Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




PHAN VĂN THẠCH


PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2009

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch6

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch 6

1.1.1. Các quan niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, thị

trường du lịch và loại hình du lịch 6

1.1.2. Vai trò của du lịch 14

1.2. Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1. Một số xu hướng phát triển du lịch thế giới 18

1.2.2. Du lịch Việt Nam và kinh nghiệm du lịch ở một số

tỉnh, thành của Việt Nam 21

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bến

Tre 32

2.1. Tiềm năng du lịch Bến Tre 32

2.1.1. Vị trí địa lý 32

2.1.2. Tài nguyên du lịch 32

2.2. Thực trạng phát triển du lịch trong những năm qua 40

2.2.1. Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, loại hình du lịch, tổ chức quản lý với sự tham gia của các thành

phần kinh tế 40

2.2.2. Thị trường khách du lịch 45

2.2.3. Thu nhập từ hoạt động du lịch 52

2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch 54

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 57

2.2.6. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực 60

2.2.7. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch 63

2.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển của du lịch

Bến Tre 64

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp phát triển du lịch ở

tỉnh Bến Tre 70

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam và Bến

Tre 70

3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam 70

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh

Bến Tre 71

3.2. Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở tỉnh Bến

Tre 76

3.2.1. Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức quản lý và phát

triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 76

3.2.2. Nhóm giải pháp định hướng thị trường và phát triển

các sản phẩm du lịch 80

3.2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du

lịch 85

3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch 87

3.2.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ

môi trường du lịch 91

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 101


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch chẳng những là nhu cầu cơ bản của con người mà còn là sản phẩm đặc trưng của kinh tế hàng hóa, một loại hình hàng hóa có sức cạnh tranh mạnh mẽ, hấp dẫn và quyến rũ. Du lịch được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”, ngành kinh tế tổng hợp, năng động, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập quốc dân của nhiều nước, được các quốc gia tìm cách khai thác, tận dụng.

Ở nước ta, du lịch đã được thị trường hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn từ sau đổi mới. Chỉ thị 46/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII xác định: “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [37, tr.353]. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [8, tr.178].

Tỉnh Bến Tre - một vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long với khí hậu mát mẻ, ôn hòa, có truyền thống lịch sử hào hùng và nhiều di tích văn hóa đặc sắc. Về địa thế, Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của cả nước (86km), và đặc biệt khi 2 chiếc cầu “Rạch Miễu”, “Hàm Luông” nối liền qua các con sông lớn, các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long liên hoàn, tạo cho Bến Tre thêm uy nghi, hấp dẫn, thu hút nhiều lượng du khách gần xa.

Hơn 10 năm (1996 - 2008) du lịch Bến Tre có những chuyển biến tích cực trong tăng trưởng kinh tế, quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương, con người Bến Tre thông qua con đường “xuất khẩu tại chỗ”, hướng tới bạn bè,


từng bước đưa du lịch Bến Tre hội nhập thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, du lịch Bến Tre phát triển vẫn chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, có những yếu tố cần phải tập trung phân tích làm rõ như thực trạng du lịch Bến Tre với phương hướng, giải pháp phù hợp, đẩy nhanh phát triển du lịch Bến Tre lên tầm cao mới. Vì vậy, “Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre” đã được tác giả chọn làm đề tài để viết Luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu

Đến nay, vấn đề phát triển du lịch đã có nhiều đề tài, công trình, luận văn và những bài viết được nghiên cứu đăng tải và công bố. Trong đó, có một số công trình đề tài được các tác giả quan tâm như:

- Trần Thanh Bình (2005), Thị trường du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Nguyễn Huy Cảnh (2006), Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- GS.TS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch. Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.

- Bùi Thu Hằng (1999), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Nguyễn Thị Hóa (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế.


- Trần Quốc Nhật (1995), Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Lê Kim Thoa (1998), Đổi mới phương thức hoạt động kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

- Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

- Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Và các bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, chính trị khác. Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống hóa lý luận, phản ánh những vấn đề chung của du lịch Việt Nam và thế giới chứ hầu như chưa có một công trình khoa học lớn nào đi sâu, phân tích một cách có hệ thống về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển du lịch tỉnh Bến Tre với những đặc thù riêng của nó.

Ở tỉnh Bến Tre, việc nghiên cứu du lịch đã được thực hiện với một số bài viết, báo cáo công tác như Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” vào tháng 5/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre với góc độ báo cáo quy hoạch, chưa phải là luận văn. Đó là những tài liệu thực tiễn quý báu, cần thiết. Do vậy, đề tài này luôn có sự kế thừa, chọn lọc các công trình nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch ở tỉnh Bến Tre nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nói chung, thực trạng du lịch ở tỉnh Bến Tre nói riêng, từ đó xác định phương hướng và giải pháp phát triển có hiệu quả hơn du lịch ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ

- Phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò phát triển du lịch trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.


- Phân tích làm rõ thực trạng du lịch ở tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó nêu bật được các phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về vấn đề du lịch, các chương trình quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre từ năm 2001 - 2010, đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa, tham khảo các giáo trình, sách, báo, tạp chí khoa học và nhiều nguồn tư liệu khác.

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp cụ thể: kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, lôgíc - lịch sử. v.v…

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng và cũng không có khả năng nghiên cứu toàn bộ về phát triển du lịch nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng du lịch ở tỉnh Bến Tre từ năm 1996 - 2008 cùng với phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

6. Đóng góp của Luận văn

Khi đề tài hoàn thành sẽ góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre. Qua đó, có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Luận văn có


thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, cũng như các tổ chức có liên quan về tìm hiểu đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu của mình, đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn thương mại du lịch và các bộ môn khác ở các trường cao đẳng.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.

Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre.

Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022