Số Lượng Khách Du Lịch Đến Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 1991 - 2000

hành trong khu vực đến đầu tư vào du lịch. Điển hình là liên doanh giữa du lịch Thừa Thiên Huế với tập đoàn Lusk (Hồng Kông) xây dựng khách sạn Century Riverside đạt tiêu chuẩn 3 sao đầu tiên của Huế.

Năm 2000, lần đầu tiên Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội festival với quy mô quốc tế. Đây là lễ hội nằm trong chuỗi du lịch quốc gia (2 năm tổ chức 1 lần) nhằm tôn vinh giá trị di sản vật thể, phi vật thể của Thừa Thiên Huế nói riêng và quốc tế nói chung, nhờ tổ chức thành công Festival mà số lượt khách đến Thừa Thiên Huế năm 2000 là 470.000 lượt khách.

Qua các kỳ Festival số lượng khách tham gia lễ hội này như Festival 2000 có khoảng 50.000 lượt khách đến Thừa Thiên Huế, trong đó có 20.000 lượt khách nước ngoài đến tham dự lễ hội thì đến Festival 2004, 2006, 2008 đã có trên 100.000 lượt khách, trong đó có hơn 30.000 lượt khách nước ngoài. Nhiều tour tuyến mới được hình thành, như tour du lịch nhà vườn, du lịch xanh, du lịch trở về cội nguồn, tìm hiểu nghệ thuật sống, du lịch thăm làng quê... đã tạo ra một hướng mới cho du lịch Thừa Thiên Huế [180].

Kể từ khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, các đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế quan tâm nhiều hơn đến Thừa Thiên Huế và mở rất nhiều tour du lịch tham quan và nghỉ dưỡng ở nơi này. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lượng khách du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế và các bộ, ngành liên quan đã đầu tư phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực thành phố Huế. Ví dụ như: Ga Huế được xây dựng mở rộng thêm một số hạng mục như: nhà chờ khách, hai đường ray trong ga và tăng số lượng chuyến tàu dừng tại Huế. Sân bay Phú bài được nâng cấp thành sân bay quốc tế Phú bài, tần suất máy bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Huế được tăng thêm hai chuyến mỗi ngày, ngoài ra còn mở rộng đường bay Huế - Đà Lạt. Bến xe cũng được nâng cấp mở rộng thành bến xe phía Bắc, bến xe phía Nam và tăng chuyến đi và đến Huế ngày càng cao hơn. Về cơ sở hạ tầng trong nội đô thành phố Huế cũng được nâng cấp và mở rộng, như thiết lập các bến thuyền du lịch phục vụ khách tham quan du lịch và nghe biểu diễn ca Huế trên sông Hương như bến thuyền Đập đá được

nâng cấp từ công suất 20 thuyền/bến lên 50 thuyền/bến. Bến thuyền Tòa Đại biểu được phục hồi lại, bến thuyền Gia Hội được xây dựng mới, ngoài ra các bến thuyền tại các lăng tẩm, chùa chiền dọc theo sông Hương đều được nâng cấp và cải tạo. Với mạng lưới bến thuyền này, về cơ bản trong thời gian qua đã đáp ứng được được gần 200 các loại tàu du lịch cập và xuất bến hàng ngày. Đường sá và cầu cống cũng được nâng cấp và mở rộng nhằm đáp ứng lượng xe du lịch đến tham quan Thừa Thiên Huế mỗi ngày.

Về phát triển hệ thống khách sạn và nhà nghỉ phục vụ du khách được đánh giá là tăng trưởng khá mạnh mẽ và doanh thu cũng được nâng lên một cách rõ rệt.

Giai đoạn này du lịch Thừa Thiên Huế đã có bước bứt phá mạnh mẽ. Nếu năm 1990, Thừa Thiên Huế chỉ đón được 8.000 lượt khách quốc tế thì đến năm 2000, con số này tăng gấp 25 lần với 200.000 lượt khách. Mức đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh tăng từ 1,43% (năm 1990) lên 5% (năm 2000). Năm 2007, doanh thu du lịch trên địa bàn tăng 31,2%, tổng doanh thu xã hội phục vụ cho hoạt động du lịch đạt trên 2.193 tỷ đồng, tăng 33,2% so với năm 2006. Cơ sở vật chất ngành du lịch không ngừng được củng cố, xây dựng mới. Tính đến thời điểm này, đã có 36 khách sạn (KS) trên địa bàn được công nhận sao (trong đó, 1 KS 5 sao, 6 KS 4 sao, 6 KS 3 sao và 23 KS từ 1 đến 2 sao). Theo đó, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn là 149 cơ sở, nâng tổng số phòng toàn tỉnh lên 4.805 phòng, 9.300 giường, tăng 131 phòng so với cuối năm 2007 [194].

+ Giai đoạn 3 - Phát triển kinh doanh (2007 - 2019): Với chiến lược tiếp thị thông minh, phổ biến thông tin, và cung cấp thêm cơ sở, sự phổ biến của khu vực phát triển nhanh chóng. Du lịch trở thành ngành công nghiệp dịch vụ do các doanh nghiệp lớn, các tổ chức lớn quản lý về du lịch, dẫn đến sự tham gia ít hơn của địa phương.


1,000,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.


900,000


800,000


700,000


600,000


500,000


400,000

Lượt khách

Quốc tế

Nội địa

Ngày khách

300,000


200,000


100,000


0

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000


Hình 3.2. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 - 2000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế


Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Kinh tế thế giới (WTO), đây là dấu mốc quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc hội nhập này đã thúc đẩy du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung phát triển nhanh chóng và trở thành một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế (Du lịch, Công nghiệp và Nông nghiệp).

Khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 là một cuộc khủng hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

Năm 2009, Việt Nam phải đối phó với dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát và lây lan khắp cả nước. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và dịch cúm gia cầm này dẫn đến kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nạn thất nghiệp trầm trọng, khách du lịch thắt chặt hầu bao và cẩn trọng khi quyết định đi du lịch. Ảnh hưởng dư chấn của khủng hoảng tài chính và suy thoái nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn 2010-2014. Sự ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế đã kéo theo sự trì trệ của ngành du lịch, trong khi khách du lịch quốc tế chưa được phục hồi thì khách nội địa cũng giảm theo, do nguồn thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng nên việc tham quan du lịch dài ngày và đường dài giảm đáng kể.

Trong tình hình đó, lượng khách quốc tế của các thị trường truyền thống như: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đến du lịch Việt Nam Việt Nam cũng suy giảm. Ngay từ cuối năm 2008, lượng khách quốc tế vào Việt Nam đã giảm mạnh. Các khách sạn đều đứng trước tình trạng thiếu khách, công suất phòng đạt thấp, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng lâm vào tình trạng không có khách hoặc bị hủy khách.

Nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng này, Ngành du lịch Việt Nam và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp và sự hỗ trợ từ Chính phủ đã đưa ra một số chính sách quan trọng nhằm cũng cố sự phát triển du lịch như thay đổi slogan “Ấn tượng Việt Nam” sang “Vẻ đẹp bất tận”, và slogan này được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn quốc; kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động khuyến mại cụ thể như giảm giá, khuyến mại các dịch vụ và nhiều hình thức khuyến mại khác. Giá phòng bình quân của khách sạn từ 3 - 5 sao ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước đã giảm ít nhất là 30% so với giá tháng 5/2008; hàng không Việt Nam đã có chương trình giảm giá vé máy bay nội địa tới 60% trên các tuyến bay nội địa Hà Nội - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng và Hồ Chí Minh - Huế, Hồ Chí Minh - Đà Nẵng cũng như một số đường bay khác; một số doanh nghiệp lữ hành đã triển khai tốt việc bán tour khuyến mại cho khách tới Huế và các tỉnh miền Trung sau khi nhận được

giá khuyến mại của Hàng không và các khách sạn trên địa bàn một số tỉnh miền Trung. Ngoài ra, đối với các đơn vị du lịch trong tỉnh có những chính sách độc đáo nhằm thu hút khách du lịch, ví dụ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức “Tháng vàng du lịch tại khu di sản Huế” từ ngày 2/9 đến ngày 30/9/2014. Nếu du khách mua vé tham quan ba điểm (Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng) miễn vé tham quan các điểm di tích còn lại (bao gồm lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); giảm 20% giá vé cho các đoàn tham quan các điểm di tích từ 10 người trở lên (mua 10 vé được giảm 2 vé); giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc Huế tại Duyệt Thị Đường vào các suất ban ngày và buổi tối; miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20 khách trở lên; miễn vé tham quan di tích cho các đoàn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh (có giấy giới thiệu của các trường); giảm 20% giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quan khu vực Hoàng Cung; giảm 10% - 20% giá các dịch vụ (hàng lưu niệm, giải khát,...) trong các điểm tham quan của khu di sản Thừa Thiên Huế [193].

Hưởng lợi từ những chính sách củng cố phát triển ngành du lịch trong thời kỳ khủng hoảng, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong quý I/2009 khoảng 135.800 lượt khách (giảm 5% so với cùng kỳ năm 2008). Trước tình hình sụt giảm du khách, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đề ra chủ trương để các doanh nghiệp trong tỉnh chủ động tiếp xúc và đàm phán với các nhóm thị trường của Tổng cục Du lịch, các hãng hàng không, vận tải; đẩy mạnh thông tin, quảng bá về chương trình trên các phương tiện thông tin, qua kênh các doanh nghiệp, sản xuất thẻ khách hàng, ghi rõ danh mục sản phẩm, chính sách khuyến mãi và tên, địa chỉ doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình.

Năm 2012 là năm rất thành công với ngành du lịch Thừa Thiên Huế, với việc đón 2,5 triệu lượt khách, tăng 22% so với năm 2011, doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.950 tỷ đồng, nguồn thu dịch vụ du lịch đóng góp 48% vào GDP của địa phương.


Hình 3 3 Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 2018 1


Hình 3.3. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2018

Nguồn: Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế


Trong năm 2013, Thừa Thiên Huế đã đón số lượng khách quốc tế đạt 904.699 lượt, khách nội địa đạt 1.694.773 lượt, khách lưu trú đón được 1,785 triệu lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 2.469 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 6.100 tỷ đồng [175].

Năm 2014, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 2.906.755 lượt (tăng 11,8% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế đạt 1.007.290 lượt (tăng 8,5%), khách nội địa đạt 1.899.465 lượt (tăng 13,6% so với cùng kỳ). Khách lưu trú đạt 1.850.293 lượt (tăng 4,11% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế đạt

778.248 lượt, trong nước đạt 1.072.045 lượt. Tổng doanh thu đạt 2.707,847 tỷ đồng (tăng 14,41% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu quốc tế đạt 1.630,887 tỷ đồng [182].

Sự cố môi trường biển do Formosa hủy hoại môi trường gây ảnh hưởng toàn diện với phạm vi rộng và nghiêm trọng đến môi trường sống của biển miền Trung, đến kinh tế xã hội, đời sống người dân, an ninh trật tự xã hội của bốn tỉnh Miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) trong thời gian

2016 - 2017. Sự cố này không những hủy hoại môi sinh, môi trường biển mà còn đẩy nghề du lịch vào tình trạng phá sản hàng loạt, sự thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống khoảng 510.000 người.

Mặc dù, thảm họa này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển du lịch khu vực bốn tỉnh Miền Trung. Những điều này tác động tiêu cực tới hình ảnh, thương hiệu du lịch biển của khu vực, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan và đời sống của nhân dân. Trong 6 tháng đầu năm 2016, trong khi tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng 21%, khách du lịch nội địa đạt 32,4 triệu lượt, tổng doanh thu từ ngành Du lịch hơn 200.000 tỷ đồng, thì lượng khách du lịch đến với khu vực Bắc Trung bộ sụt giảm mạnh. Công suất sử dụng buồng phòng thấp hơn nhiều so với các năm 2014, 2015 [182].


Festival quốc tế đầu tiên của Việt nam được tổ chức tại TP Huế

Việt Nam tham gia CPTPP

Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận di sản văn hóa thế giới

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Cộng đồng AEC ra đời

Tái thành lập tỉnh TTH

Việt Nam tham gia ASEAN

Việt Nam tham

Giai đoạn tìm hiểu đầu tư Giai đoạn đầu tư

Giai đoạn phát triển kinh doanh

Hình 3.4. Mô hình các giai đoạn phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế

Nguồn: Tác giả tổng hợp đề xuất

Sau thảm họa môi trường biển đã ảnh hưởng đến những doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí đang hoạt động và làm cho những doanh nghiệp đang đầu tư vào du lịch tại bốn tỉnh Miền Trung lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Đối với du lịch Thừa Thiên Huế, với sự hỗ trợ của các cấp, của các hãng lữ hành trong nước và quốc tế, nỗ lực của của người dân và các công ty du lịch trong tỉnh đã xây dựng các chính sách và hoạt động nhằm vượt qua giai đoạn khủng hoảng như: Mở cửa Đại Nội về đêm, khai trương phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu; liên kết du lịch với các địa phương truyền thống, như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, du lịch Huế còn khởi động và thúc đẩy thêm liên kết với Quảng Trị, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, ký kết thỏa thuận hợp tác với Vietnam Airlines, Traveloka, Đường sắt, Bưu điện, Vietravel, Thiên Minh Group đã làm tăng lượng khách không nhỏ đến với Thừa Thiên Huế.

Theo số liệu thống kế của năm 2017 của Trung tâm Thông tin du lịch Thừa Thiên Huế, du lịch Thừa Thiên Huế đón 3,8 triệu lượt khách, tăng trưởng 16,6%. Con số kỷ lục, nhất là khách quốc tế khi tăng đến 42,5% so với cùng kỳ với 1,5 triệu lượt.

Năm 2019 là năm Việt Nam trở thành thành viên của CPTPP, đánh dấu Việt Nam hội nhập hoàn toàn với thế giới. Trong thời điểm này du lịch Thừa Thiên Huế đánh dầu lượng du khách đến tham quan Huế đạt mức kỹ lục so với 30 năm qua với số lượng hơn 4.1 triệu lượt du khách.

Tuy nhiên, trong năm 2020 sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu đã làm ngành du lịch bị đình trệ, và suy giảm. Theo thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế du lịch trong năm 2020 đón được khoảng 1,6 triệu lượt du khách, doanh thu giảm hơn 70% cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế dựa trên mô hình tổng hợp của tác giả luận án đề xuất là một trong những căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý và phát triển du lịch xây dựng kế hoạch phát triển du

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí