Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Biển Của Một Số Địa Phương

dẫn du lịch; hơn 200 hang động đã được phát hiện, điển hình là động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới [1].

Khí hậu

Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi từng loại khí hậu khác nhau. Nghỉ biển đòi hỏi khí hậu không mưa, không lạnh; trong khi trượt tuyết đòi hỏi khí hậu rất lạnh. Những nơi có nhiệt độ thích hợp có thể cho phép khách phơi nắng vào ban ngày, còn ban đêm thì mát mẻ có thể dạo chơi, giải trí... thì sẽ thu hút được nhiều du khách. Nhiệt độ nước biển từ 20 - 25oC thích hợp cho khách du lịch tắm biển, nếu nhiệt độ nước biển dưới 20oC và trên 30oC là không thích hợp. Việt Nam có nhiều khu vực núi cao quanh năm mát lạnh như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Ba Vì…. thích hợp để phát triển du lịch.

Hệ động thực vật

Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7000 loài động vật với nhiều loại đặc hữu và quí hiếm. Việt Nam có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn rải khắp đất nước, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Hệ thực vật của Thanh Hóa cũng rất đa dạng và phân bố ở Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn Pù Hu, … khá hấp dẫn du khách …

Sông ngòi

Chế độ thủy văn tạo ra bầu không khí mát mẻ, trong lành đồng thời có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, là phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa bệnh cho con người. Vì vậy, không ít nơi trên thế giới xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, biển thu hút nhiều khách du lịch. Trong đó nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh. Nguồn nước khoáng ở nước ta phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển du lịch. Thành phần hóa học của nước khoáng rất đa dạng từ bicabonat natri đến clorua natri với độ khoáng cao có ý nghĩa đối với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh [1]; [10].

1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Các tài nguyên có giá trị lịch sử, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách có trình độ, ham hiểu biết như Kim Tự Tháp Ai Cập, Công viên đá Thạch Lâm (Côn Minh, Trung Quốc), Công viên đá Đồng Văn (Hà Giang), Thành Nhà Hồ, cố đô Huế ...

Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích, có gần 3.000 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

1.1.3.1. Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá

- lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.

Theo Luật Du lịch (2017) “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [16].

1.1.3.2. Khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch.

Theo Luật Du lịch (2017) khái niệm “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” [16].

1.1.3.3. Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

1.1.3.4. Điểm đến du lịch

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến

du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (A practical guide to tourism destination management, UNWTO, 2005).

Theo Vũ Đức Minh [13], điểm đến du lịch là nơi xuất hiện các yếu tố du lịch quan trọng và gây ấn tượng nhất; là nơi tồn tại ngành du lịch đón khách và cũng là nơi du khách có thể tìm được tất cả các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho chuyến viếng thăm của mình. Điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách.

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch

1.1.4.1. Căn cứ lựa chọn

Dựa vào những cơ sở lý luận trên đây, nhất là Lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của Butler (1980) và Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch của Bộ VHTT& DL ban hành ngày 28/12/2016, Chúng tôi lựa chọn 12 tiêu chí dùng để đánh giá sự phát triển du lịch TP Sầm Sơn dưới đây :

1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch

- Số khách du lịch

- Doanh thu du lịch

- Lao động du lịch

- Công tác quản lý về du lịch

- Sản phẩm du lịch

-Thị trường du lịch

- Đầu tư phát triển du lịch

- Khả năng tiếp cận (giao thông đi lại)

- Cơ sở lưu trú

- Dịch vụ du lịch (ăn uống, giải trí, mua sắm...)

- Quảng bá du lịch

- Đơn vị kinh doanh lữ hành (công ty du lịch)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương

* Kinh nghiệm phát triển du lịch biển, đảo ở Quảng Trị

Với chiều dài hơn 75 km bờ biển cát trắng, nước trong xanh, có nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn; là nơi hình thành khu dịch vụ - du lịch Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ. Bãi biển Cửa Tùng có cảnh quan đẹp, từng được mệnh danh là ‘Nữ hoàng của các bãi biển’. Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt được xác định là điểm nhấn để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, là vùng động lực để tỉnh tiếp tục phát triển tuyến du lịch ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt và đảo Cồn Cỏ. Cụm Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ là ba điểm hình thành nên tam giác du lịch biển đảo với các thế mạnh bổ sung cho nhau và có thể được xem xét phát triển thành một khu du lịch quốc gia tiềm năng.

Du lịch biển đảo là một thế mạnh của Quảng Trị, thời gian qua tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch đúng quy hoạch theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm. Trước hết là hệ thống giao thông phục vụ du lịch kết hợp với phát triển các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh; Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, điểm du lịch quan trọng gắn với quảng bá, xúc tiến đầu tư, công tác quản lý, khai thác tiềm năng du lịch; Xây dựng lộ trình tôn tạo, nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử một cách hợp lý để phát huy hiệu quả đầu tư; Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp mới được xây dựng... Đặc biệt tập trung đầu tư xây dựng Đảo Cồn Cỏ thành Đảo Du lịch, xây dựng hạ tầng thiết yếu cho hoạt động du lịch; Có chính sách thỏa đáng kêu gọi thu hút đầu tư du lịch đảo [34].

* Mô hình phát triển du lịch tại biển Mỹ Khê - TP. Đà Nẵng

Bãi biển Mỹ Khê từng được Tạp chí FORBES bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh (năm 2005). Trong những năm qua, T.P Đà Nẵng đã có nhiều sự đổi mới nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại biển Mỹ Khê. Nhiều hoạt động du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm thu hút sự tham gia của khách du lịch và cộng động dân cư như: khám phá chợ cá Mỹ Khê vào buổi sáng sớm, lướt vát, bơi thuyền cùng ngư dân... Đặc biệt, thời gian gần đây, TP. Đà Nẵng đã áp dụng một

chuỗi các hoạt động dịch vụ du lịch thút hút được nhiều sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của du khách và nhân dân địa phương như: với hoạt động lặng ngắm san hô, du khách được ngâm mình trong làn nước trong xanh, ngắm nhìn những rạng san hô đủ hình dạng và màu sắc, với nhiều loài cá cảnh đang trú ngụ bơi tung tăng trước mắt bạn, bên cạnh những giây phút lắng đọng như mê lòng người đó, du khách sẽ được cùng trải nghiệm với nhóm lặn săn tìm những con cá nặng ký với những pha rượt đuổi, mai phục hết sức phấn khích. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt động dã ngoại, cắm trại, câu cá với các chủ đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu vực bãi tắm Tiên Sa. [20]

* Mô hình phát triển du lịch MICE tại Nha Trang - Khánh Hòa

Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện. Đây là loại hình du lịch có số lượng khách hàng lớn với mức chi tiêu cao. Tân dụng các lợi thế sẵn có, trong những năm quan, TP. Nha Trang đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển Nha Trang thành một trung tâm tổ chức loại hình du lịch MICE trọng điểm của quốc gia. TP thường xuyên tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch như: Lễ hội Festival biển, hội thi đắp tượng cát, các cuộc thi hoa hậu và người đẹp tầm cỡ quốc gia... Bên cạnh đó là sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch với sự phát triển của khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, sự đời nhà hát có sức chứa 7.500 chỗ của Diamond Bay Resort và các trung tâm hội trợ, trung tâm triễn lãm ... Ngoài ra còn có các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá Voi, Lễ hội Am chúa ... đã thu hút được đông đảo du khách, đặc biệt là khách quốc tế. [20]

Kinh nghiệm phát triển du lịch biển với các mô hình ở Quảng Trị, Mỹ Khê, Nha Trang là những bài học tốt để Sầm Sơn có thể áp dụng trong việc phát triển du lịch của TP Sầm Sơn trong hiện tại và tương lai.

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía nam, Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Những năm gần đây, du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển, trở thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn du khách.

Với đường bờ biển dài 102km, Thanh Hóa có nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (TP Sầm Sơn), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến biển Sầm Sơn nằm cách TP Thanh Hóa 16km về phía đông nam. Bên cạnh tài nguyên biển, Thanh Hóa còn có tài nguyên rừng phong phú với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nơi lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Điển hình trong số đó là vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Xuân và Như Thanh, cách thành phố Thanh Hóa 36km về phía tây nam. Thanh Hóa cũng được biết đến như là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được Thanh Hóa bảo tồn, phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Thanh Hóa có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử…, từng bước khẳng định vị thế của du lịch xứ Thanh trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước.

Trong Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là lợi thế quan trọng đối với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng, tạo thuận lợi cho việc tập trung nguồn lực phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Kết quả, tăng trưởng du lịch tỉnh duy trì ở mức độ khá, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh du lịch đều vượt chỉ tiêu. Năm 2016 toàn tỉnh ước đón được 6.277.000 lượt khách, tăng 13,5% so với năm 2015 (trong đó khách quốc tế: 154.500 lượt khách, tăng 21,7% so với năm 2015); tổng thu nhập từ du lịch ước đạt: 6.298 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2015 (trong đó tổng thu từ khách quốc tế 39.600.000 USD).

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực thực hiện nghiêm túc định hướng phát triển du lịch của các Sở, ban, ngành và sự triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực, chắc chắn trong thời gian không xa, Du lịch Thanh Hóa sẽ là điểm sáng trên bản đồ du lịch cả nước.[32]

Tiểu kết chương 1


Trong Chương 1 của luận văn, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và phát triển du lịch ; các điều kiện phát triển du lich ; các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch Sầm Sơn theo Buler trong thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng ở chương 2.

Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịch biển ở một số địa phương có đặc điểm tương tự nhằm tìm ra bài học để Sầm Sơn có thể áp dụng trong thời gian tới.

Chương 2

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017‌

2.1. Khái quát về TP Sầm Sơn

2.1.1. Vị trí địa lý


Hình 2 1 Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn Nguồn Tác giả biên tập TP Sầm Sơn 1

Hình 2.1. Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn

(Nguồn: Tác giả biên tập)

TP Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách TP Thanh Hoá khoảng 16 km theo đường Quốc lộ 47. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (ranh giới là sông Mã); Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp TP Thanh Hóa. Vị trí giáp biển với bãi biển đẹp Sầm Sơn thuận lợi phát triển du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng.

2.1.2. Lịch sử phát triển

Sầm Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trước thế kỷ XX, Sầm Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, vùng đất này thuộc huyện Quảng Xương và chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía Nam vùng đất mà ngư dân đi biển quen gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm (Sầm Sơn), địa danh này cũng còn được gọi là núi Trường Lệ (làng chân núi này cũng gọi là Làng Núi hay làng Trường Lệ). Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023