Đánh Giá Tác Động Của Các Yếu Tố Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế

lịch tỉnh nhà trong tương lai. Theo mô hình này, tác giả luận án đã đánh giá giai đoạn phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1989 đến 2020 là trãi qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Tìm hiểu đầu tư, Giai đoạn 2: Đầu tư và Giai đoạn 3: Phát triển kinh doanh. Mặc dù còn nhiều số liệu chưa được đề cập cụ thể nhưng qua sự đánh giá này tác giả đã minh họa bức tranh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong 30 năm qua hình 3.4.

3.4. Đánh giá tác động của các yếu tố đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Các yếu tố chính tác động đến du lịch đã được nêu tại Chương 2 (Mục

2.2.3. Yếu tố tác động đến du lịch) đã được phân tích lựa chọn để đánh giá cụ thể mức độ tác động của nó lên du lịch Thừa Thiên Huế, bao gồm 5 nhóm yếu tố: Lựa chọn điểm đến, Chi phí, Sự hấp dẫn, Giao thông và Hỗ trợ, với 21 yếu tố (Bảng 2.4. Các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế). Những yếu tố này có những tác động riêng biệt và tổng thể lên du lịch nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố này giúp cho cơ sở kinh doanh du lịch, chính quyền Thừa Thiên Huế có những chính sách, chiến lược và giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ và bền vững, đồng thời giúp cho du lịch hội nhập kinh tế quốc tế một cách vững chắc và cạnh tranh sòng phẳng với du lịch của các quốc gia trong khu vực.

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu, thang đo và khảo sát

Điều tra chọn mẫu là điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí; đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chọn mẫu như: chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu nhiều giai đoạn... Tuy nhiên, đối với luận án này tác giả luận án đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và công thức để áp dụng tính toán với số lượng mẫu nhiều, điều tra doanh nghiệp của ngân hàng Thế giới (2009) đã phát triển phù hợp với tổng số

lượng mẫu cần điều tra khoảng vài triệu mẫu (phù hợp với số lượng khách du lịch tại Thừa Thiên Huế). Phương trình để mang lại một mẫu đại diện với tỷ lệ:

1

2

n 1

N 1 1k

(1)

N

N P.Q z1/ 2

(1): World Bank 2009, World Bank enterprise survey: Sampling methodology, World Bank, Washington DC.

Trong đó n là cỡ mẫu, z là hoành độ của đường cong bình thường và cắt α diện tích ở kiểm định hai đầu 1 - α/2 bằng với độ tin cậy mong muốn, ví dụ, 95%), P là xác suất mong muốn với mức độ phân bổ hiện tại của mẫu điều tra, và Q chính là 1 - P, N là quy mô quần thể cần điều tra, k là mức độ chính xác mong muốn.

Với công thức này, việc áp dụng chọn mẫu cỡ lớn thì việc tính toán số lượng mẫu cần chọn đơn giản nhưng khá chính xác, với nhiều tham số thì việc cho ra kết quả mẫu cần chọn tối ưu.

+ Câu hỏi khảo sát và thang đo:

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ thiết kế một số bảng khảo sát dành cho ba đối tượng chính đó là: khách du lịch, nhân viên du lịch và các nhà quản lý. Mỗi bảng khảo sát, tùy theo đối tượng, tác giả luận án đã thiết kế nội dung các câu hỏi cho phù hợp với người được khảo sát.

Tác giả luận án ứng dụng thang đo Likert cho các phiếu khảo sát đối với từng mức đo phù hợp (5 bậc hoặc cao hơn).

+ Phương pháp khảo sát:

Điều tra bằng phiếu khảo sát.

+ Tổ chức khảo sát:

Xây dựng bộ phiếu câu hỏi; thực hiện điều tra; thu thập các phiếu.

3.4.2. Kết quả thực hiện

3.4.2.1. Đối tượng khảo sát

Theo công thức (1) thì đối tượng khảo sát là 397 người được chọn ngẫu

nhiên từ 3 triệu người khách du lịch tham quan Huế năm 2018 (N = 3 triệu


người, PxQ = 0.5 x 0.5 = 0.25,

z1/ 2


với xác suất 95% là 1,96 và k = 5%), thì số


phiếu cần khảo sát là 397 phiếu. Tuy nhiên, tác giả luận án đã phát ra 700 phiếu khảo sát và thu về 432 phiếu. Số lượng phiếu thu về này được lựa chọn, và đánh giá độ tin cậy của người được khảo sát, và số lượng phiếu dùng để phân tích là 400 phiếu (chi tiết tại Bảng 3.1).

Bảng 3.2. Phân loại khách du lịch tham quan Thừa Thiên Huế


STT

Khách thuộc khu vực

Số lượng phiếu

1

Việt Nam

70

2

Đông Nam Á

69

3

Đông Bắc Á

72

4

Châu Mỹ

67

5

Châu Âu

66

6

Tây Á và Châu Phi

56


Tổng cộng

400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu thống kê


3.4.2.2. Câu hỏi khảo sát và thang đo

a) Câu hỏi khảo sát

Câu hỏi khảo sát được trích ra từ Bảng 2.4. Các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế với 5 nhóm yếu tố, cụ thể:

- Lựa chọn điểm đến: Khái niệm này được hiểu là sự lựa chọn địa điểm du lịch theo sự ưa thích hay là sự gợi ý của các đối tượng khác. Khía cạnh này gồm 5 mục đo: (1) Hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế qua internet; (2) Bạn bè và người thân cư ngụ tại Thừa Thiên Huế làm cầu nối cho khách du lịch đến Thừa Thiên Huế; (3) Tiêu chuẩn khách sạn Thừa Thiên Huế; (4) Hình ảnh quảng bá về du lịch Thừa Thiên Huế cuốn hút khách du lịch; (5) Du lịch Thừa Thiên Huế được biết đến nhờ sự nổi tiếng của các điểm du lịch sẵn có.

- Chi phí: là khả năng chi trả cho chuyến tham quan du lịch của du khách.

Các mục đo của khía cạnh này gồm: (1) Khả năng thu nhập đáp ứng chuyến du lịch đến Thừa Thiên Huế; (2) Giá cả đi lại của các phương tiện giao thông phục vụ chuyến du lịch tại Thừa Thiên Huế là hợp lý; (3) Chính sách về giá cả, dịch vụ du lịch công khai minh bạch.

- Hấp dẫn: là sự cuốn hút du khách trong việc khám phá, nhận biết những phong tục tập quán, phong cảnh, văn hóa ẩm thực, sự chia sẽ của người bản địa. Khía cạnh này có 6 mục đo: (1) Các phong tục tập quán tại Thừa Thiên Huế rất ấn tượng đối với khách du lịch; (2) Hệ thống di tích lịch sử văn hóa - xã hội cuốn hút khách du lịch; (3) Tài nguyên thiên nhiên Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng; (4) Tài nguyên văn hoá Thừa Thiên Huế phong phú và đậm đà bản sắc địa phương; (5) Ẩm thực hấp dẫn và đảm bảo vệ sinh; (6) Thái độ của người dân địa phương thân thiện với khách du lịch.

- Giao thông: là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối bên trong và bên ngoài của một địa điểm du lịch, sự thuận lợi hệ thống giao thông công cộng và cá nhân trong việc tiếp cận và đưa đón du khách. Các mục đo của khía cạnh này gồm: (1) Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế thuận lợi cho việc đi du lịch; (2) Phương tiện giao thông đến Thừa Thiên Huế thuận lợi; (3) Hạ tầng giao thông vận tải thuận lợi;

- Hỗ trợ: là các dịch vụ hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn và thuận lợi cho du khách đến tham quan các địa điểm du lịch. Các mục đo của khía cạnh này gồm: (1) Thủ tục visa/đăng ký cư trú thuận lợi và nhanh chóng; (2) Vấn đề an ninh, trật tự xã hội đảm bảo an toàn cho du khách; (3) Dịch vụ hỗ trợ du lịch (Y tế, mua sắm, ngân hàng, viễn thông…) Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu; (4) Tối ưu hoá hành trình tham quan dựa vào công nghệ (Internet, máy tính và ứng dụng trên điện thoại thông minh).

- Đánh giá chung: là để đánh giá tổng hợp các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

b) Thang đo

Trong nghiên cứu này tác giả luận án sử dụng thang đo Likert với 5 mức

độ, theo đó 1 tương ứng với mức độ “Không ảnh hưởng”, 2 tương ứng với mức độ “Ít ảnh hưởng”, 3 tương ứng với mức độ thích ứng “Bình thường”, 4 tương ứng với mức độ “Ảnh hưởng” và 5 tương ứng với mức độ “Rất ảnh hưởng”.

3.4.2.3. Phương pháp phân tích

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS và AMOS để phục vụ thống kê và phân tích số liệu khảo sát.

3.4.2.4. Phân tích kết quả khảo sát

a) Phân tích yếu tố khám phá và thống kê mô tả

Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) trình bày tại Bảng 3.2 cho thấy thang đo khá phù hợp cho khảo sát. Trong số 21 biến quan sát độc lập đều có tải số dao động trong khoảng từ trên 0,5 đến trên 0,9 và nhóm gộp thành 5 yếu tố với tổng phương sai trích (Extraction Sums of Squared Loadings) 70,33%, không có sự thay đổi đáng kể về trật tự, do vậy tên của các yếu tố vẫn được giữ nguyên như ban đầu. Hệ số Cronbach Alpha của các yếu tố có giá trị khá cao, từ 0,68 đến 0,99. Các chỉ báo cấp 2 (tính theo điểm trung bình của các yếu tố) có tải số dao động từ 0,40 đến đến 0,70 và hệ số Cronbach Alpha = 0,87.

Bảng 3.3. Các yếu tố, mục đo, hệ số tải và thống kê mô tả


Yếu tố

Câu khảo sát


Mục đo (chỉ báo cấp 1)

Trung bình


SD

Tải số*


α


Lựa chọn điểm đến

1.

Hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế qua Internet

3,17

0,75

0,99


0,99

2.

Bạn bè và người thân ở TTH làm cầu nối cho khách du lịch đến TTH

3,15

0,74

0,98

3.

Tiêu chuẩn khách sạn TTH

3,17

0,75

0,98

4.

Hình ảnh quảng bá về du lịch TTH cuốn hút khách du lịch

3,19

0,75

0,97

5.

Du lịch TTH được biết đến nhờ sự nổi tiếng của các điểm du lịch sẵn có

3,17

0,74

0,97


Chi phí

6.

Khả năng thu nhập đáp ứng chuyến du lịch đến TTH

3,14

0,82

0,97


0,99

7.

Giá cả đi lại của các phương tiện giao thông phục vụ chuyến du lịch tại THH

3,13

0,82

0,96


Yếu tố

Câu khảo sát


Mục đo (chỉ báo cấp 1)

Trung bình


SD

Tải số*


α



là hợp lý





8.

Chính sách về giá cả, dịch vụ du lịch công khai minh bạch

3,15

0,81

0,93


Hấp dẫn

9.

Các phong tục tập quán tại TTH rất ấn tượng đối với khách du lịch

3,31

0,80

0,92


0,91

10.

Hệ thống di tích lịch sử văn hóa - xã hội cuốn hút khách du lịch

3,29

0,83

0,92

11.

Tài nguyên thiên nhiên TTH phong phú và đa dạng

3,36

0,82

0,85

12.

Tài nguyên văn hóa TTH phong phú và đậm đà bản sắc địa phương

3,31

0,78

0,83

13.

Ẩm thực hấp dẫn và đảm bảo vệ sinh

3,13

0,91

0,68

14.

Thái độ của người dân địa phương thân thiện với khách du lịch

3,32

0,78

0,61


Giao thông

15.

Vị trí địa lý TTH thuận lợi cho việc đi du lịch

3,13

0,77

0,77


0,68

16.

Phương tiện giao thông đến TTH thuận lợi

3,35

0,77

0,64

17.

Hạ tầng giao thông vận tải thuận lợi

3,15

0,78

0,54


Hỗ trợ

18.

Thủ tục visa/đăng kí cư trú thuận lợi và nhanh chóng

3,32

0,83

0,72


0,74

19.

Vấn đề an ninh, trật tự xã hội đảm bảo an toàn cho du khách

3,18

0,94

0,70


20.

Dịch vụ hỗ trợ du lịch (Y tế, mua sắm, ngân hàng, viễn thông…) TTH đáp ứng yêu cầu

3,41

0,76

0,60


21.

Tối ưu hoá hành trình tham quan dựa vào công nghệ (Internet, máy tính và ứng dụng trên điện thoại thông minh)

2,64

0,71

0,58

Yếu tố


Yếu tố (chỉ báo cấp 2)

Trung bình

SD

Tải số*

α

Khả năng phát triển du

1

Lựa chọn điểm đến

3,17

0,73

0,57


0,87

2

Chi phí

3,14

0,81

0,69

3

Hấp dẫn

3,29

0,69

0,70

4

Giao thông

3,21

0,61

0,44


Yếu tố

Câu khảo sát


Mục đo (chỉ báo cấp 1)

Trung bình


SD

Tải số*


α

lịch

5

Hỗ trợ

3,13

0,61

0,45


Đánh giá chung


6

Đánh giá chung về các yếu tố tác động đến phát triển triển du lịch Huế

3,16

0,50

0,63

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê

* Các tải số này được tính theo phương pháp trích Principal Axis Factoring và xoay yếu tố Promax with Kaiser Normalization.

Hệ số tải yếu tố (tải số) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Theo Hair và cộng sự, tải số lớn hơn 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng và lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên các tác giả này cũng cho rằng nếu chọn tải số lớn hơn 0,3 thì cở mẫu khảo sát phải ít nhất là 350, nếu cở mẫu khoảng 100 thì nên chọn tải số lớn hơn 0,55 và cở mẫu khoảng 50 thì tải số cần phải lớn hơn 0,75 với mức ý nghĩa p ≤ 0,01 (Hair et al., 1998). Trong nghiên cứu này, với cở mẫu khảo sát là 400 thì theo tác giả luận án, tải số lớn hơn 0,4 cũng có thể chấp nhận được (điều này sẽ kiểm tra mô hình bằng phân tích yếu tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc (SEM) với mức ý nghĩa p ≤ 0,01 ở phần tiếp theo).

b) Đánh giá khả năng phát triển du lịch

Kết quả thống kê mô tả ở Bảng 3.2 cho thấy hầu hết các chỉ báo đều đạt điểm từ mức trung bình trở lên. Điểm trung bình thấp nhất được đánh giá là Tối ưu hoá hành trình tham quan dựa vào công nghệ (Internet, máy tính và ứng dụng trên điện thoại thông minh) (2,64/5), tiếp đến là Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế thuận lợi cho việc đi du lịch (3,13/5), Giá cả đi lại của các phương tiện giao thông phục vụ chuyến du lịch tại Thừa Thiên Huế là hợp lý (3,13/5) và Ẩm thực hấp dẫn và đảm bảo vệ sinh (3,13/5).

Điểm trung bình cao nhất được đánh giá là dịch vụ hỗ trợ du lịch Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu (3,41/5), tiếp đến là tài nguyên thiên nhiên Thừa

Thiên Huế phong phú và đa dạng (3,36/5) và phương tiện giao thông đến Thừa Thiên Huế thuận lợi (3,35/5).

Các chỉ báo cấp 2 tính điểm trung bình của các yếu tố, đo lường khả năng phát triển du lịch đối với 5 khía cạnh, có điểm đánh giá xếp thứ tự từ thấp đến cao là: Hỗ trợ (3.13/5), tiếp đến là Chi phí (3,14/5), Lựa chọn điểm đến (3,17/5), Giao thông (3,21/5) và cao nhất là Hấp dẫn (3.29/5). Các sai số chuẩn đều có giá trị nhỏ hơn 1,0.

Đối với yếu tố Lựa chọn điểm đến bao gồm năm câu khảo sát (chỉ báo) là câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 và câu 5; điểm bình quân từng câu theo Hình 3.5 như sau:

Hình 3 5 Điểm số bình quân yếu tố Lựa chọn điểm đến Nguồn Tác giả 1


Hình 3.5. Điểm số bình quân yếu tố Lựa chọn điểm đến

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê


Các điểm số bình quân của câu 1 là 3,17/5, câu 2 là 3,15/5, câu 3 là 3,17/5, câu 4 là 3,19/5 câu 5 là 3,17/5. Những điểm số này gần bằng nhau và đều cao hơn điểm số bình quân của khảo sát (2,50/5). Điều này cho thấy rằng sự lựa chọn Thừa Thiên Huế là điểm đến của khách du lịch thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân; Tiêu chuản khách sạn; các kênh quảng bá du lịch của các kênh truyền thông và thông tin về sự nổi tiếng của các điểm du lịch sẵn có.

Đối với yếu tố Chi phí bao gồm ba câu khảo sát là câu 6 câu 7 và câu 8; điểm bình quân từng câu theo Hình 3.6 như sau:

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí