Biểu Đồ Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Phú Quốc (Đơn Vị: %) Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Phú Quốc Năm 2011

đến với Phú Quốc với các mục đích như du lịch công vụ, dự hội nghị, hội thảo, hội chợ, khách đi theo đoàn ngoại giao, đoàn thể thao…không đáng kể và không ổn định.


Năm 2005 Năm 2010


Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc (Đơn vị: %) Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Quốc năm 2011

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong thời gian qua thị trường khách du lịch thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định do nhiều nguyên nhân như CSHT còn yếu kém, thời gian đi lại giữa Phú Quốc và các trung tâm kinh tế khách như thành phố Hồ Chì Minh, Cần Thơ, Rạch Gía mất không nhiều nên khách ít lưu trú qua đêm tại Phú Quốc (trung bình 2,5 ngày/ lượt khách).

Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada…) chiếm 70%; Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18.2 %; khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Campuchia…) chiếm 6.8%.

Thị trường khách du lịch Châu Á và Việt Kiều... là thị trường đầy tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao. Đa phần du khách đều cho rằng, Phú Quốc có phong cảnh đẹp, không khí trong lành, chất lượng khách sạn nhà hàng đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên hàng hóa mua sắm, đồ lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm chưa có nét đặc trưng riêng, tạo nên cảm giác nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực và các ĐDL khác trong nước.

Thị trường khách du lịch châu Âu, Mỹ, Ôxtrâylia... có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, nhưng cũng rất đắn đo trong

chi tiêu. Phần lớn du khách có nhu cầu khám phá văn hóa phương Đông. Do đã quá quen với cuộc sống tiện nghi, vật chất và kỷ thuật cao cho nên họ ưu thích gần gũi với thiên nhiên, thích nghiên cứu và khám phá những nét đẹp độc đáo của văn hóa địa phương qua các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục dân tộc, kiến trúc và các đặc điểm quần cư. Họ thích tham gia những hoạt động lễ hội, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và người Khmer... tìm hiểu những nét đặc sắc của các tôn giáo. Tuy nhiên, nhóm khách này đòi hỏi phải có tiện nghi sinh hoạt và lưu trú đạt chuẩn, đặc biệt về môi trường, phòng ở, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Du khách rất quan tâm đến hàng hóa, đồ lưu niệm trong đó đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống; đồ giả cổ, tranh ảnh mỹ thuật, nghệ thuật... Phục vụ khách du lịch ở thị trường này rất khó, đòi hỏi phải có chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào tạo nhân lực.

Nhìn chung, số lượng khách đến Phú Quốc còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng, tỷ trọng khách quốc tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách chưa nhiều, chi tiêu cho mua sắm, vui chơi giải trí chưa cao.

2.3.1.2. Về lực lượng lao động du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch Phú Quốc đã thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Các dự án du lịch trước khi đi vào hoạt động rất quan tâm tới tuyển dụng, đào tạo trước đội ngũ lao động. Thu hút về huyện các quản lý nước ngoài có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch ở tầm cỡ quốc tế, lao động chuyên môn tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp.

Bảng 2.5. Lao động trong ngành du lịch huyện Phú Quốc

(Đơn vị: người)


Năm

Số lao động

2000

2002

2004

2005

2008

2010

2012

Lao động trong các

khách sạn, nhà hàng

1.721

1.896

2.090

2.391

2.409

3.842

4.658

Lao động trong các

96

101

107

287

595

1.375

1.912

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 9








Tổng lao động

1.817

1.997

2.197

2.678

3.004

5.217

6.570

Cty lữ hành

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc 2013

Số lao động trong ngành du lịch tăng lên nhờ hai nguồn: đó là lao động tại chỗ của địa phương và nguồn lao động qua đào tạo từ đất liền di chuyển ra. Như vậy, xét về tổng thể, lực lượng lao động trong ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực: chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, đặc biệt lao động trong các doanh nghiệp, các công ty du lịch liên doanh nước ngoài.

Số lượng lao động phục vụ du lịch của huyện ngày càng tăng góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động du lịch chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, những năm gần đây, thị trường khách quốc tế đến huyện tăng nhanh, nhưng thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo tiếng nước ngoài trong hoạt động phục vụ khách.

Bảng 2.6. Lao động du lịch Phú Quốc phân theo trình độ



Năm

Tổng lao động (người)

Trình độ ĐH,

Trình độ trung

cấp

Chưa qua đào tạo

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2005

2.678

42

1.6

587

21.9

2.049

76.5

2010

5.217

100

2.1

1.330

25.4

3.787

72.5

Nguồn: Phòng LĐ & TBXH huyện Phú Quốc năm 2011

Hiện tại, số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn (27,5%) [23]. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao; chất lượng, khả năng quản lý của đội ngụ cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là những

khách DLST thực thụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành du lịch nói chung mà nhất là loại hình DLST.

HDV hoạt động chuyên trách về lĩnh vực DLST được đào tạo bài bản hầu như là không có. Một số cán bộ lâm nghiệp được sử dụng để thuyết minh về sự ĐDSH hoặc HST tự nhiên thì lại thiếu các nghiệp vụ cần thiết của một HDV du lịch; còn các HDV du lịch bình thường lại không có kiến thức về sinh thái. Hiện nay, hầu như các ĐDL đều sử dụng cùng HDV chung cho cả loại hình DLST và du lịch khác. Đây là một trong những tồn tại của ngành, trong thời gian tới hoạt động DLST phải chú trọng tới tuyển dụng và đào tạo đội ngũ này.

2.3.1.3. Về doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch Phú Quốc tăng ngày càng nhanh. Trong giai đoạn 2000- 2012, doanh thu du lịch tăng rất nhanh (năm 2000: 6,5 tỉ đồng; 2010: 500 tỉ đồng tăng gấp 76,9 lần năm 2000; 2012: 910 tỉ đồng tăng gấp 1,82 lần năm 2010).


1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0


910

500

136,518

6,5

2000 2005 2010 2012


Doanh thu từ khách quốc tế Doanh thu từ khách nội địa Tổng doanh thu


Hình 2.4. Biểu đồ doanh thu du lịch Phú Quốc (Đơn vị: tỉ đồng)

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2013

Mặc dù số lượng khách quốc tế chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với khách nội địa nhưng doanh thu từ khách quốc tế lại khá cao và tăng nhanh. Điều này cho thấy, chi

tiêu từ khách du lịch nội địa là rất thấp và tỉ lệ lưu trú của khách nội địa cũng thấp hơn khách quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho du lịch Phú Quốc phải có sự đầu tư: cơ sở vui chơi, giải trí, nhiều dịch vụ khác...để lôi kéo khách chi tiêu du lịch và tăng số ngày lưu trú nhằm mang lại hiệu quả tăng nhanh doanh thu du lịch.

Tuy du lịch Phú Quốc có bước phát triển nhanh, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của "đảo ngọc" này. Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chương trình, dự án du lịch triễn khai chậm. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước… chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ - du lịch chưa cao, khách lưu trú còn rất ít. SPDL đơn điệu, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp…

2.3.2. Hiện trạng phát triển DLST Phú Quốc‌


Những năm gần đây, cùng với hoạt động du lịch nói chung, DLST huyện được hình thành và phát triển khá nhanh, số lượng khách DLST trong và ngoài nước đến Phú Quốc không ngừng tăng, tham gia vào các tour DLST trên đảo chiếm hơn 80% lượng khách, mang lại doanh thu cao cho ngành du lịch của huyện đảo.

Về khách nội địa, chiếm phần lớn trong tổng lượng khách đến. Họ tham gia vào các tour tham quan, ngắm cảnh sinh thái là chủ yếu, gắn với tài nguyên biển, đảo, văn hóa bản địa nơi cư dân trên đảo sinh sống; với các loại hình du lịch chủ yếu như tham quan các HST, khám phá các đảo, câu cá, lặn ngắm san hô, tìm hiểu văn hóa địa phương. Ngoài ra, khách cũng kết hợp với nghĩ dưỡng, hội nghị, hội thảo, hành hương....

Khách DLST quốc tế tăng nhanh, đáng kể nhất là khách từ thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ chiếm phần lớn. Lượng khách này thường tham gia các tour do các công ty du lịch trên đảo tổ chức, hoặc tự tổ chức tour khám phá riêng biệt thông qua hướng dẫn địa phương: câu cá, câu mực, lặn ngắm san hô, leo núi, đi xuyên Vườn Quốc gia...

Có thể nói, nhờ vào HST đa dạng trên đảo đã làm cho DLST Phú Quốc khởi sắc. Tuy chỉ là bước đầu phát triển nhưng với tiềm năng sẵn có Phú Quốc đã tận dụng các điều kiện để khai thác phục vụ du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước

ngày càng nhiều, khai thác được nguồn TNDLST đa dạng về loại hình, có nhiều SPDL đặc trưng phục vụ du khách.

2.3.2.1. Hiện trạng phát triển các loại hình DLST

Cùng với xu thế phát triển DLST của cả nước, DLST ở Phú Quốc đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù của đảo. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm DLST đích thực ở huyện đảo chưa được đầu tư phát triển, chủ yếu là những loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của DLST, bao gồm:

* Dã ngoại, tham quan thắng cảnh sinh thái: là loại hình phổ biến trên đảo, được tổ chức cho du khách chủ yếu tham quan các thắng cảnh như: Dinh Cậu, Mũi Gành Dầu, các bãi biển,..Loại hình được các công ty lữ hành trên đảo tổ chức theo tour tham quan kết hợp với các tài nguyên khác. Tour được tổ chức theo hai hướng chính:

Hướng Bắc đảo: Từ thị trấn Dương Đông, sau khi được ăn sáng, 8 giờ du khách được xe, HDV đưa đi xuyên qua VQG ghé thăm các điểm mũi Gành Dầu, bãi Dài, bãi Vũng Bầu, bãi Cửa Cạn rồi về lại thị trấn Dương Đông, thời gian trong nửa ngày.

Hướng Nam Đảo: Từ thị trấn Dương Đông, ăn sáng, sau đó xe đưa du khách theo hướng Tây dọc bờ biển ngắm bãi Trường, bãi Vườn Dừa, kết hợp tham quan nhà thùng nước mắm, di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc, ghé bãi Sao dùng cơm trưa, tham quan, tắm biển, sau đó về lại Dương Đông, thời gian trong một ngày.

Tất cả khách đoàn đặt các công ty lữ hành sẽ được tham gia tour này. Hoạt động chính của tour là tham quan, ngắm cảnh hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, kết hợp với tắm biển...Những du khách lần đầu tiên đến Phú Quốc cảm thấy thích thú bởi những điểm, bãi biển mới lạ đẹp mắt rất thích thú, hấp dẫn. Tuy nhiên, những khách đến nhiều lần thì không còn hấp dẫn bởi SPDL khá đơn điệu, thậm chí nghèo nàn chưa có hoạt động nổi bật, hấp dẫn, chưa thật sự thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, một phần là do hạ tầng giao thông chưa tốt, đi lại còn khó khăn, các thắng cảnh nằm cách xa nhau nên khai thác còn hạn chế, chưa có các

hoạt động, khu vui chơi giải trí phục vụ du khách, cơ sở lưu trú chưa được đầu tư nhiều...Tất cả những điều đó làm cho du khách chỉ đến một lần và ít quay lại. Trên cơ sở đó, muốn phát triển cần phải có những định hướng cụ thể tạo nên SPDL thật sự lôi cuốn du khách.

* Tham quan, nghiên cứu ĐDSH ở VQG: Hiện nay, DLST ở VQG được coi là đang phát huy thế mạnh của đất nước. Trên đảo, VQG Phú Quốc hiện cũng đang được khai thác tham quan, nghiên cứu ĐDSH của vườn, nhưng ở mức độ nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động chính chủ yếu đưa khách tham quan, ngắm cảnh, đi xuyên VQG nhờ hệ thống đường mòn. Khởi hành vào lúc 8 giờ sáng tại trạm kiểm lâm, theo lối mòn của thợ săn và hướng dẫn của nhân viên kiểm lâm, du khách bắt đầu chuyến du hành khám phá thảm thực vật phong phú ngay chân đồi, tiếp tục thử thách theo con đường ngoạn mục kết hợp chinh phục đỉnh núi chúa (603 m) bằng nhiều cách như đi vòng hoặc leo thẳng lên đỉnh bằng dây rừng bám cheo leo, xuyên dưới tán cây cổ thụ hàng trăm tuổi, tận hưởng làn gió mát rượi, rì rào hòa lẫn tiếng chim muông… giữa đại ngàn hết sức thú vị, tự do khám phá núi rừng mênh mông. Nếu đi theo hướng Tây, du khách tìm đường băng qua đồi sim rừng bạt ngàn. Sau đó, du khách nghỉ chân tại con suối nhỏ, vườn trái cây ở chân đồi để tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát.

Khám phá VQG có cả khách nội địa và khách quốc tế chủ yếu là đối tượng học sinh, sinh viên chuyên ngành địa lí, sinh học, các nhà nghiên cứu sinh vật học, những du khách ưa mạo hiểm với mục đích thỏa mãn nhu cầu khám phá, học tập, nghiên cứu chuyên đề.

Hoạt động du lịch nhìn chung khá hấp dẫn nhưng vẫn còn nghèo nàn, tự phát. Cho đến nay chưa có công ty du lịch nào tổ chức tour du lịch sinh thái độc lập tại VQG mà thường lồng ghép vào tour du lịch tham quan Bắc đảo. Lí do chính là do hệ thống VQG chưa tổ chức được hệ thống các tuyến, các con đường thuận lợi trong VQG, chỉ có những lối mòn nhỏ đi bộ, leo núi, chưa có khu đón tiếp khách, trạm dừng chân trong rừng để đáp ứng các hoạt động nghỉ ngơi, tìm hiểu, học tập nghiên cứu về VQG theo đúng nghĩa DLST tại Vườn.

Bên cạnh đó, loại hình tham quan, khám phá các dòng sông, suối cũng được ưa chuộng bởi vẻ đẹp hoang sơ, nguyên vẹn của thiên nhiên nơi đây. Tham gia các chương trình du lịch này, du khách chinh phục thác nước, tắm suối: suối Tranh, suối Tiên, suối Đá Ngọn... Hạn chế lớn nhất của hoạt động du lịch ở đây là việc đi lại còn nhiều khó khăn, do chưa được đầu tư hạ tầng giao thông thuận lợi.

* Câu cá, lặn ngắm san hô: Loại hình được ưa chuộng, phát triển khá mạnh, thu hút cả du khách trong và ngoài nước tham gia. Rất nhiều các tàu câu: Thanh Hà, Trúc Phương, Thanh Thảo, Quỳnh Thanh... tổ chức các tour câu cá, lặn ngắm san hô hàng ngày.

Từ tháng 5 đến tháng 10, tour du lịch câu cá được tổ chức tại quần đảo An Thới, với 12 hòn đảo ở phía Nam đảo Phú Quốc. Chương trình du lịch xuất phát từ cảng An Thới lúc 8 giờ sáng, thủy thủ tàu cùng HDV đưa du khách lên tàu đi khoảng 2 giờ đồng hồ, tàu sẽ neo đậu cạnh một hòn đảo nhỏ nơi tập trung nhiều cá, du khách sẽ tự tay mình câu những con cá: mú, sọc đỏ, dìa...thõa thích, “chiến lợi phẩm” thu được sẽ được phục vụ ngay trên tàu, du khách cũng được phục vụ cơm trưa trên tàu. Sau đó tàu đưa du khách di chuyển đến các rạn san hô. Tại đây du khách mặc áo phao, xỏ chân nhái và nhanh chóng nhảy xuống biển. Trong không gian huyền ảo, nước trong vắt, từng khối san hô màu trắng, màu xanh, màu ngà lung linh tạo thành một vương quốc san hô dưới biển xanh, du khách được thỏa thích ngắm san hô và tắm biển. Trên đường về, du khách có thể kết hợp tham quan cụm di tích giếng Gia Long, tảng đá Ngai Vua, dấu giày vua Gia Long ở bãi Khem. Sau đó ghé qua bờ phía Đông, du khách đến với bãi Sao – một trong những bãi biển đẹp nhất ở đảo Phú Quốc. Bãi Sao với cát trắng, mịn màng, sạch sẽ và vắng vẻ là nơi lý tưởng cho du khách có thể tắm biển, nghỉ ngơi thư giãn trên các bãi cát trắng mịn. Sau đó, xe đưa du khách về lại thị trấn Dương Đông. Thời gian tour có thể nửa ngày hoặc một ngày tùy theo yêu cầu của du khách, giá tour khách lẻ: 350.000/khách, tour khách đoàn theo giá thỏa thuận.

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau khi gió bấc về, các tour đi câu cá và ngắm san hô thường xuất phát từ cảng tàu Dương Đông và tập trung ở các hòn Đồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023