qua kiều bào Huế đã sản xuất món ăn này.
- Lựa chọn điểm đến
Thực tế ảo (VR) có thể giúp khách tiềm năng truy cập và quyết định điểm đến nào họ muốn ghé thăm; thực tế có thể cho phép trải nghiệm du lịch hoàn toàn mới mang tính lịch sử hoặc phiêu lưu trong tự nhiên.
- Chi phí và thời gian
Kết hợp dữ liệu bên ngoài như dự báo thời tiết, giao thông, thông tin du lịch khác sẽ giúp khác du lịch dễ dàng quyết định chuyến hành trình thuận lợi và tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Với những yếu tố tác động của mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả luận án tổng hợp và đưa ra một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế gồm:
- Đối với yếu tố tác động dựa vào mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn:
Năm nhóm yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế từ mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn (Bảng 2.3).
- Đối với yếu tố do tác động bởi hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Kiểm soát chính phủ
+ Chất lượng nguồn nhân lực
+ Tiêu chuẩn du lịch
+ Quảng bá hình ảnh
Đối với ba yếu tố là: Yếu tố kiểm soát chính phủ, Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và Yếu tố quảng bá hình ảnh có nội dung tương tự với một số yếu tố tại mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn nên sẽ được lồng ghép với các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế theo mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn (chi tiết tại Bảng 2.3)
Yếu tố còn lại là Yếu tố tiêu chuẩn du lịch sẽ được phân tích độc lập và làm rõ tại Chương 3 thông qua điều tra khảo sát khách du lịch tại Thừa Thiên
Huế.
- Đối với yếu tố do tác động bởi cách mạng công nghiệp 4.0:
+ Lựa chọn điểm đến
+ Chi phí và thời gian
Yếu tố lựa chọn điểm đến, Yếu tố chi phí và thời gian cũng có nội dung
tương đồng với một số yếu tố của mô hình Gunn nên sẽ được lồng ghép với các yếu tố tại mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn (chi tiết tại Bảng 2.3).
Từ ba nhóm yếu tố: Yếu tố tác động dựa vào mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn; Yếu tố do tác động bởi hội nhập kinh tế quốc tế; Yếu tố do tác động bởi cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả luận án đã tích hợp, đưa ra 5 nhóm yếu tố với 21 yếu tố hay khía cạnh tác động đến phát triển du lich Thừa Thiên Huế như Bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4. Các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế
Nhóm yếu tố | Tên yếu tố | Nguồn | |
I | Lựa chọn điểm đến | Giới thiệu du lịch qua Internet hấp dẫn (1) | CN4.0 |
Ảnh hưởng từ bạn bè và người thân (2) | Gunn | ||
Tiêu chuẩn lưu trú (3) | HNKT | ||
Hình ảnh quảng bá thu hút (4) | Gunn & HNKT | ||
Sự nổi tiếng của các điểm du lịch sẵn có (5) | Gunn | ||
II | Chi phí | Khả năng tài chính cá nhân (6) | Gunn & CN4.0 |
Giá cả đi lại của các phương tiện giao thông phù hợp (7) | Gunn | ||
Giá cả dịch vụ du lịch công khai, minh bạch (8) | Gunn & CN4.0 | ||
III | Sự hấp dẫn | Phong tục tập quán (9) | Gunn |
Di tích lịch sử văn hoá - xã hội (10) | Gunn | ||
Tài nguyên thiên nhiên (11) | Gunn | ||
Tài nguyên văn hoá (12) | Gunn | ||
Ẩm thực (13) | Gunn |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 7
- Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Mô Hình Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Hệ Thống Phân Cấp Của Gunn
- Yếu Tố Tác Động Đến Du Lịch Qua Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Một Số Thành Phố Nước Ngoài
- Giới Thiệu Vị Trí Địa Lý, Tài Nguyên Du Lịch Và Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế
- Xúc Tiến, Quảng Bá Mở Rộng Thị Trường Du Lịch Quốc Tế
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Thái độ người dân địa phương (14) | Gunn | ||
IV | Giao thông | Vị trí thuận lợi (15) | Gunn |
Phương tiện giao thông đa dạng và thuận lợi (16) | Gunn & CN4.0 | ||
Hạ tầng giao thông tốt (17) | Gunn | ||
V | Hỗ trợ | Thủ tục lưu trú (18) | CN4.0 |
An ninh, trật tự xã hội (19) | Gunn | ||
Dịch vụ hỗ trợ (Y tế, ngân hàng, viễn thông, mua sắm...) (20) | Gunn & CN4.0 | ||
Công nghệ giúp tối ưu hoá hành trình tham quan (21) | CN4.0 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp phân tích
2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học cho Thừa Thiên Huế
Hiện nay, có rất nhiều địa phương trong và ngoài nước có sự tương đồng với du lịch Thừa Thiên Huế về tài nguyên và lợi thế du lịch. Những địa phương này đã rất thành công trong việc phát triển du lịch mà Thừa Thiên Huế cần thiết hỏi kinh nghiệm để phát triển bền vững du lịch tại địa phương mình. Trong đó, tiêu biểu là các địa phương như: Hội An, Quảng Ninh (Việt Nam), Chiangmai (Thái Lan) và Gyeongju (Hàn Quốc), đây là 4 thành phố mà tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến về kinh nghiệm phát triển của họ cụ thể như sau:
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch trong nước
a) Trường hợp thành phố Hội An - Quảng Nam
Kể từ khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới (ngày 04/12/1999), ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển của thị xã Hội An xưa và thành phố Hội An ngày nay. Trong giai đoạn 1999 - 2017 ngành du lịch Hội An chủ yếu khai thác và bảo tồn sản phẩm du lịch văn hóa Phố cổ. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của Phố cổ đã phát huy hiệu quả thu hút đông đảo du khách.
Ngoài những di sản văn hóa thế giới - khu phố cổ, Hội An còn có một kho
tàng văn hóa về những giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có các làng nghề như: làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Cẩm Kim, làng tre - dừa nước Cẩm Thanh. Ngoài ra, ở vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An còn có các làng nghề truyền thống cũng là giá trị di sản đặc trưng độc đáo. Sự ra đời, phát triển của các làng nghề nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của các làng nghề để phục vụ du lịch và là sự kết nối, giao lưu của quá trình phát triển đô thị thương cảng Hội An xưa và nay.
Những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hội An như “Phố dành cho người đi bộ”, “Đêm phố cổ” hay các chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật, các lễ hội truyền thống… diễn ra thường xuyên đã được người dân và khách du lịch hưởng ứng tích cực, tham gia hiệu quả. Các chợ ẩm thực đặc sản Hội An - Quảng Nam trên phố, “chợ đêm Nguyễn Hoàng” thực sự thu hút, níu kéo chân du khách. Đặc biệt tập quán, lối sống, nếp ứng xử của người dân đã rút ngắn khoảng cách, xóa nhòa ranh giới ngôn ngữ của hàng triệu người ở muôn phương khi đến với phố cổ, với Hội An… Việc bày bán kinh doanh, lưu thông đi lại, việc thắp sáng đèn lồng, việc ăn vận, đồng hành diễn xướng cùng cả cộng đồng những dịp hội hè, lễ tết… là những hoạt động đặc biệt riêng chỉ có người dân nơi đây mới làm được.
Trong những năm qua, du lịch Cù Lao Chàm phát triển nhanh chóng, thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm các loại hình du lịch sinh thái biển như: tham gia các hoạt động thể thao biển, tắm biển, lặn ngắm san hô; kết hợp theo tour tham quan các di tích lịch sử, đi dạo trên đảo và một số hoạt động dã ngoại khác rồi thưởng thức đặc sản biển, rau rừng, cua đá…Những ngành nghề địa phương và những câu chuyện được truyền từ xa xưa đã được đưa vào du lịch, quảng bá hình ảnh, cung cấp những chương trình trải nghiệm văn hóa cho du khách, tiếp cận và phát triển du lịch, cách làm này đã giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống của những người dân địa phương, biết đến những ngành nghề lao động, từng bước thương mại hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tiềm năng như: trà lá rừng, võng đan từ cây ngô đồng, bánh ít lá gai, điểm tham quan Suối Tình… góp phần đáng kể nâng cao sinh kế cho người dân, tạo thương hiệu điểm đến của Cù Lao Chàm.
Thực tế khu phố cổ Hội An bây giờ đã trở thành điểm đến được yêu thích của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Lượng khách đến tham quan ngày càng đông, năm sau luôn cao hơn năm trước. Với những thành tựu đạt được, Hội An được UNESCO đánh giá là nơi có những đóng góp tích cực cho việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn di sản [196].
Bên cạnh những thành công, ngành du lịch Hội An vẫn đang đứng trước nhiều thách thức mới và cả những tồn tại lâu dài cần được khắc phục để phát triển bền vững. Công tác tuyên truyền trong cộng đồng tại Hội An vẫn chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quang môi trường tự nhiên xã hội, tài nguyên du lịch chưa thật sự đồng đều trong toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các tệ nạn, vấn nạn xã hội như cò mồi, bu bám, mất trật tự công cộng, phá hoại tài nguyên một cách vô ý thức. Ngay tại trung tâm thành phố Hội An, những công trình kiến trúc mang dấu ấn kiến trúc cổ đang được sử dụng làm trụ sở của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay là điều không phù hợp quy hoạch, lấn chiếm không gian phục vụ cho du lịch của thành phố vốn đang dần quá chật chội. Hệ thống giao thông, đặc biệt là các bãi xe quá sát trung tâm phố cổ Hội An, lượng khách đông làm giảm đi nét đặc trưng của phố cổ, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm âm thanh.
Ngành du lịch địa phương vẫn chưa phát triển đều khắp, tính thiếu ổn định của cơ chế đang là một cản trở trong kích thích đầu tư sản phẩm mới. Trình độ quản lý, tay nghề của đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, người lao động chưa đồng đều cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ làm nảy sinh hạn chế kéo dài chưa khắc phục được như sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nặng tính khai thác tự phát, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, hoạt động bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành vẫn là một khâu bỏ ngõ.
Du lịch Hội An vẫn chưa khai thác, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội phục vụ cho công tác quảng bá du lịch của thành phố. Một khía cạnh khác, việc liên kết các doanh nghiệp để tạo nên tiếng nói chung của ngành du lịch Hội An trong việc cạnh tranh với các điểm du lịch lân cận, tạo sản phẩm đặc trưng thu hút khách đến Hội An vẫn là điểm yếu, chậm được khắc phục
của các doanh nghiệp trong ngành. Vấn đề môi trường kinh doanh du lịch cũng đang được đặt ra rất cấp thiết. Đến nay, thành phố đã có phương án hình thành rộng rãi các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành nghề để tập hợp, kêu gọi sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau giữ các doanh nghiệp, chống tình trạng cạnh tranh không lành mạnh từng xảy ra trước đây. Hoạt động khai thác giá trị văn hoá ẩm thực ở Hội An vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ẩm thực du lịch, kéo theo đó là ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Hội An nói chung. Số lượng các cửa hàng bán những món ăn đặc trưng Hội An truyền thống nổi tiếng nay không còn nhiều, những cơ sở bán hàng ẩm thực lâu đời dần dần mất đi. Phần số lượng nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh ẩm thực ở Hội An có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không cao (ngoại trừ đầu bếp và quản lý ở một số nhà hàng lớn), chủ yếu các cơ sở kinh doanh lấy tiêu chí có thể giao tiếp được bằng tiếng nước ngoài cộng với nhanh nhẹn, tháo vát để tuyển dụng. Do đó, trong quá trình phục vụ sẽ bộc lộ nhiều thiếu sót, đặc biệt là về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác quảng bá, giới thiệu ẩm thực Hội An chỉ là những hoạt động đơn độc xuất phát từ
doanh nghiệp. Ẩm thực Hội An vẫn chưa xây dựng thành thưo quảng bá thật cụ thể, bài bản và chiến lược bền vững chiều sâu.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ Hội An - Quảng Nam:
- Bài học kinh nghiệm về những thành công:
g hiệu, chưa được
+ Khai thác tốt trong phát triển du lịch và bảo tồn sản phẩm du lịch văn hóa Phố cổ.
+ Các làng nghề truyền thống được mở rộng nhằm phát triển các dịch vụ du lịch ở nông thôn trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn kết hợp khai thác tài nguyên sinh thái, đa dạng sản phẩm phục vụ du khách, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân.
+ Những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hội An như “Phố dành cho người đi bộ”, “Đêm phố cổ” hay các chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật, các lễ hội, lễ lệ truyền thống… diễn ra thường xuyên đã được người dân và khách du lịch hưởng ứng tích cực, tham gia hiệu quả.
+ Du lịch sinh thái biển là sở thích của nhiều đối tượng khách du lịch, vì vậy việc phát triển du lịch sinh thái biển là sản phẩm rất được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
- Bài học kinh nghiệm về những hạn chế:
+ Công tác tuyên truyền trong cộng đồng vẫn chưa được chú trọng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các tệ nạn, vấn nạn xã hội như cò mồi, bu bám, mất trật tự công cộng, phá hoại tài nguyên một cách vô ý thức.
+ Nhiều công trình mang dấu ấn kiến trúc cổ đang được sử dụng làm những cơ quan hành chính nhà nước, các bãi giữ xe hiện nay ngay sát trung tâm phố cổ gây lãng phí tài nguyên du lịch và lấn chiếm không gian phục vụ cho du lịch.
+ Trình độ quản lý, tay nghề của đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, CNVC-LĐ chưa đồng đều cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ làm nảy sinh hạn chế kéo dài chưa khắc phục được như sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nặng tính khai thác tự phát, chất lượng dịch vụ chưa cao.
+ Nhân lực phục vụ du lịch hiện vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa theo kịp với thị trường khách mới của thành phố, chủ yếu vẫn phục vụ bằng kinh nghiệm.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin chưa được đầu tư và chú trọng đúng tầm trong quảng bá và cung cấp thông tin đến du khách.
+ Môi trường kinh doanh du lịch cũng đang được đặt ra rất cấp thiết, các doanh nghiệp chưa có sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau, mà ngược lại có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
+ Văn hoá ẩm thực ở Hội An vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ẩm thực du lịch, kéo theo đó là ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Hội An nói chung. Số lượng các cửa hàng bán những món ăn đặc trưng Hội An truyền thống nổi tiếng nay không còn nhiều.
b) Trường hợp tỉnh Quảng Ninh
Thế mạnh phát triển du lịch là di sản thiên nhiên và kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Tp. Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp (Trà Cổ, Quan Lạn, Minh
Châu, Ngọc Vừng...). Ngành du lịch Quảng Ninh không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian qua như: cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển (nâng cấp các cảng biển, bến thuyền, cơ sở lưu trú trên bờ, tàu du lịch các loại, nhà hàng, điểm mua sắm, khu công viên, hệ thống thông tin liên lạc, mạng điện lưới quốc gia trên huyện đảo Cô Tô…); các sản phẩm du lịch được đa dạng hoá; nhiều tour du lịch mới, đặc trưng được đưa vào khai thác; không gian du lịch được mở rộng thông qua liên kết hợp tác với một số tỉnh, thành trong nước (Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh…) và các quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp…).
Ngoài ra, ngành du lịch Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện phát triển không gian du lịch trên 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên; định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hải Hà, Cô Tô, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu... nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ khách đến từ các thị trường mục tiêu như: châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông... [190].
Việc tăng trưởng ngành du lịch trong thời gian qua, Quảng Ninh đã chú trọng mở rộng không gian phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo tồn và khai thác hiệu quả các giá trị Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long; xây dựng các tuyến du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch của các trung tâm, khu, điểm du lịch để liên kết tạo chuỗi sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách tại Quảng Ninh. Mặt khác, Quảng Ninh đã liên kết với các địa phương trong khu vực để gắn kết các tuyến du lịch giữa các địa phương; xây dựng nhiều kế hoạch quảng bá, xúc tiến rất bài bản, trên cơ sở đó các cơ quan chức năng, các địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến với nhiều nội dung và hình thức phong phú; được sự quan tâm, đầu tư của chính quyền các cấp và với chiến lược phát triển du lịch bền vững, hiệu quả, ngành du lịch