ hội ở Bến Tre.

+ Lễ hội truyền thống văn hóa tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu vào mồng 1 tháng 7 hàng năm, tại xã An Đức và thị trấn Ba Tri với nhiều loại hình văn hóa phong phú, đa dạng.

+ Lễ hội truyền thống cách mạng tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng Khởi 17 tháng 1 hàng năm tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày.

+ Lễ hội cúng đình. Bến Tre có 207 Đình. Có 3 Đình được Bộ Văn hóa

- Thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia (Đình Bình Hòa, Phú Lễ, Tân Thạch). Mỗi Đình đều có cúng Kỳ Yên, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và là ngày hội văn hóa của nhân dân địa phương.

+ Lễ hội cúng Ông là đặc trưng của ngư dân vùng biển ở Bến Tre. Bến Tre có 12 Lăng thờ cá ông. Lễ cúng ông lớn nhất , được tổ chức hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 6 âm lịch tại xã Bình Thắng (Bình Đại), được bà con ngư dân quy tụ về làm lễ (cả những người đi lập nghiệp ở vùng khác),

+ Ngày Hội cây trái ngon - an toàn hàng năm được tổ chức vào dịp Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) tại huyện Chợ Lách để du khách được thưởng thức những loại trái cây ngon ở miệt vườn của Bến Tre.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch trong những năm qua

2.2.1. Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, loại hình du lịch, tổ chức quản lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế

2.2.1.1. Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào du lịch

Hoạt động du lịch ở tỉnh Bến Tre ngày càng thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh doanh và sản phẩm du lịch. Sự đa


dạng đó đã khai thác được các nguồn lực, lợi thế về tiềm năng du lịch của địa phương, nâng cao được chất lượng, thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Trước kia, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Đến nay, hệ thống này đã phát triển phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, liên doanh đầu tư trong nước..., tạo nên những những sắc thái riêng ở từng loại hình doanh nghiệp.

Bảng 2.2.1. Hiện trạng hệ thống cơ sở lưu trú phân theo các thành phần kinh tế (tính đến 31/12/2008).

Đơn vị: Cơ sở


Loại hình cơ sở lưu trú

Thuộc sở hữu

Số cơ sở


1. Khách sạn

Doanh nghiệp độc lập

12

Thuộc doanh nghiệp khác

4

Tổng số khách sạn

16

2. Nhà khách

Doanh nghiệp độc lập

3

Tổng số nhà khách

3


3. Nhà nghỉ

Doanh nghiệp độc lập

9

Hộ kinh doanh cá thể

2

Thuộc doanh nghiệp khác

7

Tổng số nhà nghỉ

18

Tổng số cơ sở lưu trú

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 6

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Trong 37 cơ sở lưu trú, có 1 khách sạn (Khách sạn Hàm Luông) và 3 nhà khách (Nhà khách Tỉnh ủy, Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh, Nhà khách Công an tỉnh) thuộc quyền quản lý của Nhà nước; các cơ sở lưu trú còn lại thuộc doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất quản lý du lịch trên toàn địa bàn, vừa phát huy vai trò kinh tế nhà nước trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch, đồng thời phát huy nguồn lực đầu tư ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Chính sự đa dạng hóa trong thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu khác nhau ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Nhờ vậy, Bến Tre đã thu hút nhiều dự án đầu tư kể cả đầu tư nước ngoài, khai thác được nhiều nguồn lực về vốn, kỹ thuật, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, cải thiện đời sống người dân địa phương.

Giai đoạn 2001 - 2005 tổng mức đầu tư là 163,862 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 5,657 tỷ; nguồn vốn từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là 158,205 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng mới 27 cơ sở lưu trú du lịch; 18 nhà hàng; 20 điểm tham quan du lịch sinh thái, nâng cấp sửa chữa lớn 4 nhà hàng; 2 khách sạn.

Tuy nhiên, việc tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể ở Bến Tre còn tự phát, rời rạc, qui mô nhỏ, thiếu tính tổ chức cao và liên kết liên doanh chặt chẽ, chưa tạo nên những sản phẩm và loại hình kinh doanh du lịch hoành tráng, ấn tượng mạnh mẽ.

2.2.1.2. Hoạt động các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch ở Bến Tre Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp du lịch như Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Công Đoàn tiến hành khảo sát tại các điểm, khu, tuyến du lịch và nghiên cứu thị trường. Đến nay, đã xây dựng được một số chương

trình du lịch đưa vào khai thác có hiệu quả:

Trên 10 chương trình tham quan du lịch tại: Vĩnh Thành, Chợ Lách, Tân Thạch, Quới Sơn, Phú Túc, An Khánh, Mỹ Thạnh An, Giồng Trôm, Ba


Tri, Bình Đại... Các sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan du lịch sinh thái nhà vườn, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, du lịch làng nghề. 12 chương trình du lịch nối tour du lịch với các địa phương trong nước nhằm tăng cường khả năng liên kết khai thác du lịch. Đến nay, Du lịch Bến Tre đã phối hợp gửi khách đến các thị trường trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Tây Nguyên, Nha Trang và 6 chương trình du lịch quốc tế đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia.

Các doanh nghiệp du lịch đã tiến hành nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai thác các địa danh, các di tích văn hóa - lịch sử để đưa vào mở rộng các tour, tuyến du lịch. Tăng cường liên doanh, liên kết, với các doanh nghiệp, các hộ gia đình nhằm tạo, tạo sản phẩm mới, tăng nguồn khách

Nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng đường sá đến các điểm du lịch ven sông thuộc huyện Châu Thành; đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch làng quê Hưng Phong; nâng cấp hạ tầng giao thông, điện nước xã Mỹ Thạnh An để kết hợp phát triển kinh tế dân sinh và du lịch; xây dựng khách sạn 4 sao Việt - Úc với 120 tỷ đồng; đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao Hàm Luông; nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh. đầu; điểm du lịch Rạch Xếp; nâng cấp, phát triển dịch vụ du lịch tại khu du lịch Cồn Phụng…

Trong tương lai, các dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, hỗ trợ, lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách, lữ hành (quốc tế và nội địa), các hoạt động vui chơi giải trí tiếp tục được đa dạng hóa và đi vào chiều sâu.

* Tổ chức các lễ hội. Các lễ hội của Bến Tre đều tổ chức hàng năm với qui mô và lượng du khách ngày càng tăng thêm.

“Lễ hội Dừa tại Bến Tre từ 13/1 đến 19/1/2009 đã thu hút 154.000 lượt người ngày/đêm. Lượng khách tham quan nhiều đã giúp cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, thi đấu, hội thi ẩm thực, trò chơi dân


gian… kèm theo trong Lễ hội đều đạt thành công mỹ mãn; đồng thời hoạt động kinh doanh của các đơn vị tham gia cũng thành công về doanh số với doanh số toàn Lễ hội là 50 tỷ đồng. Các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) đạt tỷ lệ sử dụng phòng trên 90%” [43, tr.1].

Thành công của lễ hội đã tạo tiếng vang và có sức lan tỏa xa, được các phương tiện thông tin đại chúng như VTV1, VTV4 phát sóng cả trong và ngoài nước. Chủ trương của tỉnh Bến Tre là sẽ tổ chức Lễ hội Dừa thành lễ hội hàng năm mang đậm dấu ấn văn hóa của tỉnh; đồng thời tỉnh sẽ quyết tâm xây dựng, nâng lễ hội này lên thành lễ hội quốc gia. Đây là một sự kiện văn hóa lớn, hòa huyện cùng các lễ hội khác trong năm của tỉnh nhằm thu hút khách tham quan du lịch gần xa.

Ngày Hội trái cây ngon hàng năm (mùng 5 tháng 5 âm lịch từ 28/5 - 31/5/2009 dương lịch) lần thứ IX tại Bến Tre rất thành công, đã thu hút lượng khách tham quan nhiều hơn so với năm 2008 là 120.000 lượt người, tiêu thụ được 20.000 tấn trái cây với mẫu mã, chất lượng tốt hơn.

2.2.1.3. Các hình thức tổ chức và quản lý du lịch

Ngành Du lịch Bến Tre đã có những đổi mới quản lý và phát triển theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến quản lý về du lịch (Quy chế các khu, tuyến điểm du lịch, xây dựng các công trình du lịch v.v…tạo thêm cơ sở pháp lý để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; phối hợp liên ngành, liên vùng (với Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện quy hoạch, giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên tự


nhiên, quản lý sử dụng ruộng đất, kết cấu hạ tầng, nghiên cứu thị trường, ngăn ngừa dịch bệnh.

Về nhân sự, bộ máy quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre hiện nay, định biên chỉ có 3 cán bộ (trước đây Sở Thương mại và Du lịch có 5 cán bộ). Tuy nhiên, hiện tại các huyện đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý về du lịch và bố trí 1 cán bộ để thực hiện công tác này. Vì vậy, để tăng cường quản lý về du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre thường xuyên phối hợp với lực lượng chuyên trách ở các huyện nhằm phát huy tốt các nguồn lực.

2.2.2. Thị trường khách du lịch

Trong những năm qua, Du lịch Bến Tre đã có những chuyển biến tích cực. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2001 - 2010” của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2007 đã xác định: Trong thời kỳ đầu từ 1996 - 2010, du lịch được xem như là hình thức tạo ngoại tệ, tăng nguồn vốn và tỷ lệ tích lũy từ bên ngoài cho nền kinh tế, chú trọng phát triển thị trường du lịch trong nước bên cạnh việc mở rộng thị trường quốc tế. Ngành Thương mại - Du lịch Bến Tre đã cùng với nhiều ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh, con người Bến Tre tới các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế, từng bước đưa du lịch Bến Tre hội nhập với thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế.

Bảng 2.2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Bến Tre thời kỳ 1995 - 2008


Hạng mục

1995

2000

2005

2006

2007

2008

Khách quốc tế

15.349

58.06

126.05

139.14

155.154

174.107

Khách nội địa

75.742

97.062

186.964

206.104

221.879

241.14

Tổng số khách

91.091

155.122

313.014

345.244

377.033

415.247

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí