Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Về Ngành Dịch Vụ, Du Lịch


thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa và là điều kiện cơ bản và tiền đề để phát triển.

Du khách được phân chia làm các loại theo những góc độ tiếp cận khác nhau như: du khách quốc tế, du khách trong nước, du khách đi công tác, du khách gia đình và việc riêng, du khách cao tuổi, du khách trung niên, du khách thanh thiếu niên…Việc phân loại du khách sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xác định rõ chủ thể du lịch là đối tượng nào để có sự phối hợp nhịp nhàng, khai thác có hiệu quả, phù hợp của khách thể du lịch, môi giới du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và tác động cho hoạt động du lịch có hiệu quả.

Hoạt động du lịch có thể được phân thành các loại khác nhau như:

- Phân loại theo mục đích du lịch: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân, du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.

- Phân chia theo phạm vi khu vực: có thể chia du lịch thành du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Du lịch trong nước là chỉ du lịch do cư dân trong nước rời khỏi nơi cư trú của mình tới một nơi khác trong nước để du lịch. Du lịch quốc tế là chỉ cư dân của một nước vượt đường biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du lịch.

- Phân chia theo nội dung du lịch gồm có: Du lịch công vụ là khách du lịch nhận lời mời đến thăm viếng, đàm phán ngoại giao; du lịch thương mại là khách du lịch đến để tìm hiểu thị trường, đàm phán mậu dịch; du lịch du ngoạn là khách du lịch đến để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi; du lịch thăm viếng là du lịch kết hợp với thăm viếng người thân; du lịch tìm về cội nguồn là du lịch kết hợp với thăm quan các di tích lịch sử, truyền thống; du lịch văn hóa là khách du lịch đến một nơi khác để tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa; du lịch hội nghị là khách du lịch đến dự hội nghị gắn với du lịch; du lịch tôn giáo là hoạt động du lịch


kết hợp với lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng. Việc phân loại du lịch trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định được thế mạnh của cơ sở kinh doanh du lịch, từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch, tạo điều kiện đưa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt nhất.

1.1.1.2. Sản phẩm du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân chia sản phẩm du lịch theo 3 mức độ

- Sản phẩm du lịch chính: Là nhu cầu cần thỏa mãn chính hoặc là phần lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn một chỗ nghĩ mát, một điểm thể thao, một chuyến du hành đường thủy.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 3

- Sản phẩm du lịch hình thức: Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm du lịch mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị.

- Sản phẩm du lịch mở rộng: là toàn bộ những yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được xem là thành phần ưu tú, thượng lưu…

Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh tế du lịch. Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ ra một thời gian và sức lực nhất định, chi tiêu một khoản tiền nhất định để mua của người kinh doanh du lịch không phải vật cụ thể mà là sự thỏa mãn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần, trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích tới cung cấp. Quá trình du lịch một lần như vậy tức là một sản phẩm du lịch, trong đó một hạng mục dịch vụ du lịch như một giường ở phòng khách sạn, một bữa cơm trưa thịnh soạn được gọi là sản phẩm du lịch. Có thể thấy sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành là sản phẩm vô hình mang đặc trưng hoàn chỉnh. Bất kể đối với cơ quan quản lý du lịch hay doanh nghiệp du lịch, hiểu được khái niệm du lịch một cách thiết thực và xây dựng ý thức sản phẩm


du lịch hoàn chỉnh đều hết sức cần thiết. Xét về nhu cầu, khi du khách tiến hành quyết định nơi đích tới du lịch thì vấn đề họ quan tâm là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không phải sản phẩm du lịch đơn lẻ, sự đánh giá của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch cũng xuất phát từ điểm này. Vì thế, thực sự hiểu được khái niệm này sẽ có lợi cho việc phát triển lành mạnh của ngành du lịch, có lợi cho sự tăng cường ý thức hợp tác của người kinh doanh du lịch, cùng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra hình tượng du lịch hoàn chỉnh tốt đẹp.

Cơ cấu của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại yếu tố hợp thành. Từ phía nơi đích tới du lịch, để thoả mãn các loại nhu cầu tiêu thụ của du khách trong hoạt động du lịch, sản phẩm đơn lẻ do người kinh doanh du lịch cung cấp cho thị trường du lịch chủ yếu bao gồm: nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác. Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan tới rất nhiều ngành nghề, nhưng xét về ý nghĩa, các bộ phận hợp thành đều có thể chia ra: vật hấp dẫn du lịch và dịch vụ du lịch.

Vật hấp dẫn du lịch: là vật có sức thu hút hiện thực mà người kinh doanh du lịch giới thiệu cho du khách, là nhân tố quyết định để hấp dẫn du khách. Nó bao gồm tất cả mọi hiện tượng, sự vật, sự kiện tự nhiên và xã hội tạo thành sức hấp dẫn đối với du khách, có thể mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích kinh tế và xã hội cho người kinh doanh du lịch .

Dịch vụ du lịch là hạt nhân của sản phẩm du lịch, sự thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các dịch vụ mà người kinh doanh du lịch cung cấp. Dịch vụ du lịch là một khái niệm hoàn chỉnh, là do các dịch vụ đơn lẻ kết hợp làm thành, phải duy trì sự phối hợp tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

Đặc điểm của sản phẩm du lịch

- Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch: Được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Hoạt động du lịch là


hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị và giao lưu quốc tế, ngoài ra nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch cũng nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch biểu hiện trước hết là sản phẩm du lịch kết hợp các loại dịch vụ du lịch liên quan cung cấp, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Nó vừa bao gồm sản phẩm lao động và vật tự nhiên. Đồng thời, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn biểu hiện ở chỗ việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều ngành nghề và bộ phận. Trong đó, vừa có giao thông du lịch và liên quan đến các bộ phận và ngành nghề khác ngoài bộ phận du lịch, trong đó vừa có bộ phận sản xuất tư liệu vật chất như kiến trúc, công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao gồm một số bộ phận phi sản xuất vật chất như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật…

- Tính không thể dự trữ: Là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Do sản phẩm du lịch không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, xí nghiệp du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó tổn thất gây nên sẽ không thể bù đắp được.

- Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch là hàng hóa có tính tổng hợp do du khách tiêu thụ ở nơi đích tới du lịch. Trước hết do nội dung hạt nhân của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của du khách ở đích du lịch, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác. Sản phẩm vật chất được chuyển đến người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông còn sản phẩm du lịch lại thông qua phương tiện giao thông để chở người tiêu thụ tới. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời


đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

- Tính đồng thời sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch và lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề. Chỉ khi du khách đến nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Trong ý nghĩa này, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra trong cùng một lúc và cùng chỗ.

- Tính dễ dao động: Quá trình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm dễ dao động. Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó. Do vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

1.1.2. Thị trường du lịch

1.1.2.1. Khái niệm thị trường du lịch

Thị trường du lịch là phạm trù của kinh tế hàng hóa, nói về thực chất, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của mọi người phát sinh trong quá trình trao đổi. Sự hình thành thị trường du lịch là có quá trình, nó là sản phẩm của hàng hóa, xã hội hóa hoạt động du lịch khi kinh tế xã hội phát triển đến trình độ nhất định. Do sức sản xuất và trình độ khoa học được nâng cao, mặt khác dưới sự thúc đẩy của nhiều động cơ về mậu dịch, giao lưu, xã hội, văn hóa, hình thành nhu cầu xã hội to lớn. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa tạo điều kiện tất yếu cho việc thỏa mãn nhu cầu du lịch, tức thông qua hình thức giao lưu hàng hóa mà cung cấp các loại dịch vụ


du lịch cho xã hội. Vì thế, thị trường du lịch theo nghĩa hẹp là thị trường nguồn khách, tức trong thời gian nhất định, ở khu vực nào đó tồn tại người mua hiện thực và tiềm tàng có khả năng mua hàng hóa du lịch. Theo nghĩa rộng, thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch. Chức năng cơ bản của thị trường du lịch là làm cầu nối liên kết cung cấp du lịch với nhu cầu du lịch. Căn cứ vào sự khác nhau của nhu cầu mà chia thị trường du lịch thành các loại khác nhau như sau:

Phân chia thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế:

Du lịch trong nước là sự lưu động của nhân dân nước đó trong lãnh thổ nước mình, tạo thành một bộ phận của thị trường tiêu thụ và thị trường dịch vụ trong nước, ảnh hưởng đến sự lưu thông và thu hồi tiền tệ trong nước, còn du lịch quốc tế thì ảnh hưởng đến thu chi ngoại tệ của một quốc gia. Thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế chế ước và ảnh hưởng lẫn nhau, trở thành thể thống nhất liên hệ chặt chẽ với nhau.

Phân chia thị trường du lịch theo nội dung và hình thức của sản phẩm du lịch

Sự phân chia này hình thành các thị trường du lịch như thị trường du lịch tham quan phong cảnh, thị trường du lịch nghỉ phép, thị trường du lịch hội nghị, thị trường du lịch dịch vụ, thị trường du lịch văn hóa, thị trường du lịch tôn giáo, thị trường du lịch du học, thị trường du lịch thể thao...Các đơn vị du lịch khai thác nhằm vào việc cung cấp sản phẩm du lịch khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của các thị trường khác nhau.

Phân chia thị trường du lịch theo hình thức tổ chức của hoạt động du lịch

Gồm có thị trường du lịch đoàn thể và thị trường du lịch khách lẻ. Du lịch bao gói đoàn thể là hình thức tổ chức du lịch truyền thống là kết quả của việc phổ cập, phát triển hoạt động du khách, loại hình du lịch này sẽ phát triển ổn định ở thời gian tới, đồng thời do con người ngày càng theo đuổi cuộc sống tự do, cá nhân hóa, nên những năm gần đây thị trường du lịch khách lẻ phát triển với tốc độ nhanh.


Ngoài ra, còn có thể từ các góc độ khác nhau để chia thị trường du lịch như chia theo nước, theo tuổi, theo mùa vụ du lịch, chia theo khoảng cách du lịch...

1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của thị trường du lịch

- Sản phẩm của thị trường du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vật chất nên việc thực hiện chúng khác với thực hiện hàng hóa mang tính cụ thể.

- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua.

- Trên thị trường du lịch người bán không có hàng hóa du lịch tại nơi chào bán, không có khả năng mang được hàng hóa đến với khách hàng.

- Việc thực hiện hữu hóa vật chất đối tượng mua bán trên thị trường du lịch, chủ yếu dựa vào xúc tiến quảng bá. Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán sản phẩm thông qua quảng cáo và kinh nghiệm với việc mua bán thông thường. Thậm chí ngoài hàng hóa vật chất và dịch vụ, thị trường du lịch còn mua bán cả những đối tượng không hội đủ các thuộc tính của hàng hóa, đó là các giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên...

- Trên thị trường du lịch, quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ. Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho.

- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, thể hiện ở chỗ cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định của một năm và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và là một bài toán rất khó tìm ra lời giải.

1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về ngành dịch vụ, du lịch

Kinh tế học Mácxít đã nghiên cứu về sự phát triển của phân công lao động xã hội là điều kiện, tiền đề cho sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển, đồng thời làm cơ sở cho việc phân chia và hình thành các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. C.Mác chỉ rõ: “sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, mặc dù ngược lại, sản xuất hàng hoá không phải là điều kiện


tồn tại của sự phân công lao động xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.1993, t23, tr 72)

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động thành các vùng, các ngành, các khu vực, các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất xã hội. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phân công lao động xã hội còn mang tính chất tự nhiên tức là phân công theo tuổi tác, giới tính, ngành nghề... cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến hình thành các ngành chuyên môn hoá, từ đó hình thành các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ và sự phân công lao động trong từng ngành cũng được phát triển, du lịch được ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của phân công lao động trong ngành dịch vụ. Như vậy, kinh tế học Mácxít cho rằng chính sự phát triển của phân công lao động xã hội dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển của phân công lao động xã hội hình thành một hệ thống kinh tế khác nhau và nó ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều vùng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong đó vai trò và vị trí của mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực là khác nhau, thực hiện những chức năng riêng biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo thành cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến sự phát triển của ngành du lịch với tính chuyên môn hoá ngày càng cao.

Trong học thuyết giá trị, khi phân tích về hàng hoá C. Mác cho rằng: hàng hoá là những sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người. Trong CNTB nói riêng và kinh tế thị trường nói chung, hàng hoá là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải. C.Mác viết: “trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, thì của cải xã hội biểu hiện ra là “một đống hàng hoá khổng lồ” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.1993, t23, tr 55). Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng, hàng hoá có thể là những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể. Giá trị của hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá quyết định. C. Mác viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí