Trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến cho hoạt động của con người thường xuyên trong những bức tường, do đó xu thế người dân muốn đi du lịch đến những vùng đất thiên nhiên, mang tính nguyên sơ. Từ xu thế này, phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước Thái Lan được Chính Phủ phát động mạnh để kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc của Thái Lan để phát huy tính đặc thù của dân tộc. Bên cạnh, Cơ quan Du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan ở địa phương triển khai chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho các tầng lớp nhân dân của đất nước Thái Lan nhằm phát huy tính văn hóa trong du lịch.
Trong các năm gần đây, du lịch Thái Lan phát triển là do có nhiều giải pháp rất sáng tạo, độc đáo, hữu hiệu và tích cực để thu hút khách, trong đó có có việc đẩy mạnh những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rất mạnh, có sức hút tốt đến khách du lịch như chương trình Thai-Amazing, du lịch kiến tạo nên hòa bình, “road Show” quảng bá mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka và Fukuoka, “Luck is in the air” nhằm đẩy mạnh lượng khách đến đất nước du lịch Thái Lan thông qua chương trình khuyến mãi vé của Thai Airways.
Kinh nghiệm của Singapore:
Đây là một đất nước có diện tích không lớn ( 627 Km2) nhưng là đất nước đảo phát triển mạnh về kinh tế và là một trong những trung tâm du lịch nhộn nhịp nhất của Đông Nam Á. Nơi đây được xem là một trong những nơi kinh doanh du lịch lịch phát triển và hiệu quả nhất. Khi đến đất nước này đều nổi bật nhất là vấn đề bảo vệ môi trường nơi đây được bảo vệ rất tốt, họ biến những những tất đất nhỏ bé của mình thành những thảm hoa cây cỏ trông rất đẹp mắt và quyến rũ du khách, làm cho du khách có cảm tưởng như đang thưởng thức một khung cảnh thiên nhiên hoang dã. Việc bảo vệ môi trường được thực hiện rất nghiêm ngặt, có những hình thức quản lý về hành chính, kinh tế đối với các hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường thông qua các lực lượng bảo vệ của nhà nước. Bên cạnh, các dịch vụ du lịch được phục vụ rất chu đáo, thuận tiện, nhanh chóng. Nơi đây còn là nơi an toàn của Châu Á do người dân ở đây có trình độ dân trí cao và ý thức rất tốt, điển hình như nhân viên Bưu điện có thể yên tâm khi đặt bưu kiện trước cổng khi chủ nhà vắng nhà.
Trong quý I năm 2004, Cục Du Lịch Singapor đã tiến hành chiến dịch rộng khắp với tên gọi “Make it Singapore”. Cục Du Lịch Singapore đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đóng góp bằng cách cung cấp các phòng nghĩ miễn phí, giảm giá ăn uống và áp dụng mức giá hấp dẫn dành cho du khách.
Thông qua việc đẩy mạng quảng bá, các chương trình khuyến mãi, Singapore đã thu hút được lượng khách đến nơi đây ngày càng đông. Vì nơi đây là một điểm du lịch lịch lý tưởng của du khách. Điều này đáng cho chúng ta học hỏi thông qua các vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái, thiên nhiên và nâng cao dân trí để đáp ứng tốt vấn đề văn hóa trong du lịch.
Kinh nghiệm của Australia:
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Đóng Góp Của Du Lịch Trong Gdp Một Số Quốc Gia
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Du Lịch:
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Và Một Số Địa Phương Việt Nam Trong Phát Triển Du Lịch Và Bài Học Vận Dụng Cho Tỉnh An Giang:
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh An Giang:
- Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang:
- Kết Quả Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh An Giang Thời Gian Qua:
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Thị trường mục tiêu của du lịch Australia là khu vực Châu Á. Ngành du lịch Australiađã đưa ra chiến lược nâng cao hiệu quả của ngành du lịch của nước này, nâng cao sức cạnh tranh, khi phải đối phó với các khủng hoảng xãy ra từ bên ngoài. Đồng thời, thiết lập sự kết hợp giữa các ban ngành và chính phủ. Chính Phủ can thiệp vào định hướng phát triển của ngành du lịch thông qua việc đầu tư các dự án phát triển du lịch như Chính Phủ Australia vừa bổ sung thêm 120,6 triệu USD để phục vụ cho hoạt động tiếp thị trong thời gian 4 năm tới. Trong công tác giáo dục nhận thức, Chính phủ chủ trương tổ chức những khóa đào tạo cho cán bộ quản lý, điều hành du lịch và cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu. Bên cạnh, chính phủ còn thiết lập hệ thống sử dụng các nguồn tài nguyên và xử lý chất thải một cách có hiệu quả, huấn luyện đội ngũ làm công tác bảo trì và tuyên truyền để cộng đồng cùng tham gia gia vào công cuộc phát triển du lịch bền vững. Chính Phủ Australia đã ban hành chiến lược quốc gia về du lịch sinh thái và kêu gọi toàn dân tham gia. Về bộ máy quản lý, ngành du lịch Australia thực hiện cải cách và thành lập cơ quan du lịch quốc gia mới, Tổng cục Du lịch Australia bao gồm các bộ phận như: Ủy ban du lịch Australia (ATC), Hội đồng dự báo du lịch và Cục nghiên cứu du lịch. Trong quý I năm 2004, Australia đã đầu tư kinh phí là 14,5 triệu AUD cho các chương trình tiếp thị du lịch nội địa và quốc tế.
Kinh nghiệm của Malaysia:
Malaysia là quốc gia có nhiều giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời và được nhiều khách du lịch có nhu cầu tham quan, nghiên cứu. Do đó, ngành du lịch của đất nước này tập trung khai thác, phát triển du lịch theo hướng bảo vệ
giá trị văn hoá, truyền thống. Malaysia đã xây dựng và phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở phối hợp của cộng đồng địa phương. Bộ Văn hóa-Nghệ thuật và Du lịch Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch là hướng tới phát triển ngành du lịch bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, duy trì và đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hóa Malay truyền thống kết hợp các văn hóa tinh hoa khác nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến đất nước Malaysia.
Chương trình du lịch cộng đồng thông qua việc tận dụng nhà dân làm nơi nghỉ cho khách du lịch là sản phẩm du lịch hấp dẫn. Chính phủ đã phê duyệt chương trình này và cho tiến hành tại 5 làng làm thí điểm. Mục đích của chương trình này nhằm giúp cho du khách có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Malaysia và thông qua chương trình này tạo điều kiện duy trì, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và góp phần tăng thu nhập của người dân địa phương cũng như tăng nguồn thu ngân sách của quốc gia.
1.3.2.Kinh nghiệm về phát triển du lịch tại một số địa phương ở Việt Nam:
Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là mảnh đất Sai Gòn, từng được mệnh danh là hòn ngọc diễn đông năm xưa. Ngày nay, vai trò của TP Hồ Chí Minh càng nổi bật hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển. Đây là khu vực năng động nhất của cả nước về tốc độ đô thị hóa, về năng lực sản xuất và tiếp thu những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, là một trong những nơi dẫn đầu của cả nước trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp và triển khai nhiều dự án đầu tư nước ngoài và nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh chóng. Từ đó, đã thu hút lượng khách du lịch lớn đến đây hằng năm nhất là lượng khách quốc tế đạt cao nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông-Tây, vì thế người dân thành phố sẽ tiếp thu và hội nhập rất nhanh với sự tiến bộ của những nền văn minh khác nhau trên thế giới. Đây là một lợi thế của thành phố trong tiến trình hội nhập. Mặt khác,
với chức năng là một trung tâm văn hóa-giáo dục của cả nước nên thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung đông đảo đội ngũ trí thức và các nhà khoa học. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của TP Hồ Chí Minh dễ dàng bước vào công cuộc phát triển bền vững trên cơ sở tranh thủ nguồn tri thức quý báu từ đội ngũ này trong việc quy hoạch, thiết lập các chiến lược và chính sách phát triển du lịch.
Bên cạnh, nơi đây còn là vùng đất gắn liền với bao sự kiện lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách đô hộ. Vì vậy, nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của khu vực này rất phong phú, đồng thời đó cũng là nơi đã từng hình thành nền văn minh sông nước.
Nhìn chung, những điều kiện kinh tế-xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi để nơi đây phát triển nhanh chóng ngành du lịch và trở thành đầu tàu kéo theo sự phát triển của cả nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ, liên kết để phát triển du lịch cho các tỉnh trong đó có tỉnh An Giang. Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế thể hiện qua một số mặt chủ yếu như:
- Tốc độ tăng lượng khách ở thành phố Hồ Chí Minh chậm và có giảm sút, cụ thể như tốc độ tăng khách du lịch quốc tế giai đoạn 1991-1995 là 36%, nhưng đến giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trung bình chỉ còn 11,5%. Điều này cho thấy càng về những năm gần đây, TP Hồ Chí Minh không còn hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Bên cạnh, tỉ trọng lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng ngày càng giảm, điều này cho thấy thị phần du lịch của thành phố luôn bị các địa phương khác chia sẻ, chứng tỏ rằng hoạt động du lịch của các địa phương khác cũng đã phát triển và thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.
- Sản phẩm du lịch chưa mang tính độc đáo riêng và việc đầu tư tôn tạo các khu vui chơi giải trí chưa cao.
- Môi trường thiên nhiên chưa tốt, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển, thu hút khách du lịch.
Tỉnh Cần Thơ:
Cần Thơ là đô thị sông nước nằm dọc sông Hậu, một nhánh rẽ ra biển Đông của sông Cửu Long. Cần Thơ có diện tích 138.959 ha, dân số 1.121.141 người. Là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông thủy bộ thuận
lợi, là cửa ngõ của các nơi vào Miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ có hệ thống sông rạch chằng chịt, vườn cây trái sum xuê, con người hiền hòa, mến khách. Từ lâu Cần Thơ gọi là Tây Đô, vùng đất hấp dẫn của sự khám phá của du lịch. Cần Thơ có những vườn cây ăn trái ven đô rất hấp dẫn, phong cảnh thôn quê mộc mạc, không khí trong lành, cây trái ngọt ngào…Tuy nhiên, hoạt động ngành du lịch tỉnh Cần Thơ chưa phát triển nhanh. Chủ yếu là sản phẩm du lịch của tỉnh Cần Thơ chưa phong phú, không đa dạng và không mang tính độc đáo riêng.
1.3.3. Bài học vận dụng đối với ngành du lịch tỉnh An Giang:
Từ phân tích những bài học thành công và không thành công tại một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương, đồng thời thông qua nghiên cứu các chính sách, mô hình phát triển du lịch trên thế giới nói chung, khu vực nói riêng và một số tỉnh, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Cần phải có thể chế quản lý du lịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển và phải được sự quan tâm đúng mức về phát triển ngành du lịch:
Đây là vấn đề vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược phát triển du lịch của từng quốc gia, từ thể chế này Chính phủ sẽ sắp xếp về mặt tổ chức cũng như đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp để tác động ngành du lịch phát triển một cách hiệu quả nhất. Điển hình như Trung Quốc một quốc gia được xem là thành công trong phát triển du lịch, nhưng trước đây đất nước này cũng đã trãi qua các giai đoạn thăng trầm để rút ra được hướng đi đúng nhất và thành công này chủ yếu từ thể chế quản lý du lịch Trung Quốc áp dụng trong thời gian qua. Cụ thể từ khi thành lập đất nước đến năm 1976 kết thúc “cách mạng văn hóa” giai đoạn này sự nghiệp du lịch của Trung Quốc từ không đến có, thể chế quản lý du lịch bắt đầu được xây dựng từng bước.
Nhưng đến giai đoạn thứ hai từ năm 1977 đến nay là giai đoạn tăng tốc để đẩy nhanh hoạt động phát triển du lịch của Trung Quốc như năm 1982, Tổng Cục Quản lý sự nghiệp du lịch Lữ hành Trung Quốc và Tổng Công ty dịch vụ lữ hành Hoa kiều Trung Quốc tách ra không kiêm chức năng kinh doanh nghiệp vụ và đổi tên thành Cục Du Lịch Nhà nước của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là cơ quan hành chính quản lý sự nghiệp du lịch toàn quốc, thống nhất công tác du lịch cả nước. Giai đoạn này Trung Quốc đã đưa ra nhiều chủ trương phát triển du lịch rất phù hợp để tác động hoạt động du lịch của đất nước này, điển hình như năm 1984 Quốc vụ Viện Trung Quốc phê
chuẩn Báo cáo về cải cách thể chế du lịch của Cục Du lịch nhà nước nhằm đề ra việc cải cách hành chánh thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, tăng cường quyền hạn cấp dưới, chính quyền và xí nghiệp tách bạch rõ hơn vai trò, trách nhiệm để phát huy tốt nhất, đồng thời nêu ra việc tăng cường quản lý du lịch trong nước, phát huy tích cực trong mọi mặt, hướng dẫn và khuyến khích xây dựng cơ sở du lịch và năm 1986, Quốc vụ viện Trung Quốc xác định chính thức đưa ngành du lịch Trung Quốc vào trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
Từ những tổng kết trên, cho chúng ta thấy rằng việc đề ra các thể chế phát triển du lịch của Trung Quốc thông qua các phương châm, chính sách lớn đã tác động sự phát triển của ngành du lịch Trung Quốc từng bước đi vào quỹ đạo đúng đắn, hoàn thành sự chuyển biến từ mô hình chính trị sang mô hình kinh tế, thể chế quản lý du lịch cũng từng bước được xác lập.
- Hoạt động du lịch phải được thống nhất từ Trung Ương đến địa phương:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới thành công trong phát triển du lịch đều có sự thống nhất, đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương, một số nơi Chính Phủ trực tiếp vào việc phát triển du lịch và đưa ra những chính sách khuyến khích việc phát triển rất hữu hiệu như chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, chính sách thu hút vốn đầu tư…Thông qua việc điều hành thống nhất từ Trung Ương đến địa phương đã tạo điều kiện cho Chính Phủ các nước này thực hiện thành công các chiến lược đề ra từng giai đoạn một cách tốt nhất.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch, chính quyền và cộng đồng địa phương trong các điểm, khu du lịch và các chương trình du lịch:
Kinh nghiệm phát triển du lịch ở đảo Phú Kết-Thái Lan đã rất thành công từ kết quả của các chuyên gia du lịch, các công chức chính phủ và những tổ chức cá nhân kinh doanh phối hợp với nhau chặt chẽ để xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn cho bãi biển Karon và Kata trở thành một điểm du lịch lý tưởng và từ việc phối hợp chặt chẽ của các thành viên có liên quan đến kế hoạch phát triển đã tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện kế hoạch rất thuận lợi, nhanh chóng, nhịp nhàng, hiệu quả thông qua việc tham gia góp ý của các thành viên rất thiết thực, tích cực và tự giác để thực hiện tốt công việc liên quan đến trách nhiệm của mình trong kế hoạch chung.
- Đẩy mạnh việc thực hiện việc xã hội hóa trong hoạt động du lịch và nâng cao nhận thức của người dân địa phương để đồng tình ủng hộ:
Đây là kinh nghiệm rất phù hợp đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chúng ta biết rằng, điều kiện để phát triển du lịch ngoài tài lực có được của từng quốc gia thì vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết… Do đó, đòi hỏi vốn đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu du khách, trong khi điều kiện vốn của Chính Phủ có hạn. Từ yếu tố này đòi hỏi phải huy động các thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch. Việc xã hội hóa trong việc phát triển du lịch đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và mang lại thành công rất tốt, điển hình như ở Malaysia thông qua chương trình du lịch sinh thái nghỉ tại nhà dân là sản phẩm rất hấp dẫn và đã thực hiện tại 05 làng thí điểm, từ việc huy động cơ sở vật chất của từng hộ nhà dân sử dụng làm nhà nghỉ đã giảm chi phí đầu tư của dư án rất lớn, đồng thời vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng mang tính sinh thái, dân dã phù hợp với xu thế nhu cầu của du khách hiện nay.
Bên cạnh, cần phải giáo dục, truyên truyền, hướng dẫn, giải thích sâu rộng về lợi ích thiết thực của việc phát triển du lịch đem lại hiệu quả cho toàn xã hội và sự cần thiết của sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng dân cư trong sự nghiệp phát triển du lịch của quốc gia. Từ những hoạt động này sẽ mang lại kết quả rất hữu hiệu thể hiện qua thái độ, cung cách ứng xử của người dân sẽ để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách và sẽ là động cơ tác động du khách quay trợ lại lần sau, điển hình như chương trình ấn tượng “mĩm cười du lịch” của ngành du lịch hàng không Singapore là một bí quyết giúp cho ngành hàng không đất nước này thu lại lợi nhuận cao từ việc tăng lượng khách vượt xa so với thời gian trước đó.
- Phải quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đó một cách hiệu quả nhất:
Ngành du lịch chịu ảnh hưởng tính thời vụ cao, do đó, ở những giai đoạn cao điểm ở các điểm du lịch thu hút lượng khách rất lớn, đặc biệt vào các ngày nghỉ, lễ hội…đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái của các khu, điểm du lịch. Do đó, cần phải nêu cao truyền thống dân tộc, tuyên truyền ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường để đảm bảo vệ sinh khu, điểm du lịch luôn sạch sẽ, cảnh quan trong lành. Cần thiết phải đề ra hình phạt nặng để răn đe những du khách xả rác bừa bãi, làm mất vệ sinh và sử dụng phạt để áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển du lịch, điển hình như Singapore áp dụng phạt nặng du khách vi phạm việc làm mất vệ sinh tại khu, điểm du lịch và áp dụng này đã mang lại thành công trong việc bảo vệ môi trường ở các khu , điểm du lịch tập trung du khách cao luôn được sạch, đẹp.
- Sản phẩm du lịch phải mang tính độc đáo, đặc thù của địa phương quốc gia mình:
Mỗi quốc gia, địa phương có tiềm năng tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và nhân văn khác nhau, do đó, khi kinh tế phát triển sẽ tác động đến xu hướng của con người muốn tìm hiều những điều mới lạ của từng quốc gia. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch phải khai thác được nét độc đáo, đặc thù của đất nước, địa phương mình, đó là nhu cầu thiết thực mà du khách muốn tìm đến. Việc nghiên cứu, tiếp thị đòi hỏi phải tiến hành phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu…bao gồm cả việc cải tiến sản phẩm của mình trong những cách khác nhau để thu hút nhiều dạng khách hàng khác nhau. Điển hình như quần đảo Langkawi của Malaysia từng một thời được xem là “Thiên đường du lịch” đã bị tác động nghiêm trọng sau cơn bão tài chính Châu Á năm 1997-1998. Tuy nhiên, tại đảo Phú Kết của Thái Lan cũng trong thời điểm này và cũng bị tác động bởi hậu quả của cơn bão tài chính Châu Á nhưng hoạt động du lịch ở nơi này vẫn thành công và thu hút lượng khách lớn đến đảo này góp phần vựt dậy nền kinh tế trong cơn bão khủng hoảng tài chính. Sau khi nghiên cứu cụ thế các chuyên gia kinh tế Malaysia đã kết luận rằng sự sa sút hoạt động du lịch ở đất nước họ là do cơ quan xúc tiến du lịch của các đơn vị kinh doanh nơi này thời gian qua đã ngủ say trên “ thiên đường du lịch” của mình kéo dài qua nhiều năm, thiếu năng động trong việc thu hút du khách, thiếu khai thác việc làm mới lại các sản phẩm đặc thù để mang lại tính đốc đáo của các sản phẩm tạo sức thu hút khách du lịch đến hòn đảo đã từng được du khách biết đến.
Bên cạnh, kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh tính độc đáo, đa dạng sản phẩm du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách đến du lịch. Điển hình như thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1999-2003 lượng khách sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn nên đã tác động trực tiếp đến tốc độ tăng du khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh từ 36%/năm chỉ còn 11%/năm.
- Môi trường du lịch phải đảm bảo an toàn-an ninh:
Sản phẩm du lịch dù có chất lượng cao, phong cảnh đẹp tuyệt vời, di tích lịch sử văn hóa độc đáo nhưng không có môi trường du lịch an ninh-an toàn thì cũng không thể thu hút khách. Điển hình như sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ đã tác động ngay đến sụt giảm khách du lịch đến quốc gia này và đã tạo điều kiện cho du khách quốc tế có xu hướng du lịch sang các nước Châu Á và Việt Nam trở thành điểm du lịch an toàn. Cụ thể như ngày 30/10/2001 tàu du lịch Norwegian-Wind chuyên chở 1.200 khách chủ yếu du khách của Bắc Mỹ gồm