Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 2


Như vậy, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là những người có thời gian thăm viếng (lưu lại) nước đến ít nhất là 24 giờ. Sở dĩ như vậy vì các du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền nhất định cho việc lưu trú.

* Phân loại về du khách :

Từ ngữ “du khách” xuất hiện sớm nhất trong từ điển Oxford bằng tiếng Anh xuất bản năm 1811, có ý nghĩa là “ du khách từ ngoài tới với mục đích tham quan du ngoạn”.

Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời đây là nơi chủ yếu để ngành du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa và là điều kiện cơ bản và tiền đề để phát triển.

Căn cứ vào phạm vi khu vực, mục đích du lịch, độ tuổi khách du lịch, mức chi tiêu của khách du lịch, mục đích đi du lịch, hình thức, phương tiện, nguồn chi tiêu của khách du lịch. Từ đó, du khách được chia làm các loại như: Phân theo phạm vi gồm du khách quốc tế, du khách trong nước; Phân theo mục đích du lịch gồm du khách tiêu khiển, du khách đi công tác, du khách gia đình và việc riêng; Phân chia theo tuổi tác gồm du khách cao tuổi, du khách trung niên, du khách thanh thiếu niên; Phân chia theo mức chi tiêu gồm du khách hạng sang, du khách kinh tế; Phân chia theo nội dung hoạt động gồm du khách tham quan, du khách nghỉ phép, du khách hội nghị, du khách điều dưỡng, du khách thể thao, du khách thám hiểm, du khách giao lưu văn hóa, du khách tôn giáo ; Phân chia theo hình thức tổ chức gồm du khách tập thể, du khách cá nhân, du khách bao trọn gói; Phân chia theo phương tiện giao thông được sử dụng gồm du khách hàng không, du khách đường sắt, du khách ô tô, du khách đường thủy; Phân chia theo nguồn chi phí gồm du khách tự túc, du khách được tổ chức cấp kinh phí, du khách được thưởng.


Từ việc phân loại du khách trên, có ý nghĩa rất quan trọng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xác định rõ chủ thể du lịch là đối tượng nào để có sự phối hợp nhịp nhàng, khai thác có hiệu quả, phù hợp của khách thể du lịch, môi giới du lịch,


tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và tác động cho hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

động du lịch có hiệu quả.

1.1.3. Phân loại du lịch :

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 2

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất để phân loại du lịch, ngành du lịch thế giới đang phát triển nhanh, số người tham gia hoạt động du lịch ngày càng đông. Mỗi người đều căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời gian nhàn rỗi và mục đích du lịch của mình để xác định hình thức du lịch khác nhau. Cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch, phạm vi hoạt động ngày càng có xu thế phát triển, nội dung hoạt động ngày càng mở rộng và các loại hình du lịch cũng dần dần tăng lên. Các loại hình du lịch có thể phân chia như sau:

- Phân loại theo mục đích du lịch: Theo sự phân loại về mục đích thăm viếng của du khách ở Hội nghị du lịch quốc tế La Mã của Liên Hiệp Quốc, du lịch được chia ra: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân, du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.

- Phân chia theo phạm vi khu vực: Căn cứ vào phạm vi khu vực có thể chia du lịch thành: du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Du lịch trong nước là chỉ du lịch do cư dân trong nước rời khỏi nơi cư trú của mình tới một nơi khác trong nước để du lịch. Du lịch quốc tế là chỉ cư dân của một nước vượt đường biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du lịch.

- Phân chia theo nội dung du lịch:

Du lịch công vụ: Khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng, đàm phán ngoại giao... được xếp một hoặc vài hoạt động du lịch. Loại du lịch này tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với sự tăng lên của sự giao lưu quốc tế, số người có nhu cầu sẽ tăng lên, do đó cần xem đây là một hình thức du lịch quan trọng.


Du lịch thương mại: Thương nhân nước ngoài đến một nước để tìm hiểu thị trường, kết giao với các nhân sĩ, đàm phán mậu dịch, trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch ngày nay.


Du lịch du ngoạn: Đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi. Đó là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay.

Du lịch thăm viếng người thân: Nước ngoài còn gọi là du lịch tìm cội nguồn. Những năm gần đây, số người du lịch tìm cội nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng, trở thành hình thức du lịch đặc biệt.

Du lịch văn hóa : Những người tiến hành du lịch văn hóa phần lớn là những người có học. Họ đến một nơi khác để tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa.

Du lịch hội nghị: Một số nơi tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị gắn hội nghị và du lịch với nhau tức là vừa hội nghị vừa du lịch. Đặc điểm của loại du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu lại dài, khả năng mua sắm mạnh. Hình thức du lịch này đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận chiếm tỉ trọng lớn của thị trường du lịch quốc tế.

Du lịch tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa tiếp tục đến nay, chủ yếu là kết quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản ảnh trên tư tưởng con người. Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có lịch sử lâu đời và hình thức kiến trúc phong phú đa dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau và đã thu hút nhiều du khách đến tham quan du ngoạn.

Việc phân loại du lịch trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định được thế mạnh của cơ sở kinh doanh du lịch, từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch, tạo điều kiện đưa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt nhất.

1.1.4. Sản phẩm du lịch:

1.1.4.1. Khái niệm:

Khái niệm về sản phẩm du lịch cần được xác định một cách rõ ràng, đặc biệt là trong những lĩnh vực du lịch. Một sản phẩm du lịch là một tổng thể những yếu tố có thể thấy được hoặc không thấy được, nhưng lại làm thỏa mãn cho những khách hàng nhất định.


Những đặc tính địa lý ( bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên nhiên…) cũng như hạ tầng cơ sở ( khách sạn, nhà hàng, đường bay…) bản thân chúng không phải là một sản phẩm du lịch, nhưng chúng trở thành sản phẩm du lịch trong những tình trạng nào đó.

Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm du lịch một cách rộng rãi như sau: “ Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”.

Thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của sản phẩm du

lịch:

- Sản phẩm du lịch chính: Là nhu cầu cần thỏa mãn chính hoặc là phần

lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn một chỗ nghĩ mát, một điểm thể thao, một chuyến du hành đường thủy.

- Sản phẩm du lịch hình thức: Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm du lịch mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm có thương mại hóa và có ích hoặc được du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm chủ yếu là một chỗ nghĩ mát, thì sản phẩm du lịch là toàn bộ những khách sạn và dịch vụ thương mại ở trong khu nghĩ mát cũng như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến việc nghĩ mát.

- Sản phẩm du lịch mở rộng: Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được xem là thành phần ưu tú, thượng lưu…


- Sản phẩm du lịch mở rộng là một sản phẩm hoàn toàn thích hợp cho khách hàng cuối cùng. Đó là hình ảnh hay cá tính của sản phẩm mà du khách cảm nhận. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố như kiến trúc, khí hậu, cảnh quan…và những yếu tố tâm lý như bầu không khí, mỹ quan, cách sống, định chế xã hội của khách hàng.


Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh tế du lịch. Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ ra một thời gian và sức lực nhất định, chi tiêu một khoản tiền nhất định để mua của người kinh doanh du lịch không phải vật cụ thể mà là sự thỏa mãn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần, trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích tới cung cấp. Quá trình du lịch một lần như vậy tức là một sản phẩm du lịch, trong đó một hạng mục dịch vụ du lịch như một giường ở phòng khách sạn, một bữa cơm trưa thịnh soạn được gọi là sản phẩm du lịch. Có thể thấy sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành là sản phẩm vô hình mang đặc trưng hoàn chỉnh.

Theo chúng tôi, sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể. Trong thực tế kinh doanh, một loại sản phẩm du lịch thường do xí nghiệp và bộ phận du lịch trực thuộc một số ngành nghề nhưng độc lập với nhau cung cấp, các xí nghiệp và bộ phận này căn cứ vào tính chất của mình tự tổ chức dịch vụ đã định xoay quanh thị trường mục tiêu riêng. Mặt khác, nhu cầu của du khách là hoàn chỉnh, nơi du lịch chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của họ về ở, ăn, đi lại, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm…Nói cách khác, đối với quần thể du khách, nơi đích tới du lịch chỉ có thể kết hợp một cách hữu cơ các sản phẩm du lịch đơn lẻ mới có thể tạo ra sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du khách. Sự ra đời của Công ty du lịch và sự xuất hiện của du lịch trọn gói đã thích ứng với yêu cầu khách quan này, họ kết hợp toàn bộ sản phẩm du lịch đơn lẻ thành sản phẩm du lịch thỏa mãn các nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch.

Do đó, bất kể đối với cơ quan quản lý du lịch hay xí nghiệp du lịch, hiểu được khái niệm du lịch một cách thiết thực và xây dựng ý thức sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đều hết sức cần thiết. Xét về nhu cầu, khi du khách tiến hành quyết định nơi đích tới du lịch thì vấn đề họ quan tâm là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không phải sản phẩm du lịch đơn lẻ, sự đánh giá của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch cũng xuất phát từ điểm này. Vì thế thực sự hiểu được khái niệm này sẽ có lợi cho việc phát triển lành mạnh của ngành du lịch, có lợi cho sự tăng cường ý thức hợp tác của người kinh doanh du lịch, cùng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra hình tượng du lịch hoàn chỉnh tốt đẹp.

1.1.4.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại yếu tố hợp thành. Từ phía nơi đích tới du lịch , để thoả mãn các loại nhu cầu tiêu thụ của


du khách trong hoạt động du lịch, sản phẩm đơn lẻ do người kinh doanh du lịch cung cấp cho thị trường du lịch chủ yếu bao gồm: nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác. Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan tới rất nhiều ngành nghề, nhưng xét về ý nghĩa, các bộ phận hợp thành đều có thể chia ra: vật hấp dẫn du lịch và dịch vụ du lịch …

Vật hấp dẫn du lịch: là vật đối tượng du lịch có sức thu hút hiện thực mà người kinh doanh du lịch giới thiệu cho du khách, là nhân tố quyết định để hấp dẫn du khách. Nó bao gồm tất cả mọi hiện tượng, sự vật, sự kiện tự nhiên và xã hội tạo thành sức hấp dẫn đối với du khách, có thể mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích kinh tế và xã hội cho người kinh doanh du lịch .

Cơ sở du lịch: Là điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch. Để triển khai hoạt động kinh tế du lịch cần xây dựng rất nhiều cơ quan lữ hành du ngoạn, dựa vào điều kiện vật chất nhất định, trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách. Các cơ quan lữ hành du ngoạn này cùng với vật chuyển tải vật chất của nó gọi chung là cơ sở du lịch. Cơ sở du lịch có thể chia thành hai loại: cơ sở cơ bản du lịch trực tiếp phục vụ du khách và cơ sở hạ tầng du lịch tuy không trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách nhưng cung cấp dịch vụ cho các bộ phận du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Từ đó cho thấy rằng, dịch vụ du lịch là hạt nhân của sản phẩm du lịch, sự thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các dịch vụ mà người kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà người kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài sản phẩm vật chất hữu hình như ăn uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ, tuy về tính chất có sự khác biệt, nhưng về bản chất đều lấy sản phẩm vật chất hữu hình, vật tự nhiên và hiện tượng xã hội vật thể chuyên chở để cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch của du khách. Dịch vụ du lịch là một khái niệm hoàn chỉnh, là do các dịch vụ đơn lẻ kết hợp làm thành, phải duy trì sự phối hợp tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phầm du lịch hoàn chỉnh.

1.1.4.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, sản phẩm du lịch chủ yếu có các đặc điểm:


- Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch : Được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế, ngoài ra nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch cũng nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính chất của hoạt động du lịch và đặc điểm khách quan trong nhu cầu của du khách đòi hỏi sản phẩm du lịch phải có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du lịch.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch biểu hiện trước hết là sản phẩm du lịch kết hợp các loại dịch vụ du lịch liên quan cung cấp, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Nó vừa bao gồm sản phẩm lao động và vật tự nhiên. Đồng thời, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn biểu hiện ở chỗ việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều ngành nghề và bộ phận. Trong đó, vừa có giao thông du lịch và liên quan đến các bộ phận và ngành nghề khác ngoài bộ phận du lịch, trong đó vừa có bộ phận sản xuất tư liệu vật chất như kiến trúc, công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao gồm một số bộ phận phi sản xuất vật chất như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật…

- Tính không thể dự trữ: Là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Do sản phẩm du lịch không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, xí nghiệp du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó tổn thất gây nên sẽ không thể bù đắp dược.


- Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch là hàng hóa có tính tổng hợp do du khách tiêu thụ ở nơi đích tới du lịch. Trước hết do nội dung hạt nhân của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của du khách ở đích du lịch, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác. Sản phẩm vật chất được chuyển đến người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông còn sản phẩm du lịch


lại thông qua phương tiện giao thông để chở người tiêu thụ tới. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xãy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch và lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề. Chỉ khi du khách đến nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Trong ý nghĩa này, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xãy ra trong cùng một lúc và cùng chổ.

- Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sẩn phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm dễ dao động.

Như thế, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó. Do vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình ( hàng hóa) và những yếu tố vô hình ( dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Từ phân tích trên, theo chúng tôi có nhận định như sau :

- Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch, nơi đích tới du lịch tiến hành quy hoạch toàn diện, sắp xếp điều chỉnh nhịp nhàng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch là rất cần thiết. Mặc dù trong điều kiện kinh tế lấy điều tiết thị trường làm chính nhưng vẫn không thể bỏ qua tác dụng thực hiện quản lý toàn diện của ngành du lịch. Mỗi người kinh doanh du lịch đều phải nhận thức được rằng chất lượng mỗi bộ phận của sản phẩm du lịch là cơ sở của hình ảnh hoàn chỉnh của nơi du lịch.

- Đặc trưng tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề, “Khách hàng là thượng đế”. Đồng thời phải tuân thủ quy

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí