Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Mô Hình Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Hệ Thống Phân Cấp Của Gunn

+ Sự gia tăng của dòng khách nội khối tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; việc nới lỏng điều kiện tự do đầu tư và di chuyển lao động giữa 11 nước nội khối sẽ giúp tăng nhu cầu đi lại tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm việc làm kết hợp với du lịch.

+ Sự gia tăng dòng du khách quốc tế và tăng cường mật độ, quy mô các loại hình du lịch - kinh doanh, du lịch - hội họp ngay trong nội khối CPTPP.

+ Du khách quốc tế sẽ có cơ hội làm thủ tục thuận lợi, dịch chuyển nhanh và rẻ hơn nhờ những cam kết nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh trong khuôn khổ CPTPP.

+ Giúp nâng cao điều kiện làm việc, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.

+ Cạnh tranh trong CPTPP tạo áp lực buộc người lao động phải chủ động nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, tinh thần liên kết gắn với các nhóm lao động đặc thù và lợi ích xã hội khác nhau. Xu thế chuyển dịch lao động nội khối vừa tạo cơ hội tìm kiếm việc làm mới, vừa gia tăng áp lực cho lao động giữ cơ hội việc làm.

+ Tăng cường liên kết, kết nối trong khu vực để đa dạng hóa sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá thu hút khách từ nước thứ ba, cũng như trao đổi khách giữa các nước.

- Về thách thức:

+ Doanh nghiệp du lịch nước ngoài sẽ đưa khách vào thị trường trong nước buộc doanh nghiệp nội phải chia sẻ thị phần.

+ Ngành du lịch cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp, hướng tới dòng khách kết hợp kinh doanh, hội họp khi lưu chuyển thương mại, đầu tư, dịch vụ trong nội khối CPTPP được tạo ra; tập trung vào chất lượng và hiệu quả khai thác khách hơn là số lượng.

+ Sự kết nối có hiệu quả giữa du lịch và các lĩnh vực khác như giao thông, thương mại, ngoại giao, cải thiện năng lực cạnh tranh về điểm đến trong khu vực và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

+ Môi trường du lịch, tình trạng đeo bám du khách, trộm cắp, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm cần giải quyết một cách triệt để.

2.2.3. Du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 8

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã bắt đầu từ những năm 2000 và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, đó sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ mới (in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (S.M.A.C), vật lý, sinh học… Cuộc CMCN 4.0 này đã và đang tác động đến hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội ở các phạm vi và mức độ khác nhau, trong đó tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mỗi ngành nghề và mỗi quốc gia. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy nền kinh tế nhiều quốc gia phát triển mạnh mẽ, chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội “thông minh”.

Trong xu thế cuộc CMCN 4.0 đang lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, không ngoại lệ, ngành du lịch đang đứng trước yêu cầu chủ động nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức, xác định hướng đi và cần có các giải pháp phù hợp để phát triển bứt phá trong bối cảnh hiện nay.

Khi cuộc CMCN 4.0 chính thức diễn ra, thuật ngữ “du lịch thông minh” bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây và cũng được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ, giúp tạo ra nhiều ứng dụng phục vụ cho ngành du lịch. Những ứng dụng từ các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Big data, Blockchain, công nghệ 3D, 3600, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR, AR), internet kết nối vạn vật (IoT), các công nghệ định vị (GIS, GPS, LBS); cùng với sự bùng nổ của của internet, mạng xã hội, hệ thống mạng cảm biến không dây (WSN) và các thế hệ mạng di động (4G, 5G),… đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, các hoạt động du lịch ngày càng được công nghệ hóa, ngày càng trở nên hiện đại hơn và thông minh hơn. Mô hình du lịch dựa trên những ứng dụng từ công nghệ tiên tiến, cùng với sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng phục vụ

du lịch, nhằm giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin một cách tiện lợi, nhanh chóng và đa dạng nhất. Đồng thời, đảm bảo sự tương tác kịp thời, kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý - doanh nghiệp - khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách, và giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn. Sự kết hợp giữa công nghệ với du lịch đã hình thành nên “du lịch thông minh” hay “du lịch 4.0” và trở thành một tiêu chí phát triển, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch.

Nền tảng du lịch 4.0 được hướng tới 04 đối tượng chính sau:

- Chính quyền:

+ Tạo ra các thể chế chính sách làm hành lang pháp lý cho các địa phương, doanh nghiệp du lịch phát triển du lịch thông minh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ: chuyển đổi số, số hóa dữ liệu ngành của địa phương; hỗ trợ cung cấp thông tin du lịch.

+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm xoay quanh chủ đề du lịch thông minh.

+ Thực hiện đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ trong tiếp thị, thương mại điện tử và hợp tác với các doanh nghiệp có ý tưởng, dự án sáng tạo về công nghệ nhằm mang lại lợi ích cho ngành du lịch. Đồng thời, tích cực bảo trợ cho các dự án, chương trình ứng dụng công nghệ vào xúc tiến, quảng bá du lịch.

+ Hỗ trợ hoạt động du lịch của du khách bằng việc đưa vào sử dụng nhiều phần mềm, tiện ích thông minh.

+ Phát triển và hoàn thiện hạ tầng mạng internet bởi đây là điều kiện quan trọng để triển khai các hoạt động du lịch trực tuyến; triển khai lắp đặt các trạm phát wifi miễn phí tại các điểm tập trung đông người và các điểm du lịch.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với ngành Du lịch nhằm hướng tới mục tiêu đưa thành phố trở thành đô thị du lịch thông minh, như: đưa vào sử dụng một số trạm thông tin du lịch thông minh, phần mềm du lịch thông minh, ứng dụng đô thị thông minh.

- Các doanh nghiệp du lịch:

+ Doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư cho công nghệ và triển khai nhiều ứng dụng thông minh phục vụ cho doanh nghiệp và du khách như: thuê các nhà lập trình thiết kế, tích hợp nhiều tính năng, tiện ích đa dạng trên nền tảng web hỗ trợ các hoạt động du lịch như: bản đồ du lịch điện tử, chức năng booking online, thanh toán trực tuyến, tư vấn trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, các chức năng quy đổi tiền tệ, dự báo thời tiết, tạo ra sự tương tác trực tiếp với khách du lịch; sử dụng mạng xã hội cũng là một trong những kênh quan trọng trong việc chia sẻ thông tin, trải nghiệm du lịch.

- Khách du lịch:

Hiện nay, tỷ lệ lớn người dân trong và ngoài nước sử dụng thành thạo máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh có kết nối và sử dụng internet. Việc khách du lịch sử dụng internet, các tiện ích thông minh, các thiết thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch, tham khảo điểm đến, so sánh và lựa chọn các dịch vụ du lịch hợp lý, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến… ngày càng có xu hướng gia tăng và phổ biến. Họ đang trực tiếp trở thành những vị “khách du lịch thông minh” - đây là nhân tố quan trọng của du lịch thông minh.

- Người dân địa phương:

Thông qua các ứng dụng tiện ích sẽ tạo điều kiện cho người dân có thông tin để đo lường, giám sát và quản lý tác động của khách du lịch đối với môi trường địa phương. Qua đó có thể đánh giá được chất lượng cuộc sống của người dân và chất lượng trải nghiệm du lịch địa phương của khách du lịch. Việc đo lường được thái độ của người dân địa phương giúp cho chính quyền, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có những chuyển biến phù hợp trong quản lý, ban hành các chính sách của chính quyền và hoàn thiện quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch, điều này giúp cho chính quyền dễ dàng trong công tác quản lý, doanh nghiệp du lịch giảm những khoản chi phí trung gian, tăng doanh thu và hình ảnh

công ty mình; khách du lịch có được nhiều lựa chọn, tiện ích, tiết kiệm thời gian và chi phí; người dân dễ dàng giám sát.... Tuy nhiên, ứng dụng CMCN 4.0 với ngành du lịch hiện nay tại Việt Nam nói chung vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể:

- Đến nay, vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định hay hướng dẫn triển khai phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam để triển khai đồng bộ rộng rãi. Một số địa phương có chủ trương phát triển du lịch thông minh nhưng quá trình triển khai còn nhiều bất cập do chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, nhân lực, mức độ đáp ứng về khoa học công nghệ còn thấp.

- Du lịch thông minh đang là xu thế mới, chưa được hình thành nhiều ở Việt Nam, các mô hình du lịch thông minh diễn ra mang tính cục bộ ở một số địa phương, thiếu cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và đặc biệt là thiếu “mô hình du lịch thông minh” đảm bảo tính hiệu quả. Điều này dẫn đến đầu tư thiếu trọng điểm, thiếu tính đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao tại các địa phương.

- Doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao. Trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch chính như: lữ hành, lưu trú, vận tải du lịch, ăn uống, giải trí, mua sắm,… khả năng tiếp cận công nghệ, phát triển du lịch thông minh chủ yếu ở một số lĩnh vực như: lữ hành quốc tế, vận tải hàng không, cơ sở lưu trú cao cấp và ở các doanh nghiệp có tiềm lực lớn mới có khả năng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tiếp cận du lịch thông minh [185], [197].

2.2.4. Yếu tố tác động đến phát triển du lịch

2.2.4.1. Yếu tố tác động đến phát triển du lịch theo mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn

Đối với phát triển du lịch, Gunn đã đưa ra mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp [96]. Trong mô hình của Gunn ở Hình 2.5, phát triển du lịch (A) phụ thuộc vào sự gia tăng của các bên tham gia (B): Số lượng lớn khách du lịch và tăng cường sự tham gia của các nên liên quan. Đó là du khách đi đến

một khu vực và chi tiêu cho các hoạt động du lịch để tạo ra việc làm mới, thu nhập mới, và các khoản thu thuế mới. Tuy nhiên, tăng sự tham gia phụ thuộc vào hai yếu tố rất quan trọng.


A. Phát triển du lịch vùng

Phát triển cơ sở vật chất và chương trình hấp dẫn, dịch vụ - hạ tầng, giao thông vận tải, khuyến mãi - thông tin du lịch

Phụ thuộc vào



B. Gia tăng các bên tham gia

Số lượng lớn khách du lịch và tăng cường sự tham gia trong các hoạt động du lịch

Phụ thuộc vào các yếu tố

C1. Nhu cầu tăng cao

Gia tăng cả mong muốn và khả năng du lịch, tham gia vào các hoạt động du lịch

C2. Cung cấp mở rộng

Mở rộng công suất cơ sở vật chất hiện có, gia tăng số lượng cơ sở vật chất mới

Phụ thuộc vào các yếu tố Phụ thuộc vào các yếu tố




D1. Mở rộng thị trường

Khả năng lữ hành Hình ảnh

Sự ưu tiên hàng đầu Di chuyển

Hạn chế xã hội Hạn chế chính phủ

Bạn bè và người thân Khoảng cách

Dân số

D2. Phát triển nguồn lực

Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên văn hóa Dịch vụ cộng đồng Tiếp cận dễ dàng

Sự phát triển hiện tại Phát triển hình ảnh

Sự đồng thuận của địa phương Kiểm soát của chính phủ

Đất quy hoạch cho phát triển

Khả năng Doanh nhân và người quản lý Lực lượng lao động

Khả năng tài chính


Hình 2.5. Mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn

Nguồn:Gunn, C, A. Quy hoạch du lịch, Khái niệm, Tình huống, New York, 2002.


Thứ nhất, cần có nhu cầu cao hơn (Cl) để đến thăm khu vực được quảng bá. Trong trường hợp này, du khách ở nơi khác phải thể hiện sự mong muốn và khả năng đi du lịch đến khu vực này và tham gia vào các dịch vụ được cung cấp.

Nếu du khách tiềm năng không có nhu cầu đến thăm khu vực được quảng bá, thì việc quảng bá này cần được điều chỉnh. Ngoài nhu cầu, họ phải có thời gian, tiền bạc, phương tiện đi lại, và thiết bị cần thiết để thực hiện chuyến thăm.

Thứ hai, nếu nhu cầu tăng cao, thì phải thay đổi mức độ cung cấp hiện tại (C2). Cần phải gia tăng cơ sở vật chất hiện tại và số lượng hàng hóa cung cấp. Nói cách khác, cần phải có nhiều du khách hơn hoặc thay đổi thị trường hơn ở các điểm thu hút, chỗ ở, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, bán lẻ và dịch vụ. Hơn nữa, nếu khu vực có danh tiếng nhưng sự hấp dẫn thấp hoặc dịch vụ kém thì hình ảnh này cần phải được thay đổi. Theo quan điểm kinh tế, khu vực phục vụ du lịch nên có khả năng xuất khẩu cao, nghĩa là phải nhập khẩu ít dịch vụ và hàng hoá. Cuối cùng, tất cả những thay đổi được thực hiện phải phù hợp với mục tiêu chính sách và xã hội cả ở cấp quốc gia và địa phương. Để đạt được những mục đích này, cần phải có sự thay đổi ở cả hai là mở rộng thị trường (D1) và phát triển nguồn lực (D2). Tùy theo lợi thế của mỗi khu vực, mà một số thay đổi trên có thể thực hiện được mà những khu vực khác không có được.

Mở rộng thị trường (D1) bao gồm các yếu tố tác động như sau:

- Có khả năng (D1.1): Sự thay đổi trong khả năng của du khách và chi tiêu các mục tiêu đi lại có thể có một tác động rất quan trọng đối với một khu vực. Các yếu tố như tăng thu nhập, bảo đảm việc làm lớn hơn, và thu nhập tùy ý cũng có thể có tác động lớn. Tuy nhiên, các khu du lịch không dễ bị thao túng bởi đây là điều kiện chung của toàn xã hội và nền kinh tế thị trường. Đôi khi sự giảm giá của vận chuyển và dịch vụ có thể làm tăng khả năng của thị trường du lịch.

- Hình ảnh (D1.2): Mỗi thị trường có các giá trị hình ảnh là không hấp dẫn, không nổi trội hoặc rất hấp dẫn đối với vùng du lịch. Những giá trị hình ảnh này có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự nổi tiếng của vùng du lịch. Việc xây dựng hình ảnh hết sức phức tạp và không phải dễ dàng thực hiện được. Về lâu dài, phát triển nguồn cung tốt hơn tại các điểm đến có thể nâng cao hình ảnh của khu vực, và gia tăng quảng bá hình ảnh thông qua những người đã đến đó.

- Sự ưu tiên (D1.3): Nếu du lịch phát triển thì du khách sẽ đặt ưu tiên cao về đi du lịch trong việc sử dụng thời gian và tiền bạc của họ. Mặc dù quảng cáo và khuyến mãi có thể có một số tác động, nhưng rất khó để thay đổi thứ hạng ưu tiên của gia đình và cá nhân. Trong khi một số thay đổi các ưu tiên về chi tiêu cá nhân có thể được xác định từ lợi thế của khu vực du lịch, nhưng điều đó là rất hạn chế.

- Di chuyển (D1.4): Việc di chuyển để đi du lịch từ nơi xuất phát đến điểm du lịch là rất quan trọng. Số lượng du khách đi đến điểm du lịch có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự thay đổi chi phí liên tục của các phương tiện giao thông. Ở một mức độ nào đó, việc di chuyển cả bên trong và bên ngoài đến một khu vực du lịch có thể bị thay đổi bởi tác động từ một điểm đến du lịch khác.

- Hạn chế xã hội (D1.5): Trong lịch sử, kiểm soát xã hội ngày càng được tự do hoá. Những thay đổi trong ăn mặc, cách cư xử, và sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đến phát triển du lịch trong thời gian gần đây. Văn hóa bản địa sẽ có những mâu thuẫn với sở thích của du khách. Vì vậy, để giảm bớt mâu thuẩn đó cần thiết có một hệ thống thông tin tuyên truyền đủ mạnh và chương trình giáo dục chất lượng tốt.

- Hạn chế của Chính phủ (D1.6): Có một số hạn chế trực tiếp của chính phủ đến du lịch, đó là những chính sách và luật lệ như: thuế đánh lên xăng dầu, vận chuyển hàng không… sẽ làm hạn chế đối với các hoạt động du lịch. Ngược lại, việc phân phối các khoản trợ giá cho các tuyến đường cao tốc, sân bay, khu vui chơi giải trí… có thể tạo thuận lợi cho một số hoạt động du lịch. Các quy định sử dụng đất và kiểm soát môi trường ngày càng trở nên quan trọng. Các thỏa thuận chính trị (hoặc bất đồng) giữa các quốc gia, chẳng hạn như kiểm soát bệnh tật hoặc khủng bố, có thể thúc đẩy (hoặc hạn chế) đi lại.

- Bạn bè và người thân (D1.7): Đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động thị trường du lịch là thăm viếng của bạn bè và người thân. Sự thay đổi nơi cư trú của những người di cư đến đã làm nên sự khác biệt trong các điểm đến của phân khúc thị trường khách du lịch này. Biết được địa điểm và thay đổi vị trí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023