một cách hiệu quả sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch, cho kinh tế địa phương và cho cả cộng đồng dân cư sinh sống trên đảo. Đồng thời cũng giữ gìn, bảo tồn được tài nguyên DLST giúp phát triển lâu dài.
3.2.3. Định hướng phát triển các cụm DLST
Với lợi thế tài nguyên DLST đa dạng, cùng với sự phân bố tập trung của nhiều tài nguyên ở một số nơi như Gành Dầu, Dương Đông, An thới. Phú Quốc có thể phát triển các cụm DLST sau:
* Cụm Dương Đông - Dương Tơ và phụ cận (Cụm DLST Trung tâm): Phạm vi của cụm bao gồm thị trấn Dương Đông, xã Dương Tơ, một phần xã Hàm Ninh, Cửa Dương.
Với diện tích không lớn nhưng đây là nơi quy tụ nhiều tài nguyên sinh thái đa dạng, điển hình gắn với văn hóa địa phương: lễ hội, kiến trúc đình, chùa, vườn tiêu, nhà thùng nước mắm, làng chài, hệ thống sông, suối.
Đây là cụm có CSHT, CSVCKT với hệ thống giao thông, khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, các cơ sở vui chơi giải trí, bưu chính viễn thông được trang bị tốt nhất phục vụ cho hoạt động du lịch.
Các điểm đặc biệt có giá trị khai thác để phục vụ phát triển DLST ở cụm này là Dinh Cậu, Đình thần Dương Đông, nhà thùng nước mắm, vườn tiêu Suối Đá, chùa Sư Muôn, suối Tranh, làng Chài Hàm Ninh.
Các loại hình DLST có thể tổ chức được bao gồm: tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hoá; tham quan làng nghề truyền thống, trang trại. Ngoài ra còn kết hợp với các loại hình khác: vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao, hội nghị, hội thảo.
* Cụm An Thới và phụ cận (Cụm DLST Nam đảo): Với không gian chủ yếu, thuộc thị trấn An Thới, quần đảo Nam An Thới, xã đảo Hòn Thơm, đảo Thổ Chu.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Phú Quốc (Đơn Vị: %) Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Phú Quốc Năm 2011
- Hiện Trạng Phát Triển Các Địa Bàn Du Lịch Sinh Thái Chủ Yếu: Hiện Tại, Trên Huyện Đảo Bước Đầu Hình Thành Và Phát Triển Một Số Cụm Dlst Gắn
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Phú Quốc
- Giải Pháp Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Tiếp Thị, Quảng Bá Dlst
- Giải Pháp Tăng Cường Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Dlst
- Đối Với Phòng Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Huyện
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Cụm có tài nguyên sinh thái đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử văn hóa, nhà thùng nước mắm. Đặc biệt trong cụm có khu bảo tồn biển với HST đa dạng thuộc quần đảo Nam An Thới, nhiều đảo, vũng, vịnh, HST san hô, cỏ biển đa dạng, động vật vùng biển phong phú nhiều loài có giá trị có nguy cơ tuyệt chủng (Dugong).
Hệ thống hạ tầng, CSVCKT còn nhiều khó khăn cần phải có kế hoạch đầu tư xây dựng để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động du lịch trong cụm.
Điểm có thể tổ chức tốt hoạt động DLST gồm Bãi Sao và Bãi Khem, quần đảo An Thới.
Các loại hình DLST có thể phát triển chủ yếu: tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống; thăm các đảo và câu cá, lặn ngắm san hô, xây dựng các trung tâm bảo tồn, nghiên cứu ĐDSH biển. Ngoài ra kết hợp các loại hình khác nghỉ dưỡng; thể thao biển.
* Cụm Cửa Cạn và phụ cận (Cụm DLST Bắc đảo): Bao gồm xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm và một phần xã Cửa Dương.
Đây là cụm có diện tích rộng lớn, HST VQG Phú Quốc đa dạng sinh học cao, nhiều thảm động, thực vật điển hình: 470 loài thực vật bậc cao (thuộc 91 họ), bao gồm: các loài cây đại mộc (Tràm, Đậu, Vên Vên, Dầu Song Nàng,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý. Động vật với 30 loài thú, 200 loài chim, 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước.
HST rừng Tràm, ngập mặn ven sông chạy xuyên qua VQG với tính ĐDSH cao.
Các bãi biển nhiều mũi, vịnh với cảnh quan đặc sắc.
Ngoài ra còn có nhiều giá trị văn hóa: vườn tiêu, làng nghề gắn với địa phương.
Hệ thống kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch tại trung tâm cụm còn nhiều khó khăn, cần được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu hoạt động du lịch cho cụm và cho cả huyện đảo.
Các loại hình DLST có thể tổ chức bao gồm: tham quan VQG, sông nước, di tích lịch sử - văn hóa, trang trại. kết hợp với các loại hình khác nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; thể thao, chơi golf, đua ngựa, đua chó.
3.2.4. Định hướng phát triển các tuyến- điểm DLST
Đối với các tuyến, điểm DLST đã hoạt động cần có kế hoạch bổ sung các sản phẩm mới dựa trên đặc thù khu vực, tránh sự đơn điệu như hiện tại; nâng cao chất
lượng dịch vụ và hướng tới xây dựng hình ảnh tuyến, điểm DLST thực thụ. Bên cạnh đó, thiết lập các tuyến, điểm DLST mới để khai thác tốt các tiềm năng của huyện.
* Tuyến DLST Bắc đảo: Nối các điểm VQG Phú Quốc, mũi Gành Dầu, đình thần Nguyễn Trung Trực, bãi Dài, trang trại hồ tiêu, các khu DLST. Tuyến có tài nguyên sinh thái rừng rất lớn, cần phải xây dựng mạng lưới giao thông nối các điểm trong tuyến được thuận lợi, hệ thống CSLT sinh thái cần được hoàn thiện trên nguyên tắc gắn kết các khách sạn này vào phần không gian tự nhiên xung quanh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra cho môi trường xung quanh, xây dựng các khu vui chơi giải trí phục vụ du khách trên tuyến.
Đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình DLST trên tuyến như: Tham quan thắng cảnh sinh thái; cấm trại, leo núi, khám phá ĐDSH trong VQG; tham quan HST rừng tràm, rừng ngập mặn, kết hợp tắm suối; câu cá, lặn ngắm san hô kết hợp với thể thao dưới nước; tìm hiểu giá trị văn hóa địa phương…
Đặc biệt, cần đầu tư xây dựng các ĐDL trọng điểm trên tuyến:
- VQG Phú Quốc: Xây dựng Vườn thành khu DLST quy mô lớn kết hợp với bảo tồn, khai thác đa dạng với các hoạt động du lịch sau: câu cá; giáo dục cộng đồng; nghiên cứu dã ngoại; đi bộ, dạo trong rừng; ngắm cảnh; các môn thể thao mạo hiểm: dù lượn, leo núi; tham quan rừng; nghỉ ngơi sinh thái trong rừng.
- Vườn Tiêu Khu Tượng: Xây dựng vườn tiêu thành một trang trại có diện tích rộng, thành ĐDL quy mô lớn. Trang trại có cổng chào, có phòng thông tin, giới thiệu, khu tham quan, buôn bán sản phẩm, có HDV thuyết minh cho du khách…Tất cả các dịch vụ phải được đầu tư theo chiều sâu, hướng đến mục đích bảo tồn sinh thái phát triển lâu dài hồ tiêu trên đảo.
Ngoài ra, trên tuyến cần được đầu tư, xây dựng các bãi biển thành các khu DLST chất lượng cao: bãi Thơm, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Gành Dầu, bãi Dài, Vũng Bầu, Ông Lang, với đa dạng các loại hình hoạt động sinh thái, công viên chuyên đề biển, câu cá, lặn ngắm san hô, kết hợp tham quan làng nghề. Các điểm Rạch Tràm, Rạch Vẹm với tham quan rừng tràm, ngập mặn, sinh cảnh đặc trưng, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: cây cảnh, hoa tươi, trái cây phục vụ DLST.
* Tuyến DLST Nam đảo: Nối các điểm công viên chuyên đề biển, quần đảo Nam An Thới, các di tích văn hóa vua Gia Long, kết hợp tham quan làng chài, nhà thùng nước mắm. Tuyến phục vụ nhu cầu khám phá biển, câu cá, lặn ngắm san hô, học tập nghiên cứu biển…Cần đầu tư xây dựng các điểm DLST này thành những điểm đến hấp dẫn, hệ thống hạ tầng, kỹ thuật phải được đầu tư nâng cấp, chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu, có sự quản lí chặt chẽ vấn đề vệ sinh môi trường ĐDL.
Điểm câu cá, câu mực, lặn ngắm san hô: Tại khu bảo tồn biển, quần đảo Nam An Thới, cần có kế hoạch xây dựng điểm thành khu DLST chất lượng cao: có phòng vé, phòng thông tin, hướng dẫn, bãi đổ xe, BQL kiểm soát tour, HDV, đội cứu hộ…đặc biệt, trang bị hệ thống tàu kính chuyên dụng ngắm san hô.
Ngoài ra còn đưa các tuyến tham quan làng nghề truyền thống vào khai thác theo chiều sâu tạo nên những SPDL đặc trưng. Các khu ở làng nghề phục vụ du lịch: Khu sản xuất Làng nghề nước mắm truyền thống cần được di dời đến vị trí mới tập trung ở khu vực thuận lợi để đảm bảo gìn giữ môi trường và thuận lợi cho việc tham quan, du lịch; các làng chài được duy trì tại các điểm dân cư tập trung, mở rộng thêm các hoạt động du lịch cho khách tham quan và cùng người dân trãi nghiệm.
Các bãi biển cần xây dựng thành các khu DLST: bãi Ông Đội, bãi Khem, bãi Sao, với các loại hình đa dạng như tham quan, kết hợp thể thao trên biển.
Ngoài ra, trên tuyến cần có sự kết hợp khai thác các ĐDL khác tạo sự đa dạng phong phú cho du khách: khu đô thị An Thới, di tích nhà tù Phú Quốc, cụm cảng An thới…
* Tuyến du lịch ngoài Phú Quốc: Ngoài các tuyến nối điểm DLST trên đảo, Phú Quốc có thể mở rộng phát triển các tuyến ngoài đảo có điều kiện về giao thông, có tài nguyên sinh thái đa dạng:
- Tuyến Phú Quốc - Hà Tiên: Tuyến phục vụ du khách bằng tàu cao tốc. Phát triển các loại hình như: tham quan, leo núi, khám phá hang động, kết hợp tìm hiểu nét văn hóa địa phương. Các điểm du lịch tiêu biểu trên tuyến: Thạch động Hà Tiên, Mũi Nai, núi Đá Dựng, Lăng Mạc Cửu, chù Phù Dung…
- Tuyến Phú Quốc - Rạch Giá: Phục vụ du khách bằng phương tiện máy bay và tàu cao tốc. Tuyến phát triển các loại hình chủ yếu: tham quan làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa gắn với địa phương. Các điểm tiêu biểu: Đình thần Nguyễn Trung Trực, Chùa Phật lớn, chùa Quan Thánh Đế, Làng nghề dệt chiếu, làng nghề đan lụt bình.
Tất cả những điều đó được đầu tư sẽ mở ra cho Phú Quốc một triển vọng phát triển DLST chất lượng cao, thu hút khách du lịch đến với đảo.
3.2.5. Định hướng phát triển thị trường DLST
Phát triển du lịch, đặc biệt DLST như hiện nay muốn có hiệu quả cao cũng cần định hướng và nắm rỏ thị trường khách du lịch mà mình hướng tới. Dựa trên TNDLST sẵn có và sở thích của các thị trường khách du lịch, đưa ra định hướng một số thị trường du lịch chính sau:
Thị trường Mỹ, Canada, Tây Âu, Úc, New Zealand, Nhật là những thị trường khách có khả năng chi trả cao và quan tâm nhiều đến những sản phẩm DLST đích thực và có tính đặc thù của ĐDL. Khách du lịch từ những thị trường này thường cũng sẵn sàng tự nguyện đóng góp cho bảo tồn (ngoài chi phí cho tour du lịch và những chi phí dịch vụ phát sinh). Vì vậy, việc tập trung khai thác những thị trường này là rất quan trọng đứng từ cả hai góc độ: kinh doanh du lịch và đóng góp cho bảo tồn. Tuy nhiên, đây cũng là những thị trường khó tính nên rất cần có được những sản phẩm DLST đích thực, hấp dẫn cũng như việc đầu tư thỏa đáng cho hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm tại những thị trường này.
Thị trường khách Trung Quốc, Đông Nam Á là những thị trường chiếm thị phần cao trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vẫn đang phát triển nhanh do quá trình hội nhập sâu của Việt Nam với khu vực. Trong đó, việc đi lại của khách du lịch từ những thị trường này rất thuận lợi. Khách du lịch từ các thị trường này cũng rất quan tâm đến SPDL tự nhiên. Khách từ những thị trường này cũng dễ tính hơn, song khả năng chi trả không cao lắm và sự sẵn sàng để đóng góp cho công tác bảo tồn cũng thấp hơn.
Thị trường khách nội địa quan tâm nhiều hơn đến các SPDL có tính tham quan
hơn là tìm hiểu, nghiên cứu (trừ khách du lịch là các nhà nghiên cứu, sinh viên). Hiện tại cũng như trong giai đoạn tới đây, SPDL có tính giải trí (câu cá, câu mực, tham quan) vẫn là sự quan tâm của số lượng khá lớn khách du lịch nội địa, đặc biệt là khách đến từ các đô thị lớn mà tiêu biểu là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…
3.2.6. Định hướng liên kết vùng trong phát triển DLST Phú Quốc
Với diện tích tương đương đảo Quốc Singapore, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong Vịnh Thái Lan, khu vực có đường giao thông hàng hải, hành lang hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông Á và Châu Úc. Đặc biệt trên vành đai kinh tế biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan. Phú Quốc có lợi thế sự liên kết giao thương bằng đường hàng không và hàng hải với các vùng quốc gia, vùng duyên hải Campuchia và Thái Lan. Quan hệ chặt chẽ với các trung tâm du lịch nổi tiếng của Đông Nam Á và thế giới; Phú Quốc nằm ở khu vực trung tâm các đô thị lớn, tương lai là trung tâm cực tăng tưởng Nam Á.
Để phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng DLST của huyện đảo và tận dụng lợi thế của mình, Phú Quốc cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các vùng và các quốc gia trong khu vực.
Phú Quốc liên kết chặt chẽ với các huyện trong tỉnh xây dựng chương trình phát triển DLST đặc biệt tạo nên sự đa dạng, phong phú các hoạt động du lịch biển đảo, rừng, nét văn hóa đặc sắc địa phương... Trong đó, khu vực Hà Tiên, Rạch Giá là trọng điểm liên kết với Phú Quốc thông qua tuyến bằng đường biển, hàng không.
Phú Quốc mở rộng liên kết với các khu vực khác trong nước: khu vực ĐBSCL thông qua đường biển và hàng không nối Phú Quốc với Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…tạo nên sự đa dạng về hoạt động du lịch từ đất liền cho đến biển đảo, làm tăng khả năng phát triển DLST huyện đảo; liên kết khu vực Đông Nam Bộ trong đó đặc biệt nối trực tiếp với thành phố Hồ Chí Minh; nối khu vực miền Trung nước ta với các thành phố như Đà Nẵng, Huế; khu vực phía Bắc nước ta với trung tâm là thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, Phú Quốc cần xây dựng mối liên kết với các đảo khác: Côn
Đảo, Trường Sa…của nước ta nhằm tận dụng tối đa tiềm năng thu hút khách đến với huyện đảo Phú Quốc.
Bên cạnh đó - Dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) về: Hợp tác phát triển du lịch tại vùng biển chung giữa 3 nước Việt Nam – Capuchia – Thái Lan đang được triển khai. Việc hoàn thiện hành lang kinh tế biển, nối liền 3 nước Thái Lan – Campuchia – Việt Nam, thông qua các cảng biển mở ra những cơ hội mới cho Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng để dự báo phát triển. Bên cạnh đó Campuchia cũng đang có những dự án phát triển Kinh tế - Du lịch của khu vực gần Phú Quốc. Tăng cường kết nối với các thành phố, các khu du lịch lớn như: Phnôm Pênh, Băng cốc, Viên Chăn, Phuket, Kualalumpua, Singapore, Jacarta, Quảng châu, Manila, Đài Bắc; Pulau langkawi, Bali...trong bán kính bay 2 đến 3 giờ. Để khai thác yếu tố địa lý thuận lợi này cần thiết mở cổng đường thủy. Xây dựng cảng quốc tế cho tàu du lịch và các tàu chuyên chở hàng hoá phục vụ mục đích du lịch và giao thương quốc tế đưa Phú Quốc trở thành đầu mối giao thông lớn về vận tải biển tại khu vực Tây Nam của Tổ quốc.
Để giải quyết các bất cập và phát huy vai trò vị thế, tiềm năng DLST, đáp ứng yêu cầu phát triển. Cần phải có nhiều giải pháp hợp lí để xây dựng đảo Phú Quốc theo một tầm nhìn chiến lược lâu dài, một Đảo Ngọc có tên trên bản đồ các hòn đảo nổi tiếng trên Thế giới.
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch DLST
Huyện cần xây dựng quy hoạch chi tiết, cụ thể để phát triển DLST ở các ĐDL, VQG, KBTTN…làm cơ sở cho các dự án đầu tư, thu hút đầu tư DLST trong và ngoài nước. Đảm bảo phát triển bền vững cho các khu DLST đó.
Quy hoạch DLST bao gồm: Việc khoanh vùng sử dụng đất thích hợp, đánh giá tác động đến môi trường, việc chỉ định các vùng dành cho DLST, đồng thời soạn thảo một số quy tắc cho DLST. Những địa điểm được chỉ định dành cho phát triển DLST đòi hỏi phải có kế hoạch quản lí và có sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển các kế hoạch.
Trước khi quy hoạch cần phải nghiên cứu đúng hướng, nhắm đến chiến lược lâu dài, dự đoán được tình hình phát triển DLST huyện đảo trong tương lai. Cần liên kết với các nhà khoa học, các nhà môi trường học trong việc bảo tồn và phát triển bền vững tại các khu DLST.
Quy hoạch xong, cần công khai các quy hoạch. Tổ chức giải đáp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý nghĩa của dự án để người dân biết, thực hiện và tham gia quản lý.
Tập trung đầu tư vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu trọng điểm du lịch, các khu vực du lịch tiềm năng.
Thực hiện xã hội hóa du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa nhà nước và tư nhân…
Quản lí chặt chẽ việc đầu tư, phát triển của các dự án DLST. Phải đảm bảo phát triển đúng theo quy hoạch, tuân thủ các nguyên tắc của DLST, xử phạt, thu hồi dự án không đúng tiến độ yêu cầu quy hoạch. Có như thế mới đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa các dự án đi vào hoạt động phục vụ du khách trong thời gian sớm nhất.
3.3.2. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật
Để phát triển du lịch Phú Quốc nói chung và DLST nói riêng, giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch là một đòn bẩy rất lớn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch cũng như CĐĐP trong phát triển đảo.
3.3.2.1. Đối với kết cấu hạ tầng: Lập quy hoạch chi tiết các hạng mục hạ tầng giao thông, điện, nước, xử lí chất thải, bưu chính viễn thông; tranh thủ nguồn vốn trong nước, vốn vay, nguồn vốn các tổ chức, kêu gọi đầu tư hạ tầng cơ sở đẩy nhanh tiến độ xây dựng, có như thế mới làm nền tảng bệ phóng cho du lịch.
Đối với hạ tầng giao thông: Quy hoạch, xây dựng nhanh chóng tuyến đường trục chính Bắc – Nam đảo, tuyến đường ven biển vòng quanh đảo, các tuyến đường