xử lý nước thải nhằm tiết kiệm nước và không gây ô nhiễm môi trường.
Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xây dựng tài liệu và thông tin chỉ dẫn cho khách du lịch biết đến nền văn hóa và các phong tục địa phương, cũng như các quy định về bảo vệ tài nguyên.
Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đào tạo HDV du lịch là người bản địa vì họ là những người không những có hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa, mà còn hiểu rõ về khu vực và những phong tục tập quán của CĐĐP nơi đây, nhờ đó sẽ hạn chế được những hành động của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường VHBĐ.
Tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia vào những hoạt động bảo tồn môi trường với người dân địa phương.
3.3.7.3. Đối với cộng đồng địa phương
Đề xuất cơ chế chia sẻ quyền lợi công bằng đối với CĐĐP, kêu gọi cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ TNTN, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Truyền đạt những kiến thức về DLST và du lịch bền vững cho cộng đồng, qua đó vận dụng tích cực tham gia hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như: giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm.
Tổ chức các cuộc thi trên truyền hình địa phương cũng như thông qua các bài viết tìm hiểu về quê hương, văn hóa, con người và môi trường sinh thái của huyện làm cơ sở thu hút sự quan tâm, tìm tòi học hỏi kiến thức về môi trường của cộng đồng với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Khuyến khích CĐĐP tham gia phát triển DLST, để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường, HST.
3.3.7.4. Đối với khách du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Phú Quốc
- Định Hướng Phát Triển Các Tuyến- Điểm Dlst
- Giải Pháp Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Tiếp Thị, Quảng Bá Dlst
- Đối Với Phòng Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Huyện
- Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 16
- Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Phát tờ rơi hướng dẫn về các quy định cụ thể về trách nhiệm của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.
Khuyến khích khách du lịch sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ có khả năng phân hủy cao và ít làm tổn hại đến môi trường.
Giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường cùng với CĐĐP.
3.3.8. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong DLST
Phát triển DLST ngoài mục đích mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ nguồn TNTN mà còn đem lại lợi ích cho người dân địa phương. Vì vậy, muốn phát triển mạnh DLST, khai thác và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên phải có sự tham gia của CĐĐP. Chính CĐĐP là những người am hiểu nhất về tài nguyên, giá trị mà họ gần gũi, từ sự gần gũi đó tạo nên SPDL đặc trưng thu hút du khách.
Đối với huyện đảo, khuyến khích các tổ chức và cá nhân địa phương tham gia kinh doanh, xây dựng sản phẩm DLST phong phú, độc đáo mang sắc thái riêng của đảo. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến yếu tố phục vụ.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về lợi ích của DLST cho người dân hiểu, biết cách làm, tiến tới xã hội hóa du lịch.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại chỗ để giải quyết việc làm ổn định cho CĐĐP, góp phần đảm bảo cuộc sống, bình ổn kinh tế, tranh thủ sự ủng hộ của CĐĐP đối với sự phát triển du lịch của huyện.
Tuyên truyền cho CĐĐP cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường để phát triển DLST bền vững.
Tạo điều kiện cho CĐĐP trong việc tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch có liên quan đến đời sống của họ.
3.3.9. Giải pháp tăng cường liên kết trong phát triển DLST
Để thúc đẩy phát triển DLST huyện đảo Phú Quốc cần phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác và kêu gọi sự đầu tư từ nhiều thành phần cả trong và ngoài nước. Để thực hiện điều này có thể:
3.3.9.1. Tăng cường liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước
Tăng cường hợp tác về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch
Việt Nam, các trường Đại học Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế, Hiệp hội DLST Thế giới...
Tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế bảo vệ TNTN,...để vừa nhận được những hướng dẫn đúng đắn trong việc bảo vệ thiên nhiên vừa nhận được vốn tài trợ làm kinh phí hoạt động bảo tồn.
Hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ của các ngành, các chuyên gia trong việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển DLST: các chuyên gia về DLST ở các trường Đại học, viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam nhằm khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch của huyện đảo.
Kết hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia về bảo vệ đa dạng HST biển, rừng trên đảo để phục vụ phát triển DLST bền vững.
3.3.9.2. Tăng cường mối liên hệ liên ngành trong phát triển DLST
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp cao mang tính liên ngành cao, hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, tham quan, mua sắm...của du khách, đều có liên quan đến ngành văn hóa thông tin, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, công an, y tế, thương mại, dịch vụ và các ngành khác. Nhận thức đầy đủ đến đặc điểm tổng hợp của SPDL có ý nghĩa vô cùng quan trọng để xác định mối quan hệ liên ngành và đa ngành. Mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa du lịch và các ngành liên quan phải được xem là một chiến lược cơ bản và lâu dài, và chỉ có tăng cường mối quan hệ liên ngành thì mới làm hoạt động du lịch phát triển.
Mục tiêu của du lịch là làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, do vậy nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với nhau đều dẫn đến sự đánh giá không tốt của du khách, từ đó hoạt động du lịch khó có cơ hội phát triển.
3.3.9.3. Tăng cường liên kết du lịch với các vùng khác
Phát triển DLST Phú Quốc gắn kết với các khu vực lân cận như Hà Tiên, Rạch Giá, ĐBSCL... để vừa phát huy thế mạnh của vùng, vừa tận dụng được tài nguyên tạo nên các loại hình DLST đa dạng hơn, giúp cho du lịch thêm phần hấp dẫn, thu hút nguồn khách.
Đẩy mạnh quan hệ liên kết hợp tác Phú Quốc với vùng lân cận được coi là yêu cầu tất yếu và cần thiết để phát triển du lịch đảo và cả vùng. Đồng thời cũng là một cách thức quảng bá sản phẩm của mình đến các vùng khác. Ngoài ra, mục tiêu của việc họp tác này nhằm từng bước tạo mối liên kết phát triển du lịch, xây dựng SPDL căn cứ trên thế mạnh và đặc thù của mỗi nơi, tránh trùng lấp để tạo sự hấp dẫn của các điểm và cùng nhau hỗ trợ, xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, xây dựng các chương trình tour du lịch kết nối quảng bá, hợp tác tạo ra sự kiện du lịch như lễ hội văn hóa, festival...diễn ra hàng năm, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng các cấp về nghiệp vụ du lịch.
Trong thời gian tới khi Phú Quốc được đầu tư phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện liên kết với các nước lân cận trong khu vực: Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Lào, Campuchia...đưa du lịch Phú Quốc nâng lên tầm cao mới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
DLST là loại hình được nhiều quốc gia chú ý phát triển hiện nay, đó cũng là mục tiêu “đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng của nhu cầu du lịch tương lai”. DLST hấp dẫn dựa vào thiên nhiên; VHBĐ; có trách nhiệm với môi trường, góp phần phát triển kinh tế đồng bào địa phương và phát triển cộng đồng. Trên cơ sở lí luận về DLST trên thế giới và Việt Nam, luận văn đã đánh giá; phân tích hiện trạng phát triển DLST huyện đảo đưa ra một số kết luận như sau:
Phú Quốc có tiềm năng lớn để phát triển loại hình DLST. Trên địa bàn có nhiều HST với ĐDSH cao, tiêu biểu là HST biển- đảo; HST rừng Vườn quốc gia; HST sông, suối và các HST nông nghiệp; Ngoài ra còn có HST nhân văn gắn với lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống địa phương. Đây là điều kiện tốt để tổ chức các đa dạng tour DLST: lên rừng, xuống biển, tìm hiểu văn hóa địa phương.
Trong thời gian qua, hệ thống CSHT và CSVCKT có bước phát triển tạo điều kiện cho du lịch và DLST phát triển. Đường lối chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước để khai thác các tìm năng du lịch của huyện. Các hoạt động du lịch cũng được đẩy mạnh, nhất là kết quả doanh thu, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến ngày càng đông hơn.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và những thuận lợi có được thì du lịch và DLST Phú Quốc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Khả năng đầu tư, xây dựng còn chậm nhất là các khu DLST, hoạt động tour; tuyến chưa có hiệu quả chủ yếu tham quan, ngắm cảnh. Các loại hình DLST chưa được đầu tư và phát triển đúng nghĩa của nó. Đội ngũ quản lý thiếu chuyên nghiệp, chưa quan tâm, am hiểu tường tận về loại hình du lịch khá mới mẻ này; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa đáp ứng được những đòi hỏi (về ngoại ngữ, kiến thức sinh thái và VHBĐ) của những khách DLST thực thụ; hoạt động du lịch vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường vì hầu như các hoạt động chăm sóc, bảo vệ TNDL chưa được thực hiện nghiêm ngặt; DLST ở đây
chưa quan tâm nhiều đến việc chia sẻ quyền lợi với cộng đồng và trách nhiệm của cộng đồng trong các hoạt động DLST.
Với thực trạng trên, để khai thác tiềm năng DLST có hiệu quả, luận văn đã đề xuất một số định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên các nguyên tắc phát triển DLST. Các giải pháp khi thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và địa phương, xoay quanh các vấn đề về: sự quan tâm hơn nữa của các cấp quản lý trong công tác quy hoạch; xây dựng CSHT, CSVCKT; thu hút đầu tư vào loại hình DLST; đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp; quảng bá hình ảnh du lịch huyện bằng nhiều hình thức sâu và rộng; cũng như giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch để không làm tổn hại đến môi trường; tăng cường hơn nữa sự tham gia và lợi ích từ DLST cho CĐĐP, đặc biệt xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển du lịch cũng như DLST của huyện đảo.
Trong điều kiện phát triển du lịch huyện đảo hiện nay, DLST bước đầu được hình thành, các khu DLST đang xây dựng. Do vậy, luận văn chưa đề cập phân tích, đánh giá các khu DLST trên huyện đảo. Hy vọng, trong thời gian tới, theo định hướng phát triển các khu DLST sẽ được hình thành ở Phú Quốc, đó sẽ là một hướng mới để tác giả có thể nghiên cứu tiếp theo…
Với tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, nhưng chắc rằng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô, bạn bè, các nhà làm du lịch… để bài luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với UBND tỉnh Kiên Giang
Ban hành nhiều quy chế ưu đãi cho đầu tư vào lĩnh vực DLST: ưu tiên phát triển DLST các lĩnh vực bảo vệ môi trường, các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DLST, phát triển làng nghề truyền thống và dạy nghề cho cộng đồng. Xem xét, ưu tiên vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển DLST; có chính sách thuế ưu đãi về thuế, tiền thuê đất... cho các dự án DLST.
Căn cứ kết quả đề án để quyết định phê duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Phú Quốc, cũng như xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cần cương quyết hơn đối với các dự án không vướng bồi thường giải tỏa, nhưng chậm triển khai, nên thu hồi dự án theo qui định của pháp luật.
Có kế hoạch sớm đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch du lịch (giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước, …) nhằm tạo điều kiện cho các dự án du lịch triển khai xây dựng. Ưu tiên trong công tác quảng bá tuyên truyền về du lịch trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Có biện pháp thẩm định và theo dõi các dự án đầu tư loại hình DLST nhằm đảm bảo công tác đầu tư thực sự có chất lượng và đi đúng hướng.
2.2. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang
Lập Quy hoạch tổng thể và chi tiết tới từng khu, điểm DLST để làm cơ sở kêu gọi đầu tư. Xây dựng thí điểm mô hình DLST gắn với bảo vệ môi trường và sự tham gia của CĐĐP, làm cơ sở để rút kinh nghiệm, nhân rộng đại trà.
Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá các sản phẩm DLST; chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST. Biên soạn chương trình đào tạo cộng đồng tham gia, nâng cao kiến thức quản lý trong lĩnh vực DLST và giám sát hoạt động DLST.
Có biện pháp thúc đẩy sự kết nối các ĐDL trong tỉnh nhằm tăng thêm sự phong phú đa dạng, hấp dẫn du khách trong chuyến hành trình đến với Kiên Giang.
2.3. Đối với Sở Tài nguyên & Môi trường Kiên Giang
Xây dựng mô hình bảo vệ tài nguyên môi trường gắn với phát triển DLST có sự tham gia của CĐĐP.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh loại hình DLST.
Nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các công nghệ sạch làm giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong cộng đồng dân cư.
2.4. Đối với UBND huyện Phú Quốc
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhà nước về quản lí DLST ở các cơ quan, ban ngành của huyện và xã có liên quan đến hoạt động du lịch.
Huyện cần sớm có quy hoạch và khuyến khích, tạo điều kiện cho con em địa phương tham gia học các khóa đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan; nhằm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và DLST hiện nay.
Định hướng nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ tái định cư, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, có như thế người dân mới ủng hộ với hoạt động du lịch.
Hàng năm, UBND huyện cần xem xét cân đối một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện để chi cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ một phần cho chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng, giải toả đền bù; chi hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và một số hoạt động khác nhằm tạo điều kiện cho kinh tế du lịch trên địa bàn huyện hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn.
Tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các cơ quan truyền thông: đài truyền hình, báo chí, Intrenet... để đưa hình ảnh DLST Phú Quốc đến với du khách trong và ngoài nước.
Xây dựng quy chế và có kế hoạch thường xuyên giáo dục sâu rộng trong nhân dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với đảm bảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trong hoạt động du lịch.
Xây dựng các khu vui chơi giải trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm tính đồng bộ, đặc sắc của SPDL ở huyện đảo.
Tăng cường quản lý giá cả các dịch vụ ở nhà nghỉ, nhà hàng và các khu du lịch để thu hút du khách ngày càng đông hơn và tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động du lịch.