Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Ở Tp Sầm Sơn Giai Đoạn 2010 - 2017


Nguồn Chi cục thống kê thành phố Sầm Sơn 2017 Người xây dựng Tác giả 1


Nguồn: Chi cục thống kê, thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả

Hình 2.3. Bản đồ tài nguyên du lịch TP Sầm Sơn


31

2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Năm 2016 trở về trước, TP Sầm Sơn có diện tích tự nhiên là 1.790 ha, tổng dân số: 54.500 người. Đến tháng 4/2017, TP Sầm Sơn được công nhận là TP thuộc tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 44,94 km2, dân số 150.902 người và 11 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Theo thống kê, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 68% trong tổng số dân số, tương đương 102.000 người. Trong đó, lao động trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 13%, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 56%.

Đối với nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch, theo thống kê hiện nay chiếm khoảng 32% trong tổng số lao động trên địa bàn Sầm Sơn, tương đương với 33.000 người. Trong đó lao động trực tiếp là 19.000 người, chiếm 57,5%, lao động gián tiếp

14.000 người, chiếm 42,5%. Trong những năm qua, TP đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước xây dựng một lực lượng lao động du lịch có chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.

2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Trong nhiều năm qua, TP Sầm Sơn đã quan tâm phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên hoàn, liên kết trong toàn TP và giữa TP Sầm Sơn với các địa phương khác với việc nâng cấp và xây dựng mới các trục giao thông chính: quốc lộ 47 (cửa ngõ chính của TP Sầm Sơn), mở rộng mặt đường từ 4 - 6 làn xe; Tuyến đường nối khu Nam Sầm Sơn với TP Thanh Hóa; Tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, đường Hồ Xuân Hương kéo dài; các tuyến đường theo hướng Đông - Tây tại khu vực nội thị. Ngày 20/4/2016, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khánh thành đường Đại lộ Nam Sông Mã từ cầu Nguyệt Viên đi xuống Sầm Sơn, tạo thêm một tuyến đường nối Sầm Sơn với các trục giao thông chính. Có thể khẳng định, hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sầm Sơn theo hướng hiện đại.

Tóm lại: Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích và thực tiễn khảo sát tại Sầm sơn có thể khẳng định Sầm Sơn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đó là: Giao thông thuận lợi, chính trị ổn định, kinh tế phát triển, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, các điều kiện về tổ chức, kỹ thuật, lao động, đều thuận lợi để sẵn sàng đón tiếp khách.

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch ở TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017

Dựa vào những tiêu chí đã lựa chọn (ở Chương I) chúng tôi đánh giá sự phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 với những nội dung sau đây:

2.3.1. Khách du lịch

Nếu như giai đoạn những năm 2000, tổng lượng khách mới chỉ trên 800 nghìn lượt, doanh thu ước đạt vài chục tỉ đồng, thì đến năm 2011, tổng lượng khách đến Sầm Sơn đã đạt 1,9 triệu lượt; năm 2012 là 2,1 triệu lượt; năm 2013 gần 2,5 triệu lượt, năm 2014 TP Sầm Sơn đón được 3,15 triệu lượt khách, tổng thu đạt 1.785 tỉ đồng, năm 2015 đạt 3,6 triệu lượt, tổng thu đạt 2.120 tỷ đồng. Năm 2017, Sầm Sơn đón trên 3,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 16,6% so với cùng kỳ; tổng doanh thu ước đạt 2.950 tỷ đồng. Cơ cấu khách đến Sầm Sơn cũng khá đa dạng, chủ yếu là từ thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2017‌


TT


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Thực hiện qua các năm

2010

2011

2012

2013

2014

2016

2017


1

Tổng số

lượt khách

Triệu lượt


1.800


1.920


2.105


2.485


3.150


4.100


3.800


1.1

Trong đó

khách quốc tế

Nghìn lượt


3


5


5,1


3,2


4


6


8,5


2

Tổng số ngày

khách

Triệu ngày


3.393


3.760


3.901


4.180


5.980


7.05*


7,850


2.1

Trong đó ngày khách

quốc tế


Nghìn ngày


9


14,8


16


9,6


16


30*


32,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nguồn: UBND TP Sầm Sơn và Sở VHTTDL Thanh Hóa

Năm 2017, trong tổng lượng khách đến Sầm Sơn là 3,8 triệu lượt khách thì lượng khách quốc tế mới đạt 8,5 nghìn lượt, chiếm 0,2%. Đây là con số còn khá khiêm tốn trong cơ cấu tổng lượng khách đến Sầm Sơn. Trong những năm tới, lượng khách quốc tế được dự báo là sẽ có mức tăng trưởng nhanh bởi loại hình du lịch golf và MICE tại khu du lịch FLC hứa hẹn sẽ thu hút nhiều hơn khách quốc tế đến từ thị trường Hà Nội và khu công nghiệp Nghi Sơn.

Bảng 2.2: So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017‌

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Thực hiện qua các năm

2010

2011

2012

2013

2014

2016

2017


1

Tổng lượng khách đến Thanh

Hóa


Triệu lượt


2,95


3,36


3,7


4,1


4,53


6,3


7,0


2

Tổng lượng khách đến Sầm

Sơn


Triệulượt


1,8


1,92


2,1


2,48


3,15


4,1


3,8


3

So sánh tổng lượng khách Sầm Sơn so với toàn

tỉnh


%


61


57


56


60


69,5


65


47,5

Nguồn: UBND TP Sầm Sơn và Sở VHTTDL Thanh Hóa

7


6


5


4


3


2


1


0

2010 2011 2012 2013 2014 2016 2017


Tổng khách đến Thanh Hóa Tổng khách đến Sầm Sơn


Hình 2.4. Biểu đồ So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017

2.3.2. Tổng thu du lịch

Bảng 2.3: Thống kê tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017‌


TT


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Thực hiện qua các năm

2010

2011

2012

2013

2014

2016

2017


1

Tổng thu của cả tỉnh Thanh

Hóa

Tỷ đồng


1.185


1.530


1.750


2.250


3.690


6.280


8000

2

Tổng thu của

Sầm Sơn

Tỷ

đồng

651

840

975

1.250

1.785

2.855

2.950


3

So sánh tổng thu của Sầm Sơn so với

toàn tỉnh


%


54


54,9


55,7


55,5


48,3


45,4


36,9

Nguồn: UBND TP Sầm Sơn và Sở VHTTDL Thanh Hóa

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

2010 2011 2012 2013 2014 2016 2017


Tổng thu của Thanh Hóa Tổng thu của Sầm Sơn


Hình 2.5. Biểu đồ Thống kê tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2017


4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

2010 2011 2012 2013 2014 2016 2017


Tổng khách Tổng thu


Hình 2.6. Biểu đồ Tổng số lượt khách và tổng thu của Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017‌

Trong những năm qua cùng với gia tăng về doanh thu du lịch thì số lượng các cơ sở lưu chú cũng tăng lên, nhiều khách sạn, nhà hàng đã được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới. Riêng năm 2014-2015, TP có trên 40 khách sạn được xây dựng mới với trên 2.000 phòng. Đến hết năm 2016, Sầm Sơn đã có 428 cơ sở lưu trú với 14.500 phòng, trong đó 170 cơ sở được xếp hạng, 31 cơ sở từ 1 sao trở lên. Với hệ thống cơ sở lưu trú ngày một hoàn chỉnh, TP Sầm Sơn đã có một diện mạo mới, một không gian du lịch - đô thị du lịch văn minh hiện đại.

Bảng 2.4: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017‌

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Thực hiện qua các năm

2010

2011

2012

2013

2015

2017

1

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

322

319

330

334

355

460

2

Số phòng

Phòng

7.900

8.000

8.150

8.900

14.500

18.000

3

Số giường

Giường

18.500

18.400

20.200

26.100

34.800

41.800

Nguồn: UBND TP Sầm Sơn

2.3.3. Lao động trong hoạt động du lịch

Theo thống kê của UBND Tp. Sầm Sơn đến hết năm 2015, tổng số lao động du lịch trực tiếp của Sầm Sơn là 18.650 người (gấp 3,1 lần so với năm 2010), trong đó lao động có trình độ đại học 1.865 người, chiếm 10% tổng số lao động du lịch Sầm Sơn; lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề 7.460 người, chiếm 40% tổng số lao động du lịch Sầm Sơn; lao động được đào tạo nghề, bồi dưỡng tại chỗ

5.595 người, chiếm 30% tổng số lao động du lịch Sầm Sơn; lao động chưa qua đào tạo 3.730 người, chiếm 20% tổng số lao động du lịch Sầm Sơn.

Bảng 2.5: Số lượng lao động du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017


TT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2017

1

Tổng số lao động

6.550

7.800

10.140

13.580

15.600

18.650

2

Đại học

325

390

507

679

1.248

1.865

3

Cao đẳng,trungcấp

2.650

3.120

4.056

5.432

6.240

7.460

4

Đào tạo nghề, bồi

dưỡng tại chỗ

1.950

2.340

3.042

4.074

4.689

5.595

5

Chưa qua đào tạo

1.625

1.950

2.535

3.395

3.432

3.730

Nguồn: UBND TP Sầm Sơn

Hình 2 7 Biểu đồ Cơ cấu lao động hoạt động du lịch Sầm Sơn phân theo trình 2


Hình 2.7. Biểu đồ Cơ cấu lao động hoạt động du lịch Sầm Sơn phân theo trình độ đào tạo năm 2017

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch dịch vụ của Sầm Sơn mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn bất cập cả về số lượng và chất lượng; số lao động chưa được đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao (20%), chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Sầm Sơn với tốc độ nhanh trong thời gian tới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XHvới tốc độ nhanh trong giai đoạn tới, nhất là phát triển du lịch, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.

2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Trong giai đoạn phát triển vừa qua, hoạt động du lịch ở Sầm Sơn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND Tỉnh đối với những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược. Bên cạnh đó, TP cũng đã chủ động thực hiện công tác quản lý nhà nước. Chỉ đạo thực hiện nội dung “9 có và 9 không”

Xử lý nghiêm các vụ vi phạm, tuyên truyền để người dân nắm rõ những quy định của Nhà nước và địa phương. Qua đó nhận thức của người dân được nâng cao, chất lượng dịch vụ du lịch có nhiều chuyển biến rõ rệt theo hướng văn minh, thân thiện. Đến nay có thể khẳng định, Sầm Sơn đã lấy lại hình ảnh, thương hiệu bằng sự hài lòng của du khách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023