Ðánh Giá Tình Hình Cơ Bản Của Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh


Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ đánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Vân Đồn.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2018 đến tháng 2/2019 tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Ðịa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Vân Đồn (gồm 11 xã và 01 thị trấn).

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Ðánh giá tình hình cơ bản của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

- Ðiều kiện kinh tế - xã hội

- Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2017

2.3.2. Tổng hợp kết quả chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

2.3.3. Ðánh giá chung về công tác quản lý việc thực hiện quy trình chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

- Ðánh giá công tác quản lý hồ sơ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ.

- Ðánh giá quy trình chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ.

2.3.4. Những khó khăn, tồn tại, một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo đúng quy định của pháp luật

- Những khó khăn, tồn tại trong chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.


- Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục để hoàn thiện và phát triển quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập số liệu có sẵn từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên mạng internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất.

- Ðiều tra tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung và quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho nói riêng; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn và Văn phòng Ðăng ký QSDÐ, các phòng ban chuyên môn của huyện Vân Đồn và UBND các xã, thị trấn được lựa chọn điều tra.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra theo mẫu phiếu điều tra có sẵn nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế tặng cho QSDÐ của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng nghiên cứu, phương pháp đìêu tra phỏng vấn số liệu sơ cấp: Phát phiếu điều tra trực tiếp với các phiếu điều tra được soạn thảo gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở có nội dung khai thác sự hiểu


biết của người được phỏng vấn. Tổng số phiếu điều tra các xã, thị trấn điểm là 144 phiếu, trong đó:

- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 12 cán bộ địa chính xã, thị trấn tương ứng với 12 phiếu điều tra tại các xã, thị trấn điểm đại diện cho địa bàn nghiên cứu.

- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 6 cán bộ Văn phòng ĐKQSD đất, 6 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn tương ứng với 12 phiếu điều tra đại diện cho địa bàn nghiên cứu.

- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 120 người dân với tiêu chí là hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện hoàn tất các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất tương ứng với 120 phiếu điều tra tại các xã, thị trấn điểm (mỗi xã, thị trấn 40 phiếu điều tra, bao gồm thị trấn Cái Rồng, xã Đoàn Kết, xã Quan Lạn) đại diện cho địa bàn nghiên cứu có thực hiện chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ.

Đối tượng điều tra được xác định trên cơ sở: chủ sử dụng đất đã thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất tại Văn phòng ĐKQSD đất huyện Vân Đồn.

2.4.3. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, thừa kế tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn. Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn xã, thị trấn, từng nội dung chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ và từng năm để lập thành bảng. Sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình.


Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế




Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Vân Đồn (Khu kinh tế Vân Đồn)


Thực hiện Nghị quyết lần thứ XXIII của Đảng bộ huyện và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020); những năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự điều hành linh hoạt của chính quyền địa phương; cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đã đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy các tiềm năng thế mạnh, tổ


chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, hoàn thành các chỉ tiêu KTXH đề ra.

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đổi mới đất nước, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: giai đoạn 2015 - 2017 (tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm). Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 903 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 510,3 tỷ; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 122,7 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt trên 270 tỷ đồng...

Bảng 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn (2015-2017)



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

So sánh (%)

2015

2016

2017

2016/

2015

2017/

2016

BQ

- LĐ nông nghiệp

87.215

90.438

91.050

103,70

100,68

102,19

- Tổng GTSX

Tỷ

đồng

770,2

813.5

903

103,81

103,95

103,88

+ Ngành NN

Tỷ

đồng

490

505,3

510,3

103,12

100,93

102,03

+ Ngành CN-

TTCN-XD

Tỷ

đồng

100,7

112,7

122,7

107,31

118,79

113,05

+ TM-DV

Tỷ

đồng

179,5

195,5

270

106,30

131,54

118,92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 - 6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017 [27])

Kinh tế tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch và cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2015 - 2017: 2486,7 tỷ đồng, đạt 102,19% kế hoạch, tăng 16,56% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 124% so với cùng kỳ; khách du lịch tăng 16,7% so

với cùng kỳ; tốc độ tăng giá trị sản xuất: ngành nông lâm, thủy sản đạt 11,2%


(đạt 100%) KH); ngành công nghiệp, xây dựng đạt: 18,2% (đạt 100% KH); ngành dịch vụ đạt 21,3% (Đạt 100% KH). Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Nông, lâm, thủy sản chiếm 30,7%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,54% đạt 168,3% KH huyện giao, đạt 404% KH tỉnh giao. Công tác GPMB tiếp tục được cả hệ thống chính trị vào cuộc, tiến độ GPMB các dự án trọng điẻm có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, tài nguyên, môi trường được quan tâm. Văn hóa - xã hội, cải cách hành chính có tiến độ. Việc thực hiện chủ đề công tác năm của tỉnh và huyện được thực hiện nghiêm túc.

3.1.1.2. Dân số

* Số dân:

Theo kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2017 của Phòng thống kê huyện Vân Đồn, toàn KKT Vân Đồn có 39.384 người với 10.303 hộ. Tổng dân số toàn KKT Vân Đồn được phân bố trên 12 đơn vị hành chính. Dân cư tập trung đông nhất tại Thị trấn Cái Rồng với dân số là 7.574 người. Xã có số dân đông nhất là xã Hạ Long với dân số 8.803 còn xã có số dân ít nhất là Ngọc Vừng với dân số 880 người.

Bảng 3.2. Kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2017


TT

Đơn vị

Tổng số hộ

Tổng số nhân khẩu

Tổng số

Số nam

Số nữ

1

Thị trấn Cái Rồng

2.077

7.574

3.703

3.871

2

Xã Đông Xá

2.319

8.628

4.308

4.320

3

Hạ Long

2.264

8.803

4.459

4.344

4

Vạn Yên

314

1.230

626

604

5

Đoàn Kết

659

2.558

1.322

1.236

6

Bình Dân

261

1.140

597

543

7

Đài Xuyên

431

1.723

870

853

8

Quan Lạn

866

3.375

1.718

1.657

9

Minh Châu

235

928

460

468

10

Ngọc Vừng

250

880

426

454


11

Thắng Lợi

360

1.468

759

709

12

Bản Sen

267

1.077

566

511

Cộng toàn huyện

10.303

39.384

19.814

19.570

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017)

* Mật độ dân số:

Mật độ dân số trung bình toàn KKT Vân Đồn 100 người/km2. Thị trấn Cái Rồng có mật độ dân số cao nhất, đạt 2.281 ng/km2, sau đó là xã Đông Xá (537 ng/km2) và Hạ Long (325 ng/km2); một số xã có mật độ dân số rất thấp, dưới 50 ng/km2 bao gồm các xã Bình Dân, Ngọc Vừng, Đài Xuyên, Minh Châu và đặc biệt có 2 xã mật độ dân số rất thấp là Vạn Yên 12 người/km2 và Bản Sen 15 người/km2.

Bảng 3.3. Dân số và mật độ dân số phân theo xã năm 2017



STT


Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên (km2)


Dân số


Tổng số hộ


Mật độ dân số (ng/km2)

1

TT Cái Rồng

3,32

7.574

2.077

2.281

2

Xã Đông Xá

16,06

8.628

2.319

537

3

Xã Hạ Long

27,11

8.803

2.264

325

4

Xã Vạn Yên

101,00

1.230

314

12

5

Xã Đoàn Kết

38,47

2.558

659

66

6

Xã Bình Dân

30,01

1.140

261

38

7

Xã Đài Xuyên

93,44

1.723

431

18

8

Xã Quan Lạn

65,83

3.375

866

51

9

Xã Minh Châu

51,06

928

235

18

10

Xã Ngọc Vừng

30,22

880

250

29

11

Xã Thắng Lợi

22,77

1.468

360

64

12

Xã Bản Sen

72,04

1.077

267

15

Toàn KKT

551,33

39.384

10.303

71

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017)

* Cơ cấu dân số và dân tộc:


Dân số sinh sống trong KKT Vân Đồn gồm 7 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan. Trong đó, chiếm đa số là người Kinh 84,74% tổng dân số và người Sán Dìu 12,95%. Cơ cấu dân số phân theo giới tính là 19.814 nam, chiếm 50,31% và nữ là 19.570 người, chiếm 49,69% so với tổng số. Tỷ lệ dân số theo giới tính là 0,99:1.

* Dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa:

Thị trấn Cái Rồng, khu vực đô thị loại V, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện Vân Đồn, dân số đô thị là 7.574 người, tỷ lệ đô thị hóa rất thấp 18,55%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa chung toàn tỉnh (toàn tỉnh 44,6%).

Tính đến ngày 30/6/2017, dân số toàn KKT Vân Đồn có 39.384 người/10.303 hộ, trong đó, dân số đô thị là 8.115 người chiếm 20,60%, dân số nông thôn là 31.269 người chiếm 79,39%;

* Lao động:

Dân số trong độ tuổi lao động của KKT Vân Đồn 22.572 người chiếm 54,20% dân số. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có

19.525 người, chiếm 86,5% dân số trong tuổi lao động. Lao động phân theo các ngành kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4. Tình hình lao động huyện Vân Đồn năm 2017


TT

Danh mục

Đơn vị

Lao động

1

Dân số

Người

39.384

2

Lao động

Người

22.572


Tỷ lệ so với tổng dân số

%

57,30

3

Lao động trong các ngành kinh tế

Người

19.525

3.1

Nông - lâm - thủy sản

Người

13.400


Tỷ lệ so với tổng lao động

%

68,60

3.2

Công nghiệp - xây dựng

Người

1.250


Tỷ lệ so với tổng lao động

%

6,40

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí