Thống Kê Số Lượng Khách Nội Địa Đến Tphcm So Với Cả Nước Giai Đoạn 2011 – 2015


Thị trường Đông Nam Á (ASEAN): Việt Nam đã là thành viên của khối ASEAN, và đã có nhiều chương trình hợp tác về phát triển kinh tế và du lịch. Đây là những nét thuận lợi để Việt Nam có thể thu hút khách từ khối này. Nhìn chung, ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và đầy triển vọng. Trong tương lai, để tiếp tục gia tăng lượng du khách này cần tăng cường mối quan hệ hợp tác, tận dụng tối đa các mối quan hệ đó và thiết lập những tuyến du lịch xuyên quốc gia.

Trung Quốc: là thị trường tương đối biến động. So với các thị trường khác, thị phần Trung Quốc chưa đa dạng tuy có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, nhờ mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng rộng mở, cùng với những mối quan hệ khác như mở đường bay thẳng từ Bắc Kinh đến TP.HCM, giảm giá vé máy bay... nên khách Trung Quốc trong tương lai sẽ có chiều hướng gia tăng. Họ thường chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc và mức chi phí cho du lịch cũng rất hạn chế. Một số ít đến TP.HCM để tìm hiểu thị trường với mục đích chính là thương mại nhưng không nhiều. Do vậy, chúng ta nên tận dụng tất cả các thế mạnh của thành phố trong việc khai thác thị trường Trung Quốc.

Đài Loan: Theo số liệu thống kê từ Sở Du lịch TP.HCM, lượng khách này không kém phần quan trọng đối với du lịch Việt Nam và TP.HCM. Đa số họ đến Việt Nam, đặc biệt là đến TP.HCM với mục đích thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp với tham quan du lịch. Khả năng chi tiêu cho du lịch của họ khá cao, thường dùng các dịch vụ lưu trú tương đối có chất lượng và sử dụng nhiều dịch vụ bổ sung khác. Tuy nhiên, do thủ tục cấp giấy phép đầu tư còn nhiều phiền hà, cơ sở hạ tầng còn yếu nên ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng thu hút lượng khách này.

Về khách nội địa đến TP.HCM

Số liệu cho thấy TP.HCM luôn dẫn đầu về tỷ lệ số lượng khách du lịch trong cả nước, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm, những năm cuối thập kỷ 90 khách du lịch trong nước đến TP. HCM chiếm tỷ lệ trên 70% lượng khách, hiện nay chỉ là khoảng 30% - 40%. Điều này cho thấy thị phần du lịch khách nội địa của thành phố luôn đã bị các địa phương khác chia sẻ, chứng tỏ rằng hoạt động du lịch của các địa phương khác cũng đã phát triển và thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan.


Từ năm 2011 cho đến năm 2015, lượng khách du lịch nội địa đến TP.HCM không ngừng gia tăng, năm 2011 là 10.020.000 lượt khách; năm 2012 là 12,500,000 lượt khách; năm 2013 là 15.600.000 lượt khách; năm 2014 là 17.600.000 lượt khách; năm 2015 là 19.300.000 lượt khách.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng khách nội địa đến TPHCM so với cả nước Giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: Người


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

TP.HCM

10,020,000

12,500,000

15,600,000

17,600,000

19,300,000

Cả nước

30,000,000

32,500,000

35,000,000

38,500,000

57,000,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 7

Nguồn: Tổng cục Du lịch, năm 2016

Trong thời gian tới, ngành du lịch thành phố cần phải ra sức tạo những sản phẩm du lịch đặc thù, đặc sắc, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút khách mạnh mẽ hơn khách du lịch trong nước. Khách nội địa đến TP.HCM với nhiều mục đích khác nhau như: vui chơi giải trí, thăm thân nhân, tìm việc làm, tìm đối tác, quan hệ làm ăn ...thị trường khách cũng rất đa dạng, đặc biệt vào những dịp lễ, tết lượng khách đến TP.HCM rất đông, dẫn đến tình trạng quá tải trong giao thông công cộng và tại các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí…đây là vấn đề ngành du lịch thành phố cần phải chủ ý giải quyết trong thời gian tới.

2.1.2. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn TP. HCM

Tổng thu các doanh nghiệp du lịch TP.HCM năm 2010 đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch năm 2010, trong đó tổng thu khách sạn nhà hàng đạt 29.000 tỷ đồng tăng 16% so cùng kỳ và tổng thu lữ hành đạt

12.000 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ. Nhìn chung con số này phản ánh tình hình khả quan, thế nhưng nếu phân tích sâu hơn có thể thấy tốc độ gia tăng về tổng thu không ổn định. Điều đó cho thấy sự đóng góp từ du lịch kinh tế thành phố chưa ổn định. Mặt khác, tình hình cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng du lịch với nhau đã dẫn đến việc hạ thấp giá thành làm giảm tổng thu về du lịch. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý du lịch là cần có những chính sách điều tiết sự phát triển du


lịch, cụ thể hơn là điều tiết mối quan hệ cung cầu sao cho hợp lý để tổng thu từ du lịch thành phố được gia tăng ổn định, hiệu quả.

Bảng 2.5. Thống kê tổng thu du lịch TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: tỷ đồng


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng thu

56,842

71,279

83,191

85,000

94,600

Tốc độ tăng trưởng

26.55%

25.3%

17%

2,17%

11,30%

Nguồn: Sở Du Lịch Tp. HCM, năm 2016 Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng thu từ du lịch của TP.HCM có tốc độ tăng

trưởng khác nhau (bảng 2.5), nhưng luôn dẫn đầu toàn quốc về tổng thu và lợi nhuận. Điều này khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng về kinh tế của du lịch TP.HCM trong quá trình đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Ở đây, có thể thấy được bức tranh về sự tăng trưởng không ngừng của thu nhập từ du lịch trong thời gian qua. Với tình hình như thế, chắc chắn trong những năm sắp tới tổng thu và lợi nhuận từ du lịch thành phố sẽ tiếp tục gia tăng, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế của thành phố.

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của ngành du lịch TP. HCM thời gian qua

2.2.1. Thực trạng sản phẩm du lịch của TP.HCM

Du lịch kết hợp chữa bệnh

Du lịch kết hợp chữa bệnh là hành động du khách rời nơi họ đang sinh sống đi đến một nơi khác để kết hợp việc khám, điều trị, làm đẹp, phục hồi sức khỏe và tận hưởng kỳ nghỉ của họ nhằm tìm hiểu, khám phá tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người ở nơi họ đến. Một số công ty du lịch tiêu biểu của thành phố đang tổ chức khai thác các tour du lịch chữa bệnh như: Công ty Du lịch Phương Bắc kết hợp với Bệnh viện Châm cứu Trung Ương triển khai chương trình du lịch điều dưỡng châm cứu; công ty Du lịch Saigontourist khai thác loại hình du lịch này tại Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu; công ty Du lịch Việt Travel ký kết với Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện hình thức du lịch này. Một số


bệnh viện tiêu biểu có tiềm năng cho hoạt động du lịch chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện An Sinh, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bệnh viện Mắt TP.HCM, bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM; bệnh viện chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ Sài Gòn, bệnh viện Phụ sản Quốc tế, bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM, Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM

Loại hình du lịch này có những vướng mắc như: Cơ sở hạ tầng của đa số các bệnh viện ở TP.HCM đều chưa được thiết kế xây dựng đúng chuyên môn, mặt bằng còn hẹp, thiếu không gian cây xanh. Một số quy định về công tác tài chính, chính sách trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, ngành du lịch thành phố cũng cần phải có những thay đổi để giải quyết vấn đề này. Sở Du lịch TP.HCM cần sớm phối hợp với ngành y tế đưa ra định hướng thúc đẩy du lịch chữa bệnh phát triển.

Du lịch kết hợp mua sắm

TP.HCM được xem là trung tâm thương mại phát triển nhất cả nước. Chính vì vậy mà nơi đây hoạt động trao đổi – mua bán diễn ra rất nhộn nhịp và sầm uất. Các trung tâm thương mại lớn như thương xá Tax, Diamond Plaza, trung tâm mua sắm Saigon Tourist, Zen Plaza, Parkson Plaza, Bitexco Finacial Town cao 68 tầng, tòa nhà cao nhất Việt Nam mới đi vào hoạt động tháng 10/2010, Vincom trung tâm thương mại siêu thị lớn nhất TP.HCM và hệ thống các siêu thị, các chợ lớn nổi tiếng như Bến Thành, Bình Tây, An Đông … thích hợp cho việc dạo chơi và mua sắm của du khách quốc tế. Khách du lịch nước ngoài và bà con Việt kiều từ khắp nơi đổ về TP. HCM để mua sắm. Một trong những thú vui của họ khi đến thành phố là được hòa mình vào dòng người đi chợ để lựa chọn món hàng yêu thích và mặc cả giá với người bán hàng. Bên cạnh các cửa hàng, chợ, trung tâm .v.v…còn có đội ngũ những người bán hàng rong làm bức tranh thương mại, dịch vụ của thành phố thêm nhiều màu sắc. Trong suy nghĩ của nhiều du khách quốc tế, TP. HCM là “thiên đường mua sắm” vì hàng hóa đẹp, tinh xảo và giá cả rẻ hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Do vậy, khi đến TP.HCM, du khách mà đặc biệt là giới trẻ,


rất thích dành thời gian cho việc mua sắm. Đối với nữ giới, họ đặc biệt yêu thích những mẫu quần áo thời trang có chất liệu bằng vải silk, nhất là áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Bảng 2.6: Thống kê số lượng cơ sở mua sắm trên địa bàn TPHCM Giai đoạn 2011-2015

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Loại hình

Trung tâm thương mại

13

12

13

16

21

Cửa hàng thời trang

17

14

13

11

10

Cửa hàng mỹ nghệ

22

20

20

18

21

Siêu thị

19

17

18

17

18

Tổng cộng

71

63

64

62

70

Nguồn: Sở Công thương Tp. HCM, năm 2016 Việc quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ trong thời gian qua tại TP. HCM

đã tạo nên sự thay đổi cho ngành thương mại trên khắp các địa bàn thành phố với sự hình thành các siêu thị tại khắp các khu dân cư, quận - huyện. Tuy nhiên, với lượng khách quốc tế ngày càng tăng và nhu cầu mua sắm lớn nhưng hiện nay thành phố vẫn thiếu nhiều trung tâm, cửa hàng có uy tín. Tình trạng các cơ sở kinh doanh hàng lưu niệm tăng giá, bán hàng thiếu chất lượng nhằm thu lợi cho bản thân có thể sẽ khiến cho hình ảnh đẹp về thành phố sẽ giảm đi trong lòng du khách. Theo Sở Du lịch thành phố, hiện nay trên địa bàn thành phố có 67 trung tâm thương mại, mua sắm được công nhận dịch vụ đạt chuẩn phục vụ du khách. Mỗi năm bình quân có thêm 10 trung tâm thương mại, điểm mua sắm được công nhận đạt chuẩn phục vụ du khách, trong khi đó số lượng các trung tâm đăng ký để sát hạch rất nhiều. Hy vọng, với phương án mới này, du khách sẽ thoải mái và yên tâm khi đến thành phố du lịch và mua sắm. Hình ảnh về thành phố du lịch Hồ Chí Minh sẽ ngày càng tạo được nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Ngoài các khu phố mua sắm kể trên còn có rất nhiều trung tâm, cửa hàng, siêu thị có trưng bày và bán các sản phẩm thời trang, lụa, đồ thêu tay, đồ thủ công mỹ nghệ … thu hút sự chú ý của du khách quốc


tế khi đến thăm quan và mua sắm. Sở Du lịch TP.HCM đã tổ chức chương trình điểm mua sắm, ăn uống đạt chuẩn vừa để thúc đẩy các điểm kinh doanh cải tiến, phấn đấu vừa giúp du khách dễ dàng tìm đến những địa chỉ kinh doanh có chất lượng. Theo Sở Du lịch TP.HCM, hiện có hơn 140 quán ăn đạt chuẩn du lịch.

Du lịch hội nghị – MICE

Hiện nay thành phố chưa có một tổ chức chính thức chuyên về hội nghị, hội thảo điều phối hoạt động chung của lĩnh vực này. Về hệ thống cơ sở lưu trú có nhiều khách sạn nhưng hầu như chỉ có những khách sạn thuộc câu lạc bộ MICE Việt Nam là đáp ứng các điều kiện về tiện nghi, phòng họp dành cho hội nghị, hội thảo như: New World, Equatorial, Caravelle, Rex. Hiện nay tại TP. HCM đang hình thành các trung tâm hội nghị lớn chuyên nghiệp như White Palace, Diamond Place, Riverside Palace với qui mô lớn đã thu hút vài ngàn khách tham dự/ngày và thu hút nhiều hội quan hệ quốc tế trong thời gian qua, cũng như tổ chức các cuộc gặp gỡ qui mô lớn, tổ chức các cuộc thi người đẹp quốc tế, các buổi gặp gỡ các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới.

TP. HCM tuy không có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng bù lại có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Trong thời gian qua, ngành du lịch thành phố đã tận dụng những thế mạnh của các nguồn tài nguyên này để khai thác các hình thức du lịch văn hóa kết hợp với các chương trình ẩm thực, các lễ hội, các trò chơi dân gian, các sự kiện văn hoá hoặc liên hoan du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc cho mình. Du lịch là một sản phẩm tổng hợp, hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, nó đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội, bản thân ngành du lịch không thể tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng như hiện nay đã mang đến cho con người một cơ hội chưa từng có trong lịch sử về thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần, trong đó có nhu cầu đi du lịch, như là một tiêu chí của cuộc sống hiện đại và văn minh. Trong thời gian qua, ngành du lịch của thành phố đã có những cố gắng lớn, trong việc đưa sản phẩm du lịch tiếp cận và thu hút du khách. Tuy nhiên, làm du lịch không thể chỉ có “cố gắng” là có thể thành công được. Kinh doanh du lịch cần đòi hỏi chuyên môn rất


cao và chuyên nghiệp, theo số liệu điều tra, có trên 70% du khách cho biết họ đến Việt Nam du lịch là nhờ những lời giới thiệu của bạn bè, người thân, đa số mọi người đều biết thông tin về Việt Nam qua cuộc chiến tranh trước đây, hầu hết trong số họ không có được thông tin về Việt Nam trong thời gian đổi mới, khi tận mắt chứng kiến hình ảnh Việt Nam hiện tại họ hết sức thích thú và ngạc nhiên. Điều này thật sự là vấn đề cho chúng ta suy nghĩ, chúng ta chưa quan tâm đúng mức về vị trí của công tác quảng bá và xúc tiến du lịch, đây vốn là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó là vấn đề đào tạo nhân lực và tổ chức phân khúc đối tượng khách hàng để có chính sách tiếp thị phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng khi họ đến Việt Nam.

Du khách cho rằng việc tạo ấn tượng về sản phẩm du lịch của thành phố trong thời gian gần đây khá tốt, nổi bật với những chương trình, những lễ hội đặc sắc như: Liên hoan du lịch Gặp gỡ đất Phương Nam, Hương sắc miền Nam, cùng với các Hội thi ẩm thực, triển lãm... Điều này không chỉ thu hút du khách nước ngoài mà còn tạo điều kiện cho các địa phương lân cận được hưởng lợi từ hoạt động du lịch này. Việc gia nhập vào Tổ chức Du lịch thế giới và khu vực như: WTO, PATA, Diễn đàn APEC, Hợp tác Á-Âu (ASEM), hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng, tranh thủ thực hiện chuyển giao công nghệ từ WTO và sự tài trợ của Ủy ban Nhân dân thành phố... để phối hợp các chương trình tiếp thị, xúc tiến du lịch và bán sản phẩm, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm du lịch của TP.HCM, làm cho hình ảnh của TP.HCM dần dần thể hiện rõ trong ký ức của du khách.

2.2.2. Thực trạng hoạt động quảng bá, tiếp thị về du lịch

Trong thời gian qua, công tác quảng bá xúc tiến du lịch có nhiều chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này huy động tiềm năng thế mạnh doanh nghiệp góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến du lịch như Hội thi trái cây Nam Bộ tại Suối Tiên, chương trình ẩm thực tại Văn Thánh, Bình Quới … Việc tuyên truyền quảng


bá du lịch cho cộng đồng hướng vào việc đa dạng hóa các kênh thông tin như triển khai các điểm thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí như: đầu tư nâng cao chất lượng chương trình truyền hình du lịch trên HTV thông qua việc thực hiện các phim chuyên đề, tổ chức các chuyên trang du lịch trên các báo lớn như Sài Gòn Giải Phóng, thực hiện các ấn phẩm du lịch (bản đồ du lịch, sách hướng dẫn du lịch …) bằng nhiều thứ tiếng. Đặc biệt là thông qua các đoàn ngoại giao, hãng Hàng không, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp với các kênh truyền hình quốc tế và các đơn vị có liên quan tổ chức thành công các chương trình quay phim giới thiệu về điểm đến thành phố và ẩm thực Việt Nam như chương trình “Let’s get cooking” với đầu bếp nổi tiếng của Mỹ là Tommy Tang và games show “Explorace”. Ngành du lịch thành phố cũng tổ chức tốt các chuyến Famtrip - một kênh quảng bá rất hiệu quả - cho báo chí, các hãng lữ hành các thị trường trọng điểm Hàn quốc, Nhật, Pháp, Đức, Nga. Tạp chí Du lịch thành phố có nhiều nỗ lực trong cải tiến nội dung, hình thức từng bước đáp ứng yêu cầu quảng bá tuy hiệu quả kinh doanh còn thấp, cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Công tác quảng bá, phát động thị trường hướng vào các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Đông Bắc Á, Tây âu, Mỹ, ASEAN trên cơ sở phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành Hàng không, Ngoại giao, Văn hóa thông tin nhằm tăng cường quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch TP.HCM-Việt Nam, ngoài việc tham dự Hội chợ du lịch quốc tế tại Hồng Kông, đã tổ chức chương trình quảng bá du lịch Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản), tổ chức ngày hội du lịch thành phố, ngành phối hợp với các Ban, ngành liên quan tổ chức hai sự kiện văn hóa-du lịch tại thành phố trong đó Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tìm kiếm đối tác tin cậy, thị trường phù hợp để chào bán sản phẩm. Đây cũng là tiền đề tốt để ngành du lịch thành phố tự tin tổ chức tiếp loại hình hội chợ triển lãm du lịch quốc tế trong những năm về sau. Phát huy thành công của Liên hoan Văn hóa Du lịch Việt - Nhật, Liên hoan Văn hóa Du lịch Việt - Đức với điểm nhấn là Lễ hội

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí