Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Phú Quốc

một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khu vực ĐBSCL và là trung tâm du lịch nổi tiếng toàn vùng Nam bộ được phê duyệt với tổng vốn đầu tư khoảng 411 triệu USD từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn vay và các nhà đầu tư…[36]

Theo Quy hoạch, tỉnh thực hiện chương trình phát triển bốn vùng du lịch trọng điểm trên địa bàn như Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, U Minh Thượng gắn với phát triển, khai thác hợp lý SPDL phục vụ du khách [36].

Bên cạnh việc tập trung đầu tư xây dựng CSHT phục vụ phát triển “ngành công nghiệp không khói” với hệ thống nhà hàng - khách sạn và nhà nghỉ dưỡng cao cấp, SPDL độc đáo; các điểm, KDL thật sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tỉnh còn phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, truyền thống văn hóa, giải quyết việc làm...

Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai dự án du lịch đã được phê duyệt ở những địa danh vốn đã nổi tiếng như Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, U Minh Thượng...; đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hóa SPDL, nhất là xây dựng loại hình hoặc tour du lịch đặc trưng, vốn là thế mạnh của tỉnh như: DLST biển - đảo; DLST, bảo tồn tự nhiên; du lịch văn hóa dân tộc, tín ngưỡng…Trong đó, đặc biệt phát triển mạnh tour du lịch Phú Quốc trên cơ sở lợi thế, tiềm năng sinh thái.

Trên cơ sở đó, đến năm 2020, Kiên Giang dự kiến thu hút 4.7 triệu khách nội địa, 648.000 khách quốc tế và hơn 3.8 triệu lượt khách đến tham quan, vui chơi giải trí ở các điểm, KDL trên địa bàn, với doanh thu 290 triệu USD và 6.5 triệu khách nội địa, hơn 1.2 triệu khách quốc tế và hơn 4 triệu lượt khách với doanh thu 660 triệu USD vào năm 2030 [36].

Giải quyết nhiều lao động, việc làm; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch xây dựng tỉnh thành trùng tâm du lịch vùng Nam Bộ được du khách cả nước và quốc tế biết đến.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Phú Quốc‌


Theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và định hướng phát triển của huyện. Phú Quốc được ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái. Tập trung sức xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc thành khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm DLST, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế với nhiều loại hình du lịch theo thứ tự ưu tiên:

Vị trí

Loại hình du lịch

1

Du lịch sinh thái (tham quan du ngoạn quanh đảo và các đảo nhỏ, nghiên cứu về các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa) gắn với du

lịch tuần trăng mật, câu cá, câu mực...

2

Du lịch tắm, nghỉ dưỡng biển gắn với trung tâm thể thao dưới nước (bơi lặn, chèo thuyền...); công viên hải dương (biểu diễn cá

heo, thủy cung).

3

Du lịch thể thao (bao gồm thể thao biển, thể thao núi và du lịch

mạo hiểm leo núi).

4

Du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là một số hình thức vui chơi giải

trí cao cấp và các dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch.

5

Du lịch mua sắm và các loại hình du lịch hấp dẫn khác để thu hút

khách.

6

Tổ chức hội nghị, hội thảo (tại một số khách sạn lớn có Trung tâm

hội nghị, Trung tâm thương mại và ẩm thực).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 11

Cùng với phát triển du lịch, Phú Quốc còn định hướng phát triển thành một trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, quốc tế; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế. Đồng thời Phú Quốc còn định hướng phát triển thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành, trung tâm bảo tồn sự ĐDSH rừng và biển của quốc gia và khu vực có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng [35].

Huyện đảo Phú Quốc phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng kinh tế bình quân 26%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế gồm: thương mại - dịch vụ 50%, nông - lâm - thủy

sản 27%, công nghiệp - xây dựng 23%. Hàng năm, huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 5.000 tỷ đồng, thu hút 2 triệu khách du lịch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%. Phú Quốc cơ bản đạt các tiêu chí là “Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao”. Tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở Phú Quốc. Tỉnh tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng đảo thành khu kinh tế đặc biệt chất lượng cao, trung tâm DLST thân thiện với môi trường tự nhiên [35].

Huyện từng bước thực hiện chiến lược kinh tế theo từng giai đoạn phát triển, đến năm 2015 Phú Quốc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang; năm 2020 Phú Quốc là khu kinh tế đặc biệt, trung tâm DLST, nghỉ dưỡng tầm cở khu vực và quốc tế.

3.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển DLST Phú Quốc‌


3.1.3.1. Điểm mạnh

- Phú Quốc có tiềm năng DLST rất lớn: HST rừng, san hô, cỏ biển, biển đảo, sinh thái nông nghiệp, giá trị văn hóa bản địa... Sự đa dạng về tiềm năng sẽ tạo cho Phú Quốc phát triển đa dạng về loại hình và là một trong những yếu tố tạo nên SPDL hấp dẫn góp phần thúc đẩy DLST phát triển mạnh. Đặc biệt, trên đảo có VQG và khu bảo tồn biển là những trung tâm bảo tồn ĐDSH, trong đó có nhiều loài đặc hữu, có nguy cơ bị tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ quản lí nghiêm ngặt. Chính sự phong phú và đa dạng về số lượng loài động thực vật đã tạo nên tính đặc sắc về tài nguyên du lịch của VQG, KBT đây là yếu tố có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

- Là một địa bàn chưa được khai thác nhiều, nhiều đảo ở Phú Quốc vẫn còn hoang sơ chưa có dân sinh sống đang giữ được những nét nguyên thủy của thiên nhiên, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho DLST nơi đây.

- Phú Quốc có tình hình an ninh, chính trị tốt đó là lợi thế rất lớn trong việc thu hút khách đến tham quan du lịch, bao gồm cả du khách quốc tế và du khách nội địa.

- Quy mô diện tích đảo Phú Quốc khá lớn, có thể kết hợp với các đảo và quần đảo lân cận trong toàn huyện đảo để phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển cao cấp tầm cỡ khu vực và thế giới.

- Vị trí Phú Quốc khá gần bờ có thể sử dụng nhiều loại phương tiện giao thông thuận tiện, gần với các nước trong khu vực Đông Nam Á nên có lợi thế để thu hút khách du lịch trong khu vực và trên thế giới.

3.1.3.2. Điểm yếu

- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tuy đã được đầu tư khá mạnh nhưng vẫn còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện. Nhiều điều kiện dịch vụ cho du khách phải đưa từ đất liền ra đảo nên bị động và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Với lượng khách ngày càng tăng nhanh như hiện nay, các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu du khách trong các mùa hoặc các ngày du lịch cao điểm.

- Phú Quốc còn thiếu vắng không gian đi bộ, trung tâm giải trí, trung tâm mua sắm lớn mang tính cộng đồng.

- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng còn hạn chế. Đặc biệt là trình độ quản lý và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của lao động du lịch Phú Quốc chưa ngang tầm đòi hỏi của sự phát triển. Nhìn chung, nguồn nhân lực tham gia chưa chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về DLST, khả năng ngoại ngữ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Nhiều loại hình du lịch sinh thái chưa hình thành được đội ngũ hướng dẫn viên chuyên sâu: lặn biển, tham quan Vườn quốc gia, leo núi, v.v....

- Các sản phẩm DLST còn đơn điệu, tự phát, thiếu đầu tư chiều sâu; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu các khu DLST chất lượng cao, DLST thực thụ; chưa duy trì cân bằng các lợi ích nhằm mục tiêu hướng tới mục đích PTBV.

- Hoạt động du lịch mang tính mùa vụ cao. Nhìn chung mùa khô là mùa cao điểm của du lịch ở Phú Quốc khách tập trung với số lượng đông gây sức ép lên TNDLTN, thêm vào đó đội ngũ nhân viên và CSVCKT phục vụ du lịch không đủ để đáp ứng nhu cầu du khách vào những ngày cao điểm. Ngược lại, mùa mưa là mùa

vắng khách du lịch, nhất là những ngày giông bão. Tình trạng biến động theo mùa vụ gây nhiều khó khăn cho kinh doanh du lịch, hiệu quả kinh doanh thấp, bố trí lao động và khai thác CSVCKT bị động, nhiều khó khăn, trở ngại.

3.1.3.3. Cơ hội

- Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Phú Quốc nói riêng hiện đang đứng trước cơ hội to lớn khi cầu du lịch trên thế giới và trong nước đang ngày một tăng nhanh, nhất là du lịch sinh thái. Xu hướng chung của du khách là muốn đến những nơi còn hoang sơ, môi trường trong lành, chưa bị ô nhiễm... Vì vậy, Phú Quốc là một trong những điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

- Trong những năm gần đây, DLST đã trở thành mục tiêu chính của du lịch bền vững, thân thiện với môi trường. Đó cũng là lý do quan trọng mà loại hình du lịch này được thế giới quan tâm. Ở nước ta, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng Phú Quốc thành trung tâm DLST chất lượng cao của cả nước.

- DLST Phú Quốc được hình thành và phát triển sau so với nhiều địa bàn du lịch khác trong và ngoài nước. Vì vậy, Phú Quốc sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm phát triển DLST ở các địa bàn du lịch đi trước, tranh thủ được những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến nhằm hạn chế những rủi ro, thất bại.

- Chính sách mở cửa và đầu tư thông thoáng, sân bay quốc tế mở rộng mở thêm nhiều cơ hội cho du lịch quốc tế đến Phú Quốc.

3.1.3.4. Thách thức

- Du lịch nói chung và DLST nói riêng của Phú Quốc còn rất non trẻ nên dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường trong và ngoài nước.

- Sự phát triển du lịch cũng như DLST một cách ồ ạt trong những năm gần đây trên các khu vực sinh thái nhạy cảm dễ gây tổn thương, hủy hoại môi trường.

- Sự thay đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng ảnh hưởng đến các dự án du lịch ven biển.

3.2. Định hướng phát triển DLST Phú Quốc‌


3.2.1. Định hướng chung‌


Trên cơ sở phát triển du lịch của tỉnh, chiến lược phát triển kinh tế huyện. Định hướng phát triển du lịch Phú Quốc, tập trung xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch, trước hết và chủ yếu là DLST biển – đảo chất lượng cao tiêu biểu cho Kiên Giang và cho cả nước.

Đồng thời, gắn phát triển DLST của đảo Phú Quốc với phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tuyến du lịch của cả nước.

Phát triển DLST chất lượng cao gắn với khai thác, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng và quốc gia. Đa dạng các loại hình và đưa đón khách bằng cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đó, DLST được tập trung khai thác theo các hướng chính sau đây:

Tập trung phát triển DLSL gắn với biển đảo: Phát huy thế mạnh nhiều bãi cát trắng đẹp trên cả hai bờ phía Tây và phía Đông để hình thành các điểm và các TDL ven biển, phát triển du lịch hải đảo mang sắc thái riêng, tạo ra SPDL phong phú, đa dạng, hoạt động quanh năm, lưu giữ du khách dài ngày và thu hút du khách đến nhiều lần...

Khai thác phát triển DLST gắn với tài nguyên rừng, VQG, khu bảo tồn: Với HST động, thực vật đa dạng, phong phú VQG có thể khai thác nhiều loại hình gắn với hoạt động, học tập, nghiên cứu kết hợp bảo tồn tài nguyên môi trường sinh thái đảo.

Phát triển DLST gắn với giá trị VHBĐ và làng nghề truyền thống: Vừa mang lại sự đa dạng cho hoạt động DLST, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa của quốc gia và khu vực trên đảo.

Dự báo khách du lịch: Đến năm 2020 khoảng 2 - 3 triệu khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 35 - 40%. Năm 2030 khoảng 5 - 7 triệu khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 45 - 50%.

3.2.2. Định hướng về loại hình DLST Phú Quốc‌


DLST là một trong những định hướng phát triển chính của đảo Phú Quốc. Với hệ thống các bãi biển, đảo, ĐDSH biển, HST rừng, VQG Phú Quốc; TNNV, với các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa gắn liền với cộng đồng cư dân trên đảo…trên cơ sở đã phát triển, cần phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hơn, đa dạng hơn loại hình DLST:

Dã ngoại, tham quan thắng cảnh sinh thái: Đây là loại hình phổ biến cần được đầu tư khai thác, đáp ứng nhu cầu DLST hấp dẫn cho du khách. Cần phải xây dựng các điểm tham quan hợp lí, tiêu biểu, hoàn thiện CSHT phục vụ, kết hợp chặt chẽ với các loại hình khác.

Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn cảnh quan bờ biển: tại khu vực từ Cửa Cạn đến Dương Đông và một số bãi biển nhỏ phía Bắc và Đông Bắc đảo (từ mũi Gành Dầu - Bãi Dài; từ mũi Đá Bạc - mũi Hàm Rồng; từ mũi Dương - mũi Trâu Nằm - Bãi Thơm - mũi Đá Chồng). Với các hình thức tham quan, nghiên cứu, trãi nghiệm cuộc sống ngư dân các làng chài ven biển.

Tham quan, nghiên cứu ĐDSH ở VQG: Trước hết cần xây dựng VQG thành một khu du lịch, một trung tâm nghiên cứu sinh thái, giáo dục môi trường trên đảo. Hệ thống hạ tầng giao thông thiết yếu phải được xây dựng phục vụ cho các hoạt động du lịch: ô tô, xe đạp, đi bộ, đường mòn…, xây dựng hệ thống CSLT sinh thái, cổng chào, ban quản lí DLST của Vườn: Phòng vé, phòng điều hành tour, xây dựng các phòng trưng bày, bãi đổ xe, hình thành những vườn hoa lan, vườn chim, vườn xương rồng, vườn thú chăn thả hươu sao, đà điểu để tạo thành những SPDL đa dạng và hấp dẫn, cây cảnh (Bonsai) cỡ nhỏ và siêu nhỏ, tiện cho khách du lịch làm lưu niệm; xây dựng trung tâm thông tin giáo dục môi trường để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, mở các TDL kết hợp các hoạt động khác trong VQG: leo núi, tắm suối, cắm trại…tạo nên sự đa dạng, phong phú cho VQG nhằm thu hút du khách kể cả trong nước và quốc tế.

Câu cá, mực, lặn ngắm san hô, cỏ biển: Phát triển tập trung ở các bãi đá, hòn ngoài khơi ở khu vực phía Bắc đảo gồm phần đất liền và vùng nước ven bờ (Cầu

Trắng, đảo Hòn Một, Rạch Tràm); vùng biển ngoài khơi thuộc cụm đảo Nam An Thới thuộc khu bảo tồn biển của đảo.

Loại hình cần được chú trọng khai thác hợp lí, vừa khai thác vừa bảo tồn tài nguyên biển đảo. Chú ý đến hoạt động mang tính chất du lịch, giải trí, không mang nặng tính kinh tế. Loại hình phải được đầu tư phát triển hiện đại, nhất là trang bị tàu có kính ngắm san hô cho du khách, phương tiện lặn, có đội ngũ hướng dẫn là những thợ lặn chuyên nghiệp, am hiểu hiểu về các loại san hô để hướng dẫn cho du khách. Hoạt động tour, tuyến phải được kiểm soát nghiêm ngặt để vừa quản lí tốt, vừa đảm bảo an toàn cho du khách.

DLST tham quan, tìm hiểu HST nông nghiệp: Loại hình trải nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp: mua sắm và thưởng thức sản vật địa phương; dã ngoại học tập và nghiên cứu canh tác nông nghiệp trồng hồ tiêu, điều, sản xuất khô, nước mắm ở một số nơi: Suối Đá, Khu Tượng, Cửa Dương, Cửa Cạn. Trong đó, chú ý phát triển các trang trại trồng tiêu quy mô lớn, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, vừa duy trùy HST nông nghiệp đặc trưng của đảo, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa: Loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng, đình chùa và các làng chài trên đảo tại một số nơi: Dương Đông, An Thới, Gành Dầu, Hàm Ninh. Đặc biệt, tham quan, nghiên cứu làng chài Hàm Ninh, vừa thấy được hoạt động sản xuất, sinh sống của người dân vùng ven biển, vừa trãi nghiệm cuộc sống ngư dân khi du khách yêu cầu.

Ngoài ra, còn có loại hình tham quan, tìm hiểu văn hóa lễ hội: lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực, lễ hội bà Kim Giao, đình thần Dương Đông…

DLST kết hợp với các loại hình du lịch khác: Phát triển thêm các loại hình du lịch khác: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao biển; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch nghiên cứu; du lịch hành hương. Cần xây dựng tập trung ở bờ biển phía Tây và Đông đảo, các trung tâm Dương Đông, An Thới để khai thác hiệu quả, tạo SPDL đa dạng hơn.

Trên cơ sở định hướng, khai thác các loại hình và sản phẩm DLST trên đảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023