Sự phát triển của du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Trong thời đại hiện nay các ngành sản xuất truyền thống một mặt do tốc độ tăng trưởng chậm lại, mặt khác do việc hiện đại hóa trong các ngành này sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao động. Trong khi đó ngành du lịch phát triển nhanh chóng và do đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Hàng năm vào mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp nhận một số lượng lớn lao động vào làm hợp đồng trong doanh nghiệp tạo nguồn thu nhập cho họ. Ngoài ra, sự phát triển của du lịch còn kích thích các ngành khác phát triển, từ đó còn tạo nhiều việc làm cho ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Sự phát triển của du lịch còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Thông thường tài nguyên du lịch thường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay các vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác và đưa các tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa…Do vậy, phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở những vùng có khách du lịch đến. Mặt khác, do khách du lịch đem tiền từ nơi khác đến các vùng du lịch đó tiêu dùng, sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ở những vùng này phát triển.
Sự phát triển của du lịch quốc tế còn có vai trò to lớn trong việc mở rộng và củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ kinh tế bao gồm: việc ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch. Tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch để thúc đẩy sự phát triển của những ngành có liên quan hoạt động du lịch. Phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế thụ động sẽ tăng cường sức khỏe cho người lao động, từ đó góp phần tăng năng suất lao động xã hội.
1.1.7.1. Đóng góp của ngành du lịch trong GDP:
Đối với ngành du lịch, chi tiêu của du khách trước hết là tiêu dùng, tiếp đó là chi tiêu của Chính Phủ và doanh nghiệp để xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông-viễn thông, các trang thiết bị... Du khách chi tiêu cho các dịch vụ du lịch ở nước ngoài bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch được xem là chi phí cho nhập khẩu dịch vụ và ngược lại, những dịch vụ một nước cung cấp cho du khách từ quốc gia khác đến thăm được xem là những dịch vụ xuất khẩu. Từ những khái
niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.
Bảng 1.1 : Mức đóng góp của du lịch trong GDP một số quốc gia
Thu nhập từ du lịch quốc tế ( Triệu USD) | GDP ( Triệu USD) | Tổng số so với GDP (%) | |
1/. Autralia | 7.625 | 357.430 | 2,13 |
2/. Austria | 10.118 | 188.680 | 5,36 |
3/. Canada | 10.774 | 699.990 | 1,54 |
4/. China | 17.792 | 1.158.700 | 1,54 |
5/. France | 29.979 | 1.307.060 | 2,29 |
6/. Gemany | 17.225 | 1.847.350 | 0,93 |
7/. Greece | 9.219 | 116.900 | 7,89 |
8/. Italy | 25.787 | 1.089.410 | 2,37 |
9/. Japan | 3.301 | 4.148.650 | 0,08 |
10/. Malaysia | 4.936 | 87.540 | 5,64 |
11/. Mexico | 8.401 | 617.870 | 1,36 |
12/. Russian Federation | 7.510 | 309.950 | 2,42 |
13/. Singapore | 6.018 | 88.230 | 6,82 |
14/. Spain | 32.873 | 582.230 | 5,65 |
15/. Sweden | 4.162 | 209.820 | 1,98 |
16/. Switzerland | 7.618 | 264.950 | 3,08 |
17/. Thailand | 6.731 | 114.770 | 5,86 |
18/. Netherlands | 6.722 | 380.320 | 1,77 |
19/. United Kingdom | 16.283 | 1.424.490 | 1,14 |
20/. United States | 72.295 | 10.208.130 | 0,71 |
Trung bình | 305.369 | 25.184.470 | 1,21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 1
- Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 2
- Vai Trò Ngành Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội :
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Du Lịch:
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Và Một Số Địa Phương Việt Nam Trong Phát Triển Du Lịch Và Bài Học Vận Dụng Cho Tỉnh An Giang:
- Kinh Nghiệm Về Phát Triển Du Lịch Tại Một Số Địa Phương Ở Việt Nam:
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
(Nguồn IMF World Economic Outlook Databasse, April 2003; Word Tourism Organization 2004) [89]
Theo WTO, thu nhập du lịch nội địa tại hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển thường thấp hơn du lịch quốc tế, ngược lại tại các quốc gia kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hướng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội. Đối với một số nền kinh tế khu vực Caribbean như quần đảo Cayman, Barbados, Curacao, Saint Martin, Bonaire, Aruba, Antigua và các đảo nhỏ vùng Thái Bình Dương ngành du lịch chiếm từ 50-60% GDP. Những quốc gia lớn cho thấy du lịch đã đóng góp phần lớn GDP của các quốc gia này. Tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, thu nhập du lịch của Indonesia và
Philipines chiếm 8-10%, của Malaysia chiếm 12%, của Thái Lan chiếm 16% GDP, của Singapore và Hong Kong đều chiếm 20% GDP [98].
Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 45,8% tổng thu của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990-2002, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến 60% toàn ngành dịch vụ. Du lịch được xem là ngành công nghiệp to lớn, sử dụng nhiều lao động, là một ngành chủ lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ tăng lên tới tỉ lệ 12,5% vào năm 2010.
1.1.7.2.Ảnh hưởng ngành du lịch đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế:
- Sự tác động của thu nhập, giá cả hàng hóa và tỉ giá ngoại tệ:
Phát triển kinh tế quyết định trực tiếp đến việc phát triển du lịch. Những yếu tố liên quan đến nhu cầu trong du lịch là mức thu nhập của dân cư, giá cả hàng hóa và dịch vụ du lịch, tỉ giá ngoại tệ. Mức thu nhập của dân cư ảnh hưởng đến đến mức nhu cầu trong khách du lịch. Nền kinh tế phát triển, người dân có mức sống cao, từ đó tạo điều kiện cho người dân có khả năng thanh toán nhu cầu du lịch càng cao và ngược lại. Người ta đã xác định được kết quả ở các nước kinh tế phát triển là nến thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân về du lịch tăng 1,5%. Bên cạnh, nhu cầu của khách du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa và dịch vụ càng cao thì nhu cầu du lịch càng thấp và ngược lại. Tỉ giá ngoại tệ là nhân tố tác động chủ yếu đến khối lượng và cơ cấu của nhu cầu du lịch quốc tế. Khách du lịch sẽ lựa chọn những nơi có tỉ giá ngoại tệ có lợi cho khách du lịch.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của du lịch đối với nền kinh tế:
Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch người ta vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay phương pháp chính vẫn áp dụng khái niệm “Số nhân trong du lịch (tourism Multiplier)” và phương pháp “phân tích nhập lượng-xuất lượng ( Input- Output analysis)“.
+ Phương pháp hiệu quả số nhân:
Khái niệm phương pháp hiệu quả số nhân do nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh tên John Mayard Keynes đưa ra. Một lượng tiền mới được đưa vào nền kinh tế dưới hình thức đầu tư, chi tiêu của Chính Phủ, tiền do người lao động làm thuê chuyển từ nước ngoài về hay là những chi tiêu của du khách sẽ
kích thích nền kinh tế không phải chỉ một lần mà nhiều lần vì khoản tiền đó được tái chi tiêu qua nhiều vòng luân chuyển trong nền kinh tế. Chi tiêu du lịch của những du khách quốc tế cũng chính là phần thu nhập từ xuất khẩu dịch vụ du lịch của quốc tế. Một lượng tiền mới do du khách chi tiêu sẽ được duy trì trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu và tái chi tiêu nhiều lần trong nội bộ nền kinh tế, tạo ra ảnh hưởng dây chuyền và kích thích nền kinh tế phát triển.
+ Phân tích nhập lượng-xuất lượng (Input-Output Analysis):
Trong khi số nhân được dùng để ước tính hiệu quả tổng hợp từ một khoản gia tăng chi tiêu của du khách quốc tế đối với nền kinh tế thì Wassily Leontief, nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Nobel năm 1973, bổ sung vào lý thuyết số nhân bằng công trình phân tích nhập lượng-xuất lượng đã cho thấy những hiệu quả này tác động như thế nào đối với một nền kinh tế dựa vào sự tương tác giữa cung và cầu, giữa các ngành trong nền kinh tế. Phương pháp nhập lượng-xuất lượng là một công cụ phân tích kinh tế được phát triển dựa trên khái niệm các giao dịch giữa những “ người sản xuất” và “người tiêu dùng” trong một nền kinh tế. Sản phẩm hàng hóa đầu ra của ngành này đồng thời sẽ là nguyên liệu đầu vào của một số ngành khác và ngược lại.
Để xây dựng một ma trận các giao dịch kinh tế người ta phải định rõ các ngành công nghiệp hay thành phần kinh tế, xác định tổng lượng đầu ra của mỗi ngành kinh tế và phân tích chi tiết lượng đầu ra này sẽ được các ngành kinh tế nào tiêu thụ, xác định tổng lượng đầu vào của từng ngành kinh tế thu được từ các ngành khác và đặc biệt là lượng đầu vào cận biên thu được để làm gia tăng lượng đầu ra cận biên.
Áp dụng phương pháp phân tích nhập lượng-xuất lượng để tính toán ảnh hưởng của ngành du lịch đối với nền kinh tế người ta giả định rằng hoạt động du lịch và lữ hành như là một ngành kinh tế riêng biệt, mặc dù đôi khi nó như là một phần của nhu cầu cuối cùng. Giả sử một nền kinh tế giản đơn bao gồm 5 ngành: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch và ngành dịch vụ khác.
Giá trị giao dịch nền kinh tế được minh họa bằng một ma trận như sau:
Bảng 1.2: Ma trận các giao dịch của nền kinh tế
Nông nghiệp | Công Nghiệp | Xây dựng | Du lịch | Dịch vụ | Nhu cầu cuối cùng | Tổng đầu ra | |
1. Nông nghiệp | 20 | 30 | 30 | 10 | 10 | 20 | 120 |
2. Công nghiệp | 30 | 30 | 25 | 15 | 10 | 30 | 140 |
3. Xây dựng | 10 | 25 | 30 | 10 | 20 | 25 | 120 |
4. Du lịch | 6 | 6 | 10 | 8 | 10 | 40 | 80 |
5. Dịch vụ | 10 | 8 | 12 | 10 | 10 | 50 | 100 |
Giá trị gia tăng | 44 | 41 | 13 | 27 | 40 | 165 | 60 |
Tổng cộng đầu vào | 120 | 140 | 120 | 80 | 100 |
Trong ví vụ trên ngành du lịch chiếm khoảng 14,3% GDP ( 80/560), trong tổng giá trị đầu ra là 80 đơn vị, có 40 đơn vị là tiêu dùng cuối cùng. Ngành du lịch bán 6 đơn vị cho ngành nông nghiệp, 6 đơn vị cho ngành công nghiệp, 10 đơn vị cho ngành xây dựng, 8 đơn vị cho ngành du lịch và 10 đơn vị cho ngành dịch vụ. Ngành du lịch như là một ngành sản xuất nhận được 10 đơn vị từ ngành nông nghiệp 15 đơn vị từ ngành công nghiệp, 10 đơn vị từ ngành xây dựng...với giá trị tăng thêm là 27 (80-53) thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị đầu vào và giá trị đầu ra.
Tóm lại, ảnh hưởng kinh tế của ngành du lịch đối với một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên và cơ cấu kinh tế của quốc gia đó. Nó xác định phần giá trị thu được từ du khách quốc tế đến thăm thông qua những ảnh hưởng gián tiếp và phát sinh đối với những phần khác của nền kinh tế. Một nền kinh tế lớn, có nhiều ngành nghề đa dạng, với sự can thiệp hợp lý của Chính Phủ và năng lực sản xuất không quá dư thừa sẽ thu được lợi ích nhiều nhất từ khoảng gia tăng do chi tiêu của du khách trong nền kinh tế.
Các nhà nghiên cứu về du lịch Phương Tây như Cleverdon Robert, Mathieson and Wall, Robert W. & Goeldner... đều sử dụng phương pháp số nhân và phương pháp phân tích nhập lượng-xuất lượng để nghiên cứu thực nghiệm về những ảnh hưởng gián tiếp hoặc phát sinh do du lịch tạo ra đối với thu nhập và việc làm. Tất cả nghiên cứu đều cho thấy giá trị số nhân của các quốc gia có khuynh hướng nằm trong khoảng từ 2,5 ( Canada, Mỹ...) đến 0,7 ( Philippines, Bhamas). Các nền kinh tế lớn, đa dạng như Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Australia đều co hệ số nhân lớn hơn 1, trong khi những quốc gia chậm phát triển và những đảo quốc nhỏ phải đương đầu với những khoản rò rĩ
lớn, hệ số nhân thu nhập du lịch của họ thấp (0,7), mặc dù hệ số nhân việc làm cao. Giá trị số nhân thu nhập du lịch có thể bằng 0 nếu tất cả tiện nghi du lịch đều do công ty nước ngoài nắm giữ và mọi thứ hàng hóa, dịch vụ đều phải nhập khẩu.
1.1.7.3. Quan hệ giữa du lịch với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế:
Về mặt lý luận cũng như thực tiển, giữa du lịch và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối của nó. Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch và ngược lại du lịch phát triển sẽ là đòn bảy kéo theo các ngành khác phát triển theo.
- Du lịch với các ngành nghề sản xuất-xuất khẩu:
Đối với hàng tiêu dùng trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, thị trường địa phương, nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu xãy ra nhiều rũi ro, bị cạnh tranh gay gắt và bảo hộ mậu dịch nên các doanh nghiệp đang tìm hướng giải quyết. Một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn này là phải thực hiện có hiệu quả vấn đề xuất khẩu tại chỗ. Việc mở cửa du lịch, thu hút khách quốc tế đến thăm là một trong những phương thức để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, bến cảng, trung tâm thương mại. Theo tính toán của một số nước điển hình như Thụy Sĩ cho thấy một món ăn xuất khẩu đơn thuần chỉ thu 6USD, nếu phục vụ tại chỗ cho du khác nước ngoài có thể thu được cao hơn 3,3 lần. Như vậy xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ đem lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế.
- Đối với hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống:
Thông qua các phương tiện thông tin hoặc quảng cáo tạo điều kiện cho du khách biết trước được các dịch vụ cơ bản như ăn, ở, vận chuyển nơi sắp đến du lịch, nhưng đối với các loại dịch vụ, hàng hóa bổ sung, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống thì mỗi nơi mỗi vẻ và người ta ngày càng cố gắng tạo ra bản sắc riêng, độc đáo cho sản phẩm của địa phương mình. Những món quà lưu niệm hoặc vật dụng hằng ngày được thể hiện bằng những sản phẩm thủ công, tinh xảo do bàn tay nghệ nhân địa phương sản xuất ra luôn là mối quan tâm tìm kiếm, thu hút du khách. Du lịch phát triển kích thích và khôi phục các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ địa phương, đem lại công ăn việc làm cho người dân. Cung cấp được một khối lượng lớn hàng hóa
và dịch vụ bổ sung cho khách là thực hiện một cách có hiệu quả việc xuất khẩu tại chỗ, mở rộng khả năng kinh doanh tổng hợp của du lịch, đem lại nhiều sự phồn thịnh của đất nước.
Từ phân tích trên, du lịch phát triển không chỉ đem lại lợi ích riêng cho một ngành mà còn tác động, kích thích các ngành như sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại hình dịch vụ có liên quan đến nhu cầu hưởng thụ và tiêu dùng của du khách. Vì vậy, phát triển du lịch giúp giải quyết rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm cho toàn xã hội cũng như cho địa phương có điểm du lịch.
- Du lịch với đầu tư và sử dụng nhân công:
+ Vốn đầu tư: Đây là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Từ nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất chuyên ngành (khách sạn, khu vui chơi), phương tiện vận chuyển...Thực tế cho thấy, việc đầu tư phát triển cần vốn lớn trong điều kiện nguồn vốn có hạn. Do đó, các quốc gia kém phát triển hầu hết đều thiếu cả về tư bản lẫn chất xám, vì vậy việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch. Việc thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng sẽ tác động làm gia tăng sản lượng quốc gia theo lý thuyết bội số đầu tư của Keynes, thu nhập của xã hội tăng lên sẽ tạo cho người dân cơ hội và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, hiệu quả cao hơn.
+ Đối với giải quyết công ăn việc làm: Phát triển du lịch sẽ thu hút một lượng lớn người lao động tham gia vào các hoạt động du lịch từ khâu sản xuất các sản phẩm du lịch đơn lẻ đến phát triển dịch vụ. Từ các hoạt động này sẽ góp phần tích cực đến việc đối phó với nạn thất nghiệp ở các quốc gia. Xét về khía cạnh hệ số sử dụng nhân công, nghiên cứu tình hình lao động trong nền kinh tế tại các quốc gia Asean và Việt Nam cho thấy nền kinh tế càng phát triển, lao động trong ngành dịch vụ càng tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh cùng một lượng vốn đầu tư như nhau thì ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng bao giờ ngành du lịch cũng sử dụng số lao động nhiều hơn ngành công nghiệp. Yếu tố lao động tham gia trong ngành du lịch được các quốc gia, các nhà kinh tế xem là một trong những phương thức để giải quyết thành công nạn thất nghiệp trên thế giới.
- Quan hệ giữa du lịch với ngành giao thông-vận tải: Ngành giao thông vận tải quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của ngành du lịch, đồng thời liên hệ giữa hai ngành này có tác động hỗ tương lẫn nhau. Hằng năm với số lượng lớn khách du lịch qua lại đã đem lại nhiều tỷ đô la thu nhập cho các công ty cung ứng du lịch, các hãng vận tải hàng không, đường biển, đường sắt...Ngược lại, ngành giao thông-Vận tải phát triển tốt đã trở thành động lực thúc đẩy người đi du lịch gia tăng hơn và tăng hiệu quả hoạt động của ngành du lịch. Vì vậy, hệ thống giao thông hoàn chỉnh, bao gồm cả mạng lưới cơ sở vật chất hạ tầng phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý hiện đại và môi trường giao thông trật tự, an toàn cũng là một trong những tài nguyên du lịch, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao, làm thu hút du khách.
Kinh nghiệm phát triển du lịch và giao thông-vận tải trên thế giới cho thấy quốc gia hoặc lãnh thổ nào có mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải hoàn chỉnh, hiện đại thì nơi đó ngành du lịch phát triển mạnh. Ngược lại, những quốc gia mặc dù có tài nguyên du lịch và nhân văn hấp dẫn nhưng mạng lưới giao thông chưa phát triển thì cũng không thu hút khách du lịch và ngành du lịch sẽ gặp khó khăn trong phát triển.
- Quan hệ giữa du lịch và viễn thông-tin học: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, càng thể hiện khả năng “kỳ diệu” của con người trong việc nghiên cứu thành công ứng dụng vào các hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là đối với ngành viễn thông - tin học. Việc phát triển mạnh mẽ của viễn thông-tin học đã góp phần tích cực đến việc phát triển kinh tế. Đối với du khách, đặc biệt là du khách từ các nước phát triển, dịch vụ viễn thông là sự sống còn cho sự phát triển của quốc gia là dịch vụ tiện ích không thể thiếu được trong quá trình tham gia du lịch. Đối với đơn vị cung ứng du lịch, viễn thông còn là phương tiện vô cùng cần thiết trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh...Viễn thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia ngày càng tốt hơn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư quốc tế, nắm bắt nhanh những thông tin quảng bá về du lịch của các nước trên thế giới, làm tăng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, xích lại gần nhau hơn giữa các quốc gia, từ đó tác động trực tiếp đến phát triển ngành du lịch.
Bên cạnh, sự tiến bộ thần kỳ của công nghệ thông tin và viễn thông trong thời gian qua đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đã góp phần thay đổi sâu sắc trong cung cách tổ chức-kinh doanh của ngành du lịch. Với công nghệ hiện đại của tin học đã hỗ trợ tích cực đến phát triển du lịch. Ngày nay, du khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như lữ hành, khách