Chưa áp dụng | |
Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên | |
(i) Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững | Chưa tuân thủ |
(ii) Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng | Chưa tuân thủ |
(iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn | Chưa tuân thủ |
(iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao | Chưa rõ ràng |
(v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn | Chưa rõ ràng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 8
- Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Dlst Tại Vqg Pn-Kb
- Sự Tham Gia Của Các Bên Liên Quan Trong Khai Thác Du Lịch
- Quản Lý Thông Tin Du Lịch Và Quản Lý Diễn Giải
- Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 13
- [26]Nguyễn Văn Huyên (2009) Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Khu Hệ Thú Và Những Giải Pháp Bảo Tồn Tài Nguyên Thú Rừng Tại Vqg Pn-Kb-Luận Văn Cao Học;
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Từ bảng trên cho thấy, nhìn chung hậu quả và tác động ô nhiễm môi trường trước mặt là chưa nghiêm trọng, nhưng qua các chỉ báo cho thấy, toàn bộ khu vực này chưa áp dụng các tiêu chuẩn và đầu tư để kiểm soát tác động môi trường.
Hiện tượng ô nhiễm nhiên liệu động cơ thuyền du lịch xuống sông Son, ô nhiễm rác thải rắn do du khách vứt chai lọ đựng đồ uống và bao bì khác có chiều hướng gia tăng, rác thải của các cơ sở kinh doanh ăn uống và lưu trú cũng tăng dần, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa trầm trọng.
Việc đi lại trong hang động của con người không theo một lối đi nhất định có khả năng gây tổn hại đến các môi trường sống của khu hệ động vật hang động. Di dời rác rưởi, giấy vệ sinh, và các sản phẩm của thức ăn ra khỏi hang để tránh các động vật ngoài hang xâm thực.
Tiếng ồn trong hang cũng ảnh hưởng đến quần thể Dơi và Chim cư trú, hang động là ngôi nhà của các loài Dơi và Chim, các loài động vật này tạo nên thành phần phân động vật ưa thích của một số động vật không xương sống hang động. Tiếng la hét trong hang động, thú vui tự nhiên của con người là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự quần tụ tự nhiên của dơi và chim. Những động vật này cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho một số loài động vật không xương sống hang động. Một sự thay đổi của quần thể Dơi và Chim sẽ gây ra sự biến đổi sâu sắc đến sự quần tụ của khu hệ động vật trong hang động.
Ánh sáng không thích hợp, hệ thống chiếu sáng hiện nay ở Phong Nha và Tiên Sơn là không có lợi cho việc tạo nên nơi sống thích hợp cho khu hệ động vật hang động. Nguồn ánh sáng nhân tạo bất biến là ảnh hưởng có hại cho quần thể dơi và chim ở trong hang. Ánh sáng nhân tạo là một vấn đề khác tạo ra sự chiếu sáng không thích hợp trong hang. Sự phát triển của Tảo, Rêu, hay Dương xỉ trong hang động sẽ làm tăng nguồn thức ăn nhân tạo. (Brian Clark, 2009)
Nền hang, sự phá huỷ hệ sinh thái: Bởi vì không xác định rõ đường đi ở động Tiên Sơn và động Phong Nha nên nền của hang động bị dẫm đạp lên, kết quả là phá huỷ các hệ sinh thái tự nhiên.
Hiện tượng các nhà hàng buôn bán, tàng trữ động vật hoang dã làm đặc sản phục vụ khách du lịch rất ít xảy ra hoặc diễn ra một cách lén lút, tình trạng bày bán Chim cảnh và Phong lan trái phép vẫn diễn ra một số nơi.
Rác tích luỹ rác trong hang động là vấn đề, có một bộ phận du khách không tôn trọng quy tắc đề ra bởi VQG về ăn uống, hút thuốc trong hang động. Điều này tạo nên một lượng không nhỏ rác rưởi được tìm thấy trong hang động như chai uống nước, hộp nước hoa quả, hộp bia, tiền cầu may, quần áo, vỏ trứng, vỏ lạc,… Những thứ này lôi kéo các loài dịch hại vào trong hang động, ảnh hưởng đến các loài động vật sống trong hang động.
4.3.7.2 Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn
Phát triển du lịch thường đi kèm với việc tồn tại và gia tăng các vấn đề phức tạp như nạn mại dâm, ma túy, tội phạm. Nhưng tệ nạn xã hội ở khu vực không có chiều hướng gia tăng. Trong khi ở các khu du lịch khác các tệ nạn này đang diễn biến phức tạp thì hiện nay Sơn Trạch vẫn được đánh giá là địa phương “sạch” về các tệ nạn này. Các hiện tượng chèo kéo, ăn xin, cò mồi cũng đã diễn ra đôi lúc, đôi nơi nhưng đều được chấn chỉnh kịp thời.
Hiện chỉ mới khai thác loại hình du lịch tham quan hang động, các sản phẩm, loại hình du lịch khác chưa được đầu tư khai thác hoặc còn nhỏ lẻ; các dịch vụ bổ trợ chỉ phát triển mạnh ở khu vực Sơn Trạch, các xã vùng đệm khác dịch vụ du lịch chưa phát triển, chưa có sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, vì thế bản sắc văn hóa của các địa phương, đặc biệt là giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người trong khu vực vùng lõi của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cơ bản vẫn được giữ gìn, chưa bị chi phối bởi các nền văn hóa bên ngoài.
Điểm mạnh
Bảng 4.10: Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai thác Du lịch sinh thái tại VQG PN- KB
Điểm yếu
VQG PNKB được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Có thương hiệu trên thế giới từ danh hiệu Hang Sơn Đòng lớn nhất thế giới.
Khu vực giàu có tài nguyên du lịch sinh thái, tự nhiên, văn hóa và lịch sử.
Đi lại tương đối dễ dàng từ các địa bàn trong tỉnh với tỉnh lỵ Đồng Hới. Cơ sở hạ tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực này đầy đủ cho phát triển du lịch.
Ở vị trí tương đối trung tâm của các luồng khách du lịch chính ở Việt Nam và các tuyến đường du lịch chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ Hồ Chí Minh, Hành lang Kinh tế Đông Tây, có đường sắt và sân bay.
Có thương hiệu du lịch ở Việt nam và trên thế giới, có lịch sử phát triển lâu đời.
Là điểm đầu trên con đường Di sản thế giới miền Trung;
Môi trường hầu như chưa bị ảnh hưởng và có phong cảnh đẹp.
Có hệ thống hành lang pháp lý chặt chẽ và tổ chức bộ máy chuyên sâu;
Thiếu hoặc chưa có quy hoạch quản lý du lịch thống nhất và tổng hợp, từ cấp tỉnh đến các điểm du lịch cụ thể.
Thiếu hoặc chưa có các quy định, quy trình và chính sách cho phát triển du lịch và đầu tư.
Thiếu hoặc chưa có các hoạt động tiếp thị, quảng bá du lịch, hợp tác du lịch còn yếu.
Các điểm thu hút khách du lịch chất lượng tương đối thấp và thiếu. Thiếu hoạt động du lịch có chất lượng.
Hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch là tự phát và thiếu quy hoạch dài hạn và điều phối. Thiếu hoặc chưa đáp ứng điều kiện lưu trú chất lượng theo tiêu chuẩn
Các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiêu chuẩn kém như trung tâm thông tin, nhà hàng, sản vật địa phương và các cơ sở vui chơi giải trí
Thời gian lưu trú tương đối ngắn, tính thời vụ cao. Mức độ chi tiêu du lịch tương đối thấp – ít lựa chọn để du khách tiêu tiền.
Trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung thấp, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Thiếu hoặc chưa có sự hỗ trợ để cộng đồng địa phương tham gia vào lĩnh vực du lịch.
Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa vào cộng đồng còn kém phát triển.
Cơ hội
Khu vực hầu như tránh được việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử và của khu vực.
Địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững.
Được chọn là mô hình Du lịch sinh thái thí điểm trong KHHĐQG về Bảo tồn Đa dạng sinh học
Đầu tư mạnh từ các nhà tài trợ (GTZ, KfW và ADB) cho khu vực. Phần lớn các nhà tài trợ đầu tư tập trung vào hoạt động bảo tồn trong khu vực, từ sáng kiến đào tạo đến phát triển cơ sở hạ tầng.
Những điểm du lịch đại chúng tập trung ở một vùng của vườn, và đến nay chưa tác động đến những khu vực nhạy cảm của VQG PNKB. Vẫn còn cơ hội cho việc quản lý hiệu quả khách du lịch đại chúng.
Khu vực này tương đối nhỏ gọn và phát triển du lịch có thể hạn chế ở những khu vực cụ thể trong vùng.
Có cơ hội mở rộng phát triển du lịch ở khu vực mở rộng;
Có cơ hội để hợp tác với KBT Hinamno- Lào để khai thác du lịch trong vùng hành lang kinh tế Đông Tây
Thách thức
Thủ tục và quá trình cấp giấy phép để vào VQG PNKB tương đối khó khăn.
Nguy cơ ô nhiễm và tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường hang động trong lúc chưa có hệ thống giam sát;
Thiếu kiếm soát dẫn đến một số loài động vật bị mất sinh cảnh và thu hẹp nơi sống.
Nguy cơ kích thích tiêu thụ và buôn bán các sản phẩm, dẫn đến kích thích khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên;
Các nhà đầu tư thiêus năng lực xây dựng các dự án ảo để tranh chiếm đất đai, tài nguyên.
Nguy cơ xuất hiện các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,......lan truyền đến cộng đồng dân cư đặc biệt là lớp trẻ.
Hoạt động trái phép của cư dân và du khách là hủy hoại, mất mát, xuống cấp, hư hỏng tài nguyên du lịch;
Cơ chế tài chính để phát huy sự tham gia của các bên vào quản lý, khai thác TNDLST.
Nguy cơ lợi dụng du lịch để thực hiện các âm mưu chống phá thông qua cộng đồng thiên chúa giáo trong vùng;
4.4. Đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG PN-KB đến năm 2010
4.4.1. Quan điểm chiến lược khai thác tài nguyên DLST tại VQG PN-KB
a) Phát triển du lịch thái trở thành ngành kinh tế, gắn kết và thúc đẩy các loại hình du lịch khác phát triển, góp phần hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên và văn hóa, cải thiện điều kiện sống và mang lại tiến bộ xã hội cho khu vực.
b) Tận dụng những cơ hội, tập trung phát triển du lịch sinh thái theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp: có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế.
c) Phát triển du lịch sinh thái bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, gắn với an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, khai thác tối ưu lợi thế, các nguồn lực phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.
d) Phát triển du lịch sinh thái luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội, môi trường và bảo tồn thiên nhiên mà du lịch sinh thái đảm nhận.
4.4.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020
(1) Mục tiêu tổng quát
Đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên du lịch được quản lý theo nguyên tắc bền vững để phát triển du lịch sinh thái có chất lượng cao trên cơ sở nghiên cứu thị trường với lợi ích được chia sẽ bình đẳng. Việc bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học, địa chất địa mạo, văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên phải thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức về bảo tồn giá trị tự nhiên và văn hóa của khu vực Vườn quốc gia. Đảm bảo việc phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là người nghèo và sinh kế bền vững thông qua khai thác tối đa mọi cơ hội cho người dân một cách có hiệu quả và bình đẳng vào quá trình quản lý, phát triển hoạt động du lịch.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phát triển Du lịch sinh thái cần đảm bảo quá trình tái tạo thiên nhiên không mang tính thỏa hiệp, chất lượng và số lượng tổng thể của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, lịch sử được duy trì và tôn tạo.
Sản phẩm du lịch có chất lượng cao tạo mức độ hài lòng cao đối với du khách, sản phẩm và các hoạt động du lịch xây dựng được thẩm định và phê duyệt trên cơ sở xác định được thị trường và năng lực điều hành về mặt tài chính lành mạnh.
Tạo cơ hội cho người dân địa phương hưởng lợi từ việc tham gia vào lĩnh vực du lịch trên bình diện lớn hơn, không chỉ các hoạt động dựa vào cộng đồng. Hoạt động này được hỗ trợ thông qua đào tạo theo mục tiêu và những nỗ lực khác để tăng cường việc tiêu thụ hàng hóa và các dịch vụ tại chỗ theo nhu cầu của du lịch diện rộng, kể cả những cơ hội việc làm trực tiếp.
Các hoạt động kinh doanh du lịch thương mại phải trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm và tham gia hoạt động thương mại của cư dân địa phương. Lợi nhuận của các đơn vị cung cấp dịch vụ phải có sự chia sẻ bình đẳng lợi ích và các chi phí giữa các bên liên quan và các nhóm bị ảnh hưởng.
Bổ sung, bảo tồn và tôn tạo những giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của VQG và không được làm giảm hoặc mất đi các giá trị này. Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên phải được hỗ trợ thông qua nỗ lực giáo dục, thông tin và tuyên truyền nâng cao nhận thức được các dự án phát triển và đơn vị hoạt động du lịch gắn kết và hỗ trợ.
4.4.3. Dự báo về lượng du khách đến 2020:
Kết hợp Dự báo du lịch quốc gia, chiến lược PTDLBV Quảng Bình với QHPTDLBV VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, số lượng khách tham quan và phân khúc thị trường khách quốc tế và khách nội địa giai đoạn 2009 - 2020 theo bảng sau:
Bảng 4.11: Dự báo lượng khách của khu vực VQG PNKB, giai đoạn 2009-2020
"2009" | "2012" | "2015" | "2020" | |
Dự báo tỷ lệ tăng trưởng | 3% | 5% | 7% | 7% |
Tổng khách quốc tế | 11.615 | 13.946 | 17.635 | 24.532 |
Tổng khách nội địa | 300.015 | 356.246 | 437.441 | 621.365 |
Tổng lượng khách | 311.630 | 370.193 | 455.076 | 645.897 |
4.4.4 Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tài nguyên DLST, tác giả mạnh dạn đề xuất nên tổ chức khai thác một số loại hình hoạt động DLST như sau:
Bảng 4.12: Các hoạt động du lịch sinh thái đề xuất
Mô tả | |
1. Tham quan, thám hiểm hang động | Tham quan hang động tức là thăm các hang dễ vào được bằng thuyền hoặc đi bộ. Các hoạt động thám hiểm đến những hang xa xôi và nhạy cảm. Những hang này không phát triển thành điểm tham quan du lịch đại chúng. Để đến được hang, du khách đôi khi phải đi bộ, leo trèo hoặc bơi lội một số đoạn trong hang. |
2. Tham quan ngắm cảnh, đi bộ | Thưởng ngoạn và trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên. Đi bộ ở đây là từ quãng ngắn trong vòng 5 phút cho đến những tuyến dài hơn từ 2 đến 3 giờ. Không cần bất kỳ trang bị đặc biệt nào. Hầu hết các tuyến đi bộ cần phải làm sao để đi bằng giày thông thường vẫn dễ dàng. |
3. Tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng | Tham quan về chủ đề lịch sử về chiến tranh cách mạng. |
4. Du ngoạn trên sông bằng thuyền; Bơi thuyền kayak hoặc canô trên sông | Du ngoạn trên sông sử dụng thuyền dài hiện tại. Bơi thuyền Kayak nghĩa là bơi thuyền trên sông hồ dùng mái chèo tay. Bơi thuyền kayak hơi khác so với bơi thuyền canoe ở chỗ kayak có chỗ ngồi hẹp và chật còn ở canoe thì chỗ ngồi rộng hơn. Người bơi kayak ngồi trên ghế gắn trong lòng thuyền chân duỗi ra trước. Người bơi canoe hoặc là ngồi trên băng ghế kê cao hoặc quỳ gối vào lòng thuyền. |
5. Đi bộ trekking | Các hoạt động trekking là những cuộc đi bộ đường dài từ nửa ngày đến nhiều ngày. Cần mang những loại giày chắc chắn để đi vào những tuyến đường mòn và đối với những chuyến đi dài ngày cần trang bị dụng cụ đặc biệt như lều bạt và dụng cụ nấu ăn. |
Mô tả | |
6. Tham quan thôn bản và trải nghiệm sinh hoạt dân dã tại cộng đồng | Trải nghiệm cuộc sống làng quê và đắm mình trong các sinh hoạt dân dã, có thể từ đi dạo quanh làng cho đến tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày như ra đồng cày ruộng hoặc nấu nướng. Nghỉ lại với một gia đình địa phương và tham gia vào sinh hoạt hàng ngày, Sinh hoạt và trải nghiệm văn hóa dân tộc thiểu số, có thể qua những câu chuyện kể diễn giải đến những lớp nấu ăn. |
7. Nghiên cứu khoa học, Quan sát động vật hoang dã. | Tham quan những khu vực dành cho mục đích nghiên cứu và giáo dục. Ngắm động vật hoang dã tức là ngắm động thực vật hoang dã từ một khoảng cách an toàn cho cả du khách lẫn động vật, chim chóc. |
8. Đi dã ngoại | Đi dã ngoại nghĩa là tổ chức ăn ngoài trời. Nói chung hoạt động này nghĩa là tổ chức ăn trưa tại một điểm thắng cảnh. |
9. Bơi lội | Bơi lội tức là bơi trên sông hoặc hồ. |
10. Đi tham quan bằng xe máy, Leo núi bằng xe đạp, xe máy. | Ở đây mang nghĩa đi chơi bằng xe máy trên những con đường có thảm nhựa hay cấp phối. Đi xe đạp và xe máy khắp vùng theo những con đường lớn và lối mòn. Đi xe trên núi nghĩa là đi trên những con đường chưa được trải thảm. |
11. Chơi trượt nước (tubing) trên sông | Chơi trượt nước (tubing) trên sông nghĩa là ngồi trên một cái phao giống như cái săm ô tô trượt xuôi theo sông. Người chơi mặc đồ tắm hoặc các loại áo quần khác có thể vận động thoải mái trong nước. Để an toàn hơn người chơi còn mặc cả áo cứu sinh. |
12. Cáp treo Flying Fox/ Zip Lines | Cáp treo Flying fox hay Zip line là một loại xe cáp nhỏ gắn vào hệ thống treo kéo đẩy nhờ trọng lực. Hệ thống cáp treo Flying fox hay Zip line có thể kéo băng ngang qua thung lũng nhiều cây. |