Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 2


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

1.1.1. Các quan niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch và loại hình du lịch

* Các khái niệm cơ bản

Cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Giáo sư, Tiến sĩ Berneker - chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” [16, tr.9].

Thuở xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, lòng yêu thiên nhiên, học ngoại ngữ, tìm đến nơi xa lạ, v.v… Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của cá thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thỏa mãn một số các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) nêu rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [30, tr.2].

Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 2


hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách (người đi du lịch), đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận.

Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.

Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nó được đặc trưng bởi sự tăng nhanh khối lượng và mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình du lịch của mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới. Với họ, hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc. thông qua du lịch, có thể tăng thu nhập và cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như: về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở v.v…

Michael Coltman đã đưa ra định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [37, tr.18].

Dựa trên 4 nhóm nhân tố đó, Luật Du lịch Việt Nam (2005) nêu rõ: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” [30, tr.2].


Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, Khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra định nghĩa : “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [34, tr.19-20].

Những khái niệm trên đặt ra với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.

* Sản phẩm du lịch với những nét đặc trưng và các loại hình du lịch

- Sản phẩm du lịch

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng có những sản phẩm của nó. Vì vậy, khi nói đến các khái niệm chung về du lịch chúng ta không thể không nghiên cứu sản phẩm du lịch với những nét đặc trưng cơ bản của nó.

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [30, tr.2].

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu vô hình là dịch vụ.


Sản phẩm du lịch là tổ hợp những gì đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và các tiện nghi cung cấp cho khách du lịch. Chúng được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một cơ sở nào đó.

- Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch về cơ bản không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch chính là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), còn hàng hóa chiếm một tỷ trọng nhỏ. Chất lượng của sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.

Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch, chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống; dịch vụ tham quan, giải trí; hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm; các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với tài nguyên du lịch.

Các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch” [42, tr.41].

Luật Du lịch Việt Nam (2005) xác định rõ: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [30, tr.2].

“Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác và chưa được khai thác.


Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [30, tr.6].

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản, hàng đầu để tạo thành các sản phẩm du lịch và luôn có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Chính sự phong phú, đa dạng, đặc sắc của tài nguyên du lịch tạo nên sự phong phú đa dạng hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của tài nguyên du lịch, con người và kinh tế - xã hội tại các điểm đến.

Vì thế, mỗi quốc gia, mỗi địa phương muốn phát triển du lịch được hiệu quả cao, hấp dẫn du khách không thể không quan tâm đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch và công tác xúc tiến phát triển du lịch với các chính sách, chiến lược, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, đúng đắn và hiệu quả theo quan điểm phát triển du lịch bền vững.

Với những nét đặc trưng của sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch cùng với tài nguyên du lịch và nhu cầu thực tế của khách du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch

* Các loại hình du lịch

Ngày nay, các loại hình du lịch được sử dụng phổ biến trên thế giới như: du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, du lịch thương gia, du lịch quê hương, du lịch quá cảnh, du lịch theo đoàn, du lịch cá


nhân, du lịch theo phương tiện giao thông, du lịch theo phương tiện lưu trú, du lịch theo thời gian, du lịch căn cứ vào địa lý của nơi đến du lịch,…

Thường khi một người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên thường có sự kết hợp một vài loại hình du lịch cùng một lúc. Chẳng hạn, du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du lịch văn hóa; du lịch công vụ với du lịch văn hóa, v.v…

Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của các khách du lịch đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng.

Tùy theo tài nguyên, lợi thế của từng nước, từng địa phương để khai thác, phát huy tiềm năng loại hình du lịch phù hợp.

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại chương VI, Điều 38 có quy định về các ngành, nghề kinh doanh du lịch như: “Kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác” [30, tr.14].

Việc kinh doanh các loại hình du lịch gắn với các ngành, nghề kinh doanh du lịch có quan hệ mật thiết với thị trường du lịch.

“Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” [20, tr.23].

Trên thực tế, thị trường du lịch cũng là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa, cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của thị trường như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị…

Trong thị trường hàng hóa du lịch (hàng hóa dưới dạng vật chất và hàng hóa dưới dạng dịch vụ) được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương đối với thị trường hàng hóa thông thường.


Đặc trưng của thị trường du lịch bắt nguồn từ đặc điểm của sản phẩm du lịch và cung cầu về du lịch.

* Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt nảy sinh khi thu nhập của con người tăng lên vượt xa nhu cầu vật chất và tinh thần thông thường làm xuất hiện hiệu ứng thay thế khiến nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí mạnh lên.

Cầu du lịch mang tính tổng hợp cao, trong đó biểu hiện sự mong muốn của con người tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác hấp dẫn hơn. Đây là nhu cầu có khả năng thanh toán của con người về dịch vụ, hàng hóa du lịch, là một phần của nhu cầu xã hội.

Cầu du lịch rất đa dạng, song chủ yếu là cầu về dịch vụ. Nó có tính co dãn cao, được phân tán khắp toàn cầu, thường cách xa nguồn cung về không gian và có tính chu kỳ.

Do vậy, các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều phải được gắn với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm vi của thực hiện hàng hóa. Một sản phẩm du lịch cần phải xác định trong điều kiện kinh tế, chính trị tại một địa điểm, thời gian xác định và các đối tượng khách hàng rõ ràng.

* Các nhân tố tác động tới cầu du lịch

Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Những nơi có khí hậu tốt, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú (bãi biển đẹp, núi non hùng vĩ, hệ sinh thái lý tưởng) cùng với bản sắc, trình độ văn hóa dân tộc như các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội dân gian, di sản văn hóa thế giới, giao tiếp ứng xử… được nâng cao kích thích rất lớn đến cầu du lịch.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng, địa phương, ngành nghề. Trong nhóm yếu tố kinh tế, yếu tố thu nhập, giá cả và tỷ giá hối đoái giữ vai trò trực tiếp. Khi thu nhập của dân cư tăng dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng và ngược lại.

Sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông vận tải và kết cấu hạ tầng. Mạng lưới giao thông đường bộ (đường ô tô, đường sắt),


đường thủy (đường sông và đường biển) và đường hàng không phát triển hiện đại, thuận tiện cho việc thu hút khách du lịch. Tại các điểm du lịch, khi các phương tiện được hiện đại hóa (cáp treo, tàu ngầm vỏ trong suốt) cùng các phương tiện như khách sạn với hệ thống các phòng: phòng khách, phòng lễ tân, phòng ăn, phòng nghỉ, phòng vui chơi giải trí… đến các khách sạn di động tiện nghi, lịch sự, giá cả phải chăng, kích thích mạnh cầu du lịch.

Tâm lý về mức độ hưng phấn hay ức chế; giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, kỳ vọng, thị hiếu, sự tập trung dân cư tác động mạnh tới cầu và cơ cấu cầu về du lịch. Thường thì các nhà doanh nghiệp, nhà báo, nhà ngoại giao, một số quan chức… tham gia vào các hoạt động du lịch nhiều hơn các nghề nghiệp khác, vì bên cạnh công việc, họ thường tranh thủ nghỉ ngơi, tham quan danh lam thắng cảnh.

Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ổn định cũng là yếu tố kích thích lượng du khách quốc tế, trong đó có chính sách phát triển du lịch của chính phủ tác động trực tiếp đến khối lượng, cơ cấu cầu du lịch như: các thủ tục vào, ra du lịch, tham quan, đi lại, lưu trú… được thông thoáng, thuận tiện.

* Cung trên thị trường du lịch được tạo thành từ các yếu tố như tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hàng hóa và dịch vụ cung ứng phục vụ du khách, chủ yếu dưới dạng phi vật thể, bởi cầu du lịch được thỏa mãn thông qua các dịch vụ.

Cùng với thị trường các hàng hóa khác, cung sản phẩm du lịch cũng chịu sự chi phối của quy luật cung. Động lực chi phối và thúc đẩy quy luật này hoạt động chính là lợi nhuận. Nếu tổng chi phí đầu vào để sản xuất tăng, trong khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng cao hơn đem lại lợi nhuận tăng, cuốn hút nhiều người kinh doanh du lịch làm tăng mức cung du lịch.

Ngoài giá của bản thân các sản phẩm du lịch, cung du lịch còn chịu tác động của các yếu tố:

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí