Thực Trạng Về Cơ Sở Hạ Tầng Vật Chất, Kỹ Thuật Và Đầu Tư Phục Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố


OktoberFest đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, giao lưu văn hóa Việt - Đức, các doanh nghiệp du lịch Việt nam có thêm một cái nhìn thấu đáo hơn về thị hiếu du khách Đức để có chiến lược khai thác có hiệu quả thị trường khách đầy tiềm năng này. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến, các doanh nghiệp trong ngành tích cực tham gia các hoạt động Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố lớn Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu (Hoa Kỳ), triển khai thực hiện trao đổi nhân viên giữa ngành du lịch thành phố và thành phố Busan (Hàn Quốc).

Tuy nhiên, công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như việc triển khai điểm thông tin du lịch còn chậm, ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng. Tính chuyên nghiệp có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực, có thể thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với vị thế của một điểm đến lớn nhất nước, tính chủ động chưa cao.

Công tác quảng bá tiếp thị, đã được các doanh nghiệp trong ngành bước đầu quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, chỉ có một số ít các Công ty lớn có thương hiệu mạnh như SaigonTourist, Bến Thành Tourist, Vietravel, Vietnamtourism ... là phát huy được, ngày càng có uy tín và vị thế trên thương trường trong nước cũng như quốc tế, số còn lại yếu. Vấn đề đặt ra là ngành du lịch Thành phố phải có thương hiệu chung và phải được chính quyền thành phố quan tâm đầu tư đúng mức, chuyên nghiệp với hình ảnh thành phố được quảng bá trên toàn thế giới.Đây là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại thành phố, đa số các doanh nghiệp chưa có bộ phận Marketing hoặc có nhưng chưa được tổ chức một cách bài bản và đúng chức năng. Việc nghiên cứu thị trường hiệu quả rất thấp, xử lý thông tin chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạch định chiến lược, sách lược cho từng thời kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ marketing thiếu trình độ chuyên môn hoặc chưa đủ kinh nghiệm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của đơn vị. Đối với công tác tuyên truyền quảng bá, mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng vẫn còn


thiếu tính sáng tạo, tính chuyên nghiệp, chủ yếu chỉ thông qua các hội chợ du lịch ở nước ngoài và qua những dịp lễ hội trong nước; chưa tạo được hệ thống book phòng, book tour từ nước ngoài với quy mô đủ lớn. Nếu khắc phục yếu điểm này thì kết quả sẽ còn khả quan hơn nhiều.

2.2.3. Thực trạng về cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và đầu tư phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố

TP. HCM là một trong những nơi có cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển so với cả nước. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng nhưng cơ sở hạ tầng lại không phát triển tương xứng nên TP.HCM đang phải đối điện với nhiều khó khăn và thách thức lớn như kẹt xe, ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề lớn cần giải quyết để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Song, đây có lẽ là vấn đề mà ngành du lịch TP.HCM không thể nào tự mình giải quyết được mà phải cần sự phối hợp của Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp du lịch và các nguồn lực khác mới có thể tạo ra một môi trường du lịch tốt hơn cho du lịch thành phố.

Đường hàng không: đường hàng không có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của TP.HCM. Hiện nay diện tích nhà ga Tân Sơn Nhất còn khá nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu, các thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh còn rườm rà, mất nhiều thời gian chờ đợi. Một số du khách cho rằng cơ sở vật chất của sân bay Tân Sơn Nhất chưa được hiện đại hóa, chưa đáp ứng yêu cầu của khách.

Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ đã được mở rộng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Song, trong khu vực nội thành, do đông dân cư và lượng xe lưu thông lớn nên thường xuyên bị ách tắc giao thông.

Đường sắt: Tuyến đường sắt chủ yếu nối liền từ Bắc vào Nam là đường tàu Thống Nhất, chạy suốt từ Thủ đô Hà Nội đến ga Hòa Hưng. Tuy nhiên, phương tiện này ít có sức thu hút khách quốc tế, nhất là đối với chuyến du lịch dài ngày, do tốc độ chậm, tiện nghi phục vụ kém nên hầu như tuyến đường này chỉ để phục vụ cho khách nội địa.


Đường thủy

- Hệ thống đường sông ở TP.HCM rất đa dạng và tập trung ở phía Đông và phía Nam. Từ đây có thể đi đến các tỉnh, thành phía Nam.

- Hệ thống đường biển thành phố là cửa ngõ giao lưu chủ yếu của vùng Nam Bộ, Trung Bộ với thế giới. Song, cho đến nay trên địa bàn thành phố vẫn chưa có cảng du lịch biển. Đa số các loại tàu du lịch biển khi đến thành phố phải neo đậu chung với tàu hàng. Một số tàu du lịch đến TP.HCM chủ yếu cập cảng Sài Gòn, do không phải là cảng du lịch chuyên dụng nên điều kiện dịch vụ ở đây còn thiếu, ảnh hưởng đến việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường sông và ven biển, về phương diện du lịch còn thiếu các phương tiện phục vụ khách, phần lớn các phương tiện có tốc độ chậm, thiết bị an toàn sông chưa cao, các bến sông chưa đủ tiện nghi để phục vụ khách du lịch.

Cơ sở lưu trú: Trong thời gian qua, thành phố có 3 khách sạn được Tổng cục Du lịch công nhận trong danh sách Top Ten của ngành Khách sạn cả nước là Rex, Majestic và Đệ Nhất, sau đó là Sheraton, Windsor, Renaissance Riverside và 02 khách sạn được bình bầu là khách sạn tốt nhất khu vực Châu Á là Sofitel và Caravella, riêng khách sạn Caravella liên tục được bình chọn 4 năm liên tiếp là khách sạn tốt nhất dành cho doanh nhân, ngoài ra trong thời gian tới một số khách sạn cao cấp mới sẽ được đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách

Công suất sử dụng phòng năm 2001 đạt được mức trung bình 47,8% đến 2005 công suất bình quân 75%, đến năm 2015 công suất phòng bình quân của cả thành phố là trên 80%. Riêng ở khu vực trung tâm thành phố, hầu hết các khách sạn quốc tế 3-5 sao đều đạt công suất trên 95%. Càng ngày càng có nhiều khách sạn được phong sao chứng tỏ chất lượng các khách sạn từng bước đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách quốc tế.

Cơ sở du lịch, tham quan, vui chơi, giải trí Trên địa bàn thành phố có khá nhiều địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí đã được các công ty đưa khách quốc tế tới. Một số địa điểm có khả năng thu hút nhiều khách như khu du lịch Thanh Đa - Bình Quới, khu du lịch Suối Tiên, Vietnam Water World, Saigon Water Park, Công


viên văn hóa Đầm Sen, Kỳ Hòa, Văn Thánh, Tao Đàn, Thảo Cầm Viên... Phần lớn các điểm tham quan, vui chơi, giải trí đã có sẵn từ trước, nhưng chỉ có một số nơi được tôn tạo từ nguồn vốn ngân sách hay nguồn vốn của tư nhân hoặc của các công ty du lịch như: công viên Kỳ Hòa, khu du lịch Bình Quới, công viên văn hóa Đầm Sen … nên có phần phong phú hơn về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, có thể thấy các cơ sở vui chơi, giải trí tuy đã được đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong thành phố cũng như ở các khu vực lân cận vào các dịp lễ tết và hầu như chỉ phục vụ cho khách nội địa là chính. Một số khu như: Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, Kỳ Hòa thường xảy ra hiện tượng quá tải vào những ngày cuối tuần và các dịp Tết. Nếu tìm hiểu nguyên nhân thì có lẽ các tụ điểm trên không chỉ phục vụ cho người thành phố, mà còn phải đáp ứng cả yêu cầu của các cư dân khu vực lân cận như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước... khách du lịch quốc tế đến khu vực này rất ít. Điều đó đáng để chúng ta suy nghĩ và sớm có những chiến lược tôn tạo và phát triển các điểm vui chơi giải trí trên trở thành những nơi không chỉ phục vụ cho khách nội địa mà còn đủ tiêu chuẩn phục vụ cho cả khách quốc tế nhằm tăng doanh thu và kéo dài thời gian lưu trú của họ.

Các dịch vụ hỗ trợ khác Về dịch vụ ăn uống, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà hàng phân bố khắp nơi. Đa số nhà hàng tập trung ở khu vực trung tâm, với đủ các món ăn dân tộc và quốc tế. Đặc biệt, thành phố còn có cả khu ẩm thực người Hoa ở quận 5, với những món ăn rất độc đáo và có sức thu hút cao. Đây là những điểm cần khai thác để phục vụ khách quốc tế. Ngoài ra, trong thành phố còn có các dịch vụ khác như: vũ trường, karaoke, sân khấu ca nhạc và các nơi bán hàng lưu niệm khá đa dạng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng dù số lượng các dịch vụ phục vụ du lịch có gia tăng nhưng ngoại trừ một số điểm có quy mô lớn, còn lại là nghèo nàn về chất lượng và chủng loại. Hầu như các khách sạn quốc tế đều có chương trình ca nhạc và chương trình biểu diễn ca múa nhạc dân tộc, nhưng phần nhiều là giống nhau, chưa thể hiện được nét đặc sắc của từng nơi. Các sản phẩm lưu niệm chưa được phong phú. Các cửa hàng miễn thuế chỉ có ở một vài nơi. Đặc biệt,


thành phố chưa có những qui định về đồ cổ, đồ giả cổ và điều đó gây khó khăn cho khách du lịch khi mua sắm hoặc làm thủ tục hải quan, các thủ tục check-in, check- our … Vì vậy, cần sớm có quy định cụ thể và khắc phục hiện tượng này để giảm phiền hà cho khách và làm mất thiện cảm của khách ngay lần đầu tiên đến Việt Nam. Hiện nay, hệ thống thông tin của các doanh nghiệp du lịch thành phố mặc dù hầu hết đã được đầu tư nhưng việc khai thác thông tin chưa tương xứng, hệ thống này chủ yếu dùng vào mục đích quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp. Chưa tận dụng được nhiều công cụ internet để khai thác các thông tin về thị trường, xu thế kinh doanh và thu thập các thông tin phản hồi từ đối thủ cạnh tranh để hình thành chiến lược kinh doanh của mình cũng như công tác dự báo.

Việc đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch TP.HCM thời gian qua còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ không có sự phối hợp, không tạo được các cơ sở mang tính đột phá, ấn tượng và có kết quả chung cho toàn ngành. Khó khăn này cũng có nhiều nguyên nhân, do các doanh nghiệp trong ngành thuộc nhiều thành phần kinh tế, có quyền lợi khác nhau. Mặt khác, thủ tục hành chính còn quá rườm rà, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, các thủ tục xây dựng cơ bản, đầu tư phải qua nhiều cơ quan chức năng để thẩm định, xét duyệt nên một số công trình rất có ý nghĩa triển khai chậm gây lãng phí và thiệt hại lớn.

Về công tác liên doanh và đầu tư nước ngoài: hầu hết các cơ sở phục vụ du lịch lớn hiện nay ở Thành phố đều có vốn của nước ngoài, như: KS Caravelle, New World, Movenpick, Legend, Sheraton, Sofitel Plaza, Renaissance.... Do các công ty trong và ngoài ngành du lịch liên doanh góp vốn từ 10 – 40% hoặc chuyển nhượng cho phía nước ngoài 100% để đầu tư. Bên cạnh đó có hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch của các Tổng Công ty nhà nước như: Saigon tourist, Bến Thành Group… cũng đóng góp đáng kể, với các khách sạn lớn như: KS Rex, Bông Sen, Bình Minh, Cụm KS Liberty, Viễn Đông, Norfolk, Somerset, Windsor, Kumho Asian, …Gần đây được sự quan tâm của Chính phủ Thành phố đã mạnh dạn đầu tư nhiều tỷ đồng với nhiều dự án, nâng cấp hạ tầng cơ sở cho ngành du lịch, các doanh nghiệp được vay vốn để đầu tư trang thiết bị, tận dụng hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế đổi mới


công nghệ quản lý điều hành. Tuy nhiên, những cố gắng này cũng chưa thể theo kịp trình độ phát triển chung của ngành du lịch trong khu vực, chưa khai thác hết các thế mạnh về tiềm năng du lịch của thành phố.

2.2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Thống kê của Sở Du lịch thành phố năm 2010, số người có trình độ đại học làm việc trong ngành du lịch là 7.425 người, chiếm 21,63% số lao động của ngành du lịch, trong đó chỉ có khoảng 825 người chuyên ngành du lịch, chiếm tỷ trọng là 2,9% so với số lao động trong toàn ngành; còn số người trên đại học chuyên ngành du lịch thì còn rất ít, khoảng hơn 50 người, chiếm 1,2%.

Năm 2015 số người có trình độ đại học làm việc trong ngành du lịch là

14.345 người, chiếm 41,62% số lao động của ngành du lịch, trong đó có khoảng 5.657 người chuyên ngành du lịch, chiếm tỷ lệ hơn 30% so với số lao động trong toàn ngành; Đây là một con số rất nhỏ và rõ ràng là số người có trình độ trên đại học chuyên ngành du lịch hoặc liên quan tới du lịch là rất thiếu. Điều này dẫn đến khả năng đáp ứng công việc trong ngành du lịch hiện nay còn nhiều hạn chế. Theo điều tra mới đây của Sở Du lịch TP.HCM cho thấy hơn 70% các doanh nghiệp trong ngành du lịch thành phố bị thiếu hụt trầm trọng các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, trình độ không đáp ứng được nhu cầu công việc và phải chấp nhận tình trạng sử dụng lao động không đúng tầm trong một số vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Qua điều tra cũng cho thấy hơn 30% doanh nghiệp cho rằng, trình độ ngoại ngữ kém là nguyên nhân dẫn đến việc làm giảm sút tính cạnh tranh của ngành du lịch thành phố.


Bảng 2.7: Số lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn TPHCM Giai đoạn 2011-2015

ĐVT: Người


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Lĩnh vực

Lữ hành

15.855

18.700

21.565

24.425

25.324

Khách sạn

27.045

32.389

37.734

43.075

43.765

Khác

8.580

10.115

11.860

13.500

14.235

Tổng cộng

51.480

61.204

71.159

81.000

83.324

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 8

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. HCM, năm 2016

So với một số ngành kinh tế khác, người lao động trong ngành du lịch cần phải biết ngoại ngữ ở trình độ cao. Trong tổng số hơn 26.000 lao động của toàn ngành, số người biết tiếng Anh chiếm tỷ trọng cao nhất là khoảng 80%, kế đến là tiếng Hoa chiếm 5%; tiếng Pháp chiếm 4%, tiếng Nhật chiếm 1,7%, tiếng Hàn quốc chiếm 0,7% và các ngoại ngữ khác chiếm khoảng 8,6%. Đến cuối năm 2010, số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ tại TP.HCM là 1.100 người, trong đó 843 thẻ quốc tế, 257 thẻ nội địa, chứng tỏ trình độ nghiệp vụ của các hướng dẫn viên du lịch ngày càng được nâng cao và đạt dần đến mức độ chuyên nghiệp. Đối với đối thủ cạnh tranh khác trong nước, có thể thấy họ dần dần đa dạng hóa và tạo cho sản phẩm của mình nét đặc thù riêng nên đã thu hút ngày càng nhiều du khách.

Bảng 2.8: Số lượng hướng dẫn viên phân theo ngôn ngữ trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2015

ĐVT: Người


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Ngoại ngữ

Anh

917

116

1367

1467

1632

Đức

59

82

99

107

96

Hàn

4

4

6

12

19

Indonesia

4

5

10

10

13


Khmer

0

1

3

5

7

Nga

71

92

114

114

112

Nhật

136

150

166

150

151

Pháp

194

217

231

229

224

Tây ban nha

19

26

32

33

36

Thái

8

9

15

17

22

Trung

95

126

166

187

195

Ý

2

5

5

4

55

Tổng cộng

1509

1833

2214

2335

2512

Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, năm 2016

Số lượng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch trên địa bàn thành phố cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, đồng thời chất lượng đào tạo các cơ sở này cũng còn hạn chế. Nhiều cơ sở mới được hình thành, chương trình đào tạo còn lạc hậu, chưa được cập nhật.

Bảng 2.9: Số lượng cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn TPHCM Giai đoạn 2011-2015

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Cơ sở đào tạo

Đại học

11

15

15

16

14

Cao đẳng

6

10

13

12

10

Trung cấp chuyên nghiệp

20

20

23

26

24

Tổng cộng

37

45

51

54

48

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM, năm 2016 Tóm lại: nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch trên địa bàn TP. HCM thời gian

quan vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng tại các doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Số lao động có trình độ cao còn ít, số biết nhiều ngoại ngữ còn hạn chế đặc biệt với những thị trường nói tiếng Nhật, tiếng Hàn... Riêng đối với đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, chủ yếu được rèn luyện qua thực tế chưa được đào tạo

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí