Mồi, Móng Tay, Thầy Bói cách thị trấn Dương Đông khoảng 14 hải lý đi theo hướng Bắc đảo. Thời gian tổ chức tour khoảng nửa ngày đến 1 ngày.
Nhìn chung, loại hình du lịch này khá thu hút với cả khách du lịch trong và ngoài nước, khách nội địa phần lớn đến từ thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội. Khách quốc tế chủ yếu Tây Âu, Bắc Mỹ chiếm phần lớn trong các tour lặn. Bởi du khách được tận hưởng vẽ đẹp của biển, không khí trong lành, được đắm mình trong dòng nước biển xanh trong thỏa thích. Tuy nhiên, hoạt động của loại hình du lịch này mang tính tự phát cao, chưa được tổ chức và quản lý của cơ quan chức năng, vùng biển khái thác chưa được quy định nghiêm ngặt, chưa có đội ngũ cứu hộ, cứu sinh tại các bãi tắm, khu vực khai thác, chưa có những chuyên gia lặn và hướng dẫn viên am hiểu nhiều về san hô để hướng dẫn cho du khách. Phương tiện chủ yếu là các tàu du lịch bình thường, chưa có phương tiện tàu trang bị kính dưới đáy ngắm san hô....ảnh hưởng đến sự an toàn của du khách, chất lượng dịch vụ chưa cao.
Một số ít công ty do người nước ngoài làm chủ, tổ chức lặn ngắm san hô chuyên nghiệp hơn, có đầy đủ dụng cụ: bình hơi, kiến lặn, trang phục lặn và được các chuyên gia lặn hướng dẫn ngắm san hô. Giá tour cao gấp nhiều lần so với tour bình thường, phục vụ khách du lịch quốc tế hạng sang chủ yếu.
* Câu mực đêm: Loại hình được tổ chức ở hai địa điểm tùy theo mùa, được nhiều du khách quan tâm. Từ tháng 5 đến tháng 9 câu tại bãi Sao, giá mỗi khách
300.000 đồng/khách. Từ tháng 10 đến tháng 4 câu tại Dương Đông, giá mỗi khách
150.000 đồng/khách.
Xuất phát từ bãi Sao, du khách tập trung tại bãi lúc 17h00 và lên tàu ra khơi ngắm hoàng hôn. Khi màn đêm xuống, tàu câu sẽ sáng đèn để thu hút mực, quý khách chờ đợi và được hướng dẫn để bắt mực. Ngay sau đó quý khách cùng tham gia với thủy thủ đoàn để trải nghiệm cảm giác bắt mực. Quý khách ăn tối với món cháo mực trên tàu, trái cây cùng với “chiến lợi phẩm” thu được. Đến khoảng 21h 00 tàu quay vào bờ và kết thúc tour.
Nhìn chung, loại hình đáp ứng khá tốt nhu cầu, tạo cảm giác thú vị cho du khách, cho du khách trãi nghiệm thực tế cuộc sống của ngư dân vùng biển. Tuy nhiên
hoạt động vẫn còn mang tính tự phát, quản lí tour tuyến còn hạn chế, chưa có những trung tâm thông tin về hoạt động, giá cả chưa cố định, chất lượng phục vụ chưa cao.
* DLST khám phá nét văn hóa và đặc sản địa phương: Chương trình du lịch khám phá văn hóa bản địa Phú Quốc được ưa chuộng nhất là khám phá các làng nghề cổ truyền gắn với đời sống của dân cư trên đảo như làng chài Hàm Ninh, vườn tiêu Suối Đá, nhà thùng với đặc sản nước mắm Phú Quốc, v.v... . Xe cùng hướng dẫn viên sẽ đón quý khách lúc 9 giờ và đưa đến làng chài Hàm Ninh, một ngôi làng cổ vẫn còn tồn tại hầu như nguyên vẹn. Tại đây, du khách ngoài tham quan nét sinh hoạt cổ xưa, mua một số mặt hàng lưu niệm, đặc biệt là các loại hải sản tươi sống, hải sản khô. Xe tiếp tục đưa du khách đến vườn tiêu Suối Đá, tại đây du khách có thể tìm hiểu phương pháp trồng tiêu truyền thống để tạo ra được loại tiêu đặc sản của người dân xứ đảo. Du khách có thể nghỉ ăn trưa tại một nhà hàng ven đường với các món đặc sản như gỏi cá trích, gỏi cá nhồng... Sau đó, xe đưa du khách đến thăm nhà thùng nước mắm, tìm hiểu phương pháp ủ cá truyền thống trong thùng làm bằng loại gỗ đặc biệt để giữ được hương vị của loại nước mắm thơm ngon nổi tiếng. Chia tay với nhà thùng nước mắm, xe đưa du khách đến Dinh Cậu, một cảnh đẹp tự nhiên của Phú Quốc gắn liền với tín ngưỡng của ngư dân trên đảo, là nơi linh thiêng để cầu may, cầu an lành, thịnh vượng. Đây cũng là nơi lý tưởng để ngắm cảnh hoàng hôn, mặt trời lặn trên biển. Chia tay với du khách kết thúc tour trong ngày.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Điều Kiện Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst Phú Quốc
- Biểu Đồ Cơ Sở Lưu Trú Hoạt Động Phú Quốc (Đơn Vị: Cơ Sở)
- Biểu Đồ Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Phú Quốc (Đơn Vị: %) Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Phú Quốc Năm 2011
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Phú Quốc
- Định Hướng Phát Triển Các Tuyến- Điểm Dlst
- Giải Pháp Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Tiếp Thị, Quảng Bá Dlst
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nhìn chung đây là loại hình du lịch mà hầu như du khách khi đến với Phú Quốc đều tham gia theo các tour. Chất lượng tour về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Các công ty lữ hành trong thời gian qua đều tham gia vào các chiến dịch quảng bá, giảm giá các tour nhằm mục đích thu hút khách. Vì vậy, số lượt khách tham gia loại hình DLST đã không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
Tuy nhiên, hiện nay loại hình chỉ phát triển ở mức độ tham quan, quy mô nhỏ, chưa thật sự trở thành những điểm đến để tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa, trải nghiệm nhiều cho du khách. Sự đầu tư, quan tâm phát triển các địa điểm tham quan nghiên cứu còn hạn chế, tự phát là chính.
* DLST kết hợp với các loại hình du lịch khác: Ngoài DLST, Phú Quốc còn phát triển mạnh các loại hình du lịch khác: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao biển; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch nghiên cứu; du lịch hành hương. Sự kết hợp các loại hình du lịch đã mang lại sự phong phú, đa dạng cho hoạt động du lịch Phú Quốc, khai thác được tiềm năng, lợi thế của huyện đảo.
Tóm lại, các loại hình DLST Phú Quốc đang hoạt động thực sự chưa khai thác hết chiều rộng và cũng chưa đi vào chiều sâu. Các ĐDL chưa có sản phẩm mới độc đáo, đặc trưng, mà vẫn trùng lặp với các địa điểm khác trong hoặc ngoài tỉnh. Đây chính là lý do mà hoạt động DLST ở đây chưa thu hút, hấp dẫn được du khách. Du khách đến đây chủ yếu là thư giãn, nghỉ ngơi, chưa có nhiều cơ hội để tham gia hoạt động, trải nghiệm thực tiễn nhất là khách quốc tế không thể thỏa lòng vì hầu hết các điểm tham quan đều hiếm hoi HDV thông thạo ngoại ngữ (trừ tiếng Anh); thậm chí chưa quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và TNTN cho du khách…
Thực tế đã cho thấy, do loại hình và SPDL chưa đa dạng, hấp dẫn nên lượng khách đến chưa đông so với tiềm năng; thời gian lưu trú ngắn (thường 2- 3 ngày), chủ yếu vào các ngày cuối tuần, ngày lễ; chi tiêu của du khách thì chưa cao.
Như vậy, để tăng sức hấp dẫn đối với du khách, nhất là những khách DLST thực thụ thì nhất thiết phải đầu tư các loại hình, sản phẩm DLST theo chiều sâu, sao cho không chỉ thu hút nhiều lượt khách mà còn giữ được chân du khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu của du khách cao hơn và ước muốn quay trở lại lần sau cũng sẽ tăng lên.
2.3.2.2. Hiện trạng phát triển các địa bàn du lịch sinh thái chủ yếu: Hiện tại, trên huyện đảo bước đầu hình thành và phát triển một số cụm DLST gắn với phân bố tài nguyên, có hạ tầng giao thông khá thuận lợi phục vụ du khách.
* Cụm Bắc đảo: Bao gồm không gian của các xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, một phần xã Cửa Dương. Cụm có nguồn tài nguyên khá đa dạng: HST VQG với sự đa dạng cao về thành phần động, thực vật. Ngoài ra, nơi đây còn có các dòng sông, con suối chảy rất đẹp, vườn tiêu Khu Tượng, làng chài Gành Dầu, các bãi biển, các hòn nằm ngoài khơi: Đồi Mồi, Móng tay...
Trong cụm đã hình thành và phát triển các loại hình DLST như: Tham quan, khám phá VQG Phú Quốc: đi bộ trong rừng, leo núi; câu cá, lặn ngắm san hô: bãi Ông Lang, hòn Đồi Mồi, Móng Tay, tham quan ngắm cảnh thiên nhiên: Mũi Gành Dầu, các bãi biển: bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Ông Lang; kết hợp tham quan khám phá văn hóa bản địa tại đình thần Nguyễn Trung Trực.
Tuy nhiên, các loại hình du lịch còn chưa được đầu tư phát triển mạnh, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, tự phát, hạn chế dịch vụ, chưa có nhiều hoạt động thu hút khách, tham quan ngắm cảnh là chủ yếu. Mạng lưới giao thông đi lại còn khó khăn, hệ thống cơ sở lưu trú chưa được đầu tư. Nhìn chung, cụm Bắc đảo đã hình thành một số điểm du lịch như sau:
VQG Phú Quốc: Diện tích rộng lớn, HST động, thực vật đa dạng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Vườn mới chỉ phục vụ cho các đối tượng khách là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham quan, học tập, nghiên cứu HST rừng, động, thực vật do hướng dẫn của nhân viên kiểm lâm. Hoạt động chính tổ chức tham quan, dã ngoại, leo núi, tắm suối, ngắm thảm thực vật trong VQG theo đường mòn. Điểm du lịch còn nhiều hạn chế: thiếu hạ tầng giao thông, CSLT sinh thái, chưa quy hoạch xây dựng các trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường, BQL Vườn, nơi tiếp đoán khách, bãi đổ xe, thiếu đội ngũ HDV sinh thái…Các hoạt động du lịch mang tính tự phát là chính.
Vườn Hồ tiêu Khu Tượng: Đây là khu vực bao gồm các vườn tiêu của người dân đã được tổ chức thành các điểm tham quan du lịch. Hoạt động chính của du khách tại điểm là tham quan vườn, nghe gia đình giới thiệu về cây tiêu và nghề trồng tiêu trên đảo, mua sản phẩm làm từ hạt tiêu: tiêu chính, tiêu cội, tiêu sọ, muối tiêu, muối tiêu dưỡng sinh. Hạn chế của điểm là quy mô nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu tham quan ngày càng đông của du khách, hoạt động của du khách mới dừng lại ở tham quan và mua sản phẩm tại vườn tiêu, chưa có sự đầu tư phát triển lâu dài theo hướng sinh thái.
* Cụm Dương Đông, Dương Tơ và phụ cận: Bao gồm khu vực trung tâm của đảo Phú Quốc như thị trấn Dương Đông, xã Dương Tơ, Hàm Ninh.
Cụm chủ yếu phát triển các loại hình sinh thái gắn với giá trị văn hóa bản địa: di tích gắn với các lễ hội (Đình Thần Dương Đông, chùa Sư Muôn, Sùng Hưng Cổ Tự, v.v...), làng nghề cổ truyền (sản xuất nước mắm, làng chài, v.v...). Cụm có các điểm du lịch tiêu biểu:
Nhà thùng nước mắm: Được phát triển từ lâu đời, nổi tiếng khắp cả nước và có thương hiệu xuất khẩu nước ngoài. Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất nước mắm chất lượng tốt phục vụ cho du lịch, xuất khẩu: Phụng Hưng, Thịnh Phát, Hưng Thịnh, Khải Hoàn, Mỹ Hảo...Tham quan các nhà thùng du khách sẽ được người dân giới thiệu quy trình sản xuất, các sản phẩm nước mắm, nếm thử mùi vị và mua cho mình những thùng nước mắm ngon làm quà. Hạn chế các điểm nằm ngay trong thị trấn dễ gây ô nhiễm môi trường.
Làng chài Hàm Ninh: ĐDL nằm trên bờ biển phía Đông đảo, đây là làng chài cổ, người dân đến đây tụ tập sinh sống rồi dần thành lập làng chài. Nghề chính vẫn là nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ. Hoạt động chính của điểm là tham quan, tìm hiểu đời sống người dân làng chài, thưởng thức đặc sản địa phương, mua quà lưu niệm. Đây là điểm thu hút lượng khách đến tham quan đông đảo 54.000 lượt khách (2012). Hạn chế của điểm là SPDL còn đơn điệu, thiếu các hoạt động trãi nghiệm cùng người dân làng chài, chưa có các hoạt động vui chơi gải trí gắn với ĐDL.
* Cụm Nam Đảo: Bao gồm không gian thị trấn An Thới, quần đảo Nam An Thới, xã Hòn Thơm, Thổ Chu.
Cụm có tài nguyên sinh thái đa dạng bao gồm HST san hô, thảm cỏ biển, HST biển đảo, di tích vua Gia Long, làng nghề nước mắm. Trên cụm phát triển chủ yếu các loại hình: Câu cá, mực, lặn ngắm san hô, kết hợp tham quan làng nghề, di tích. Các điểm du lịch chính trên cụm:
Khu bảo tồn biển PQ: Đây là điểm hấp dẫn, thu hút lượng khách lớn đặc biệt khách quốc tế. SPDL chủ yếu câu cá, mực, lặn ngắm San hô, tham quan các đảo ở quần đảo Nam An Thới kết hợp tham quan di tích vua Gia Long ở bãi Khem. Hiện tại các công ty du lịch trang bị phương tiện tàu đưa khách tham quan, câu cá, ngắm san
hô. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chưa cao, thiếu ban quản lí điều hành, bán vé, hạn chế thông tin tour tuyến cung cấp cho du khách, giá cả chưa ổn định.
Ngoài ra, cụm kết hợp khai thác các điểm du lịch khác như: tham quan mua sắm ngọc trai, tham quan di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc... làm tăng thêm tính đa dạng và hấp dẫn cho du khách.
Nhìn chung, các ĐDL trong cụm được khai thác chưa có sự đầu tư nhiều, nhất là hạ tầng còn rất khó khăn, quy mô nhỏ thu hút lượng khách chưa cao. Vấn đề bảo vệ môi trường, quản lí các điểm chưa nghiêm ngặt dễ dẫn đến ô nhiễm, hủy hoại tài nguyên. Cần có sự đầu tư đúng hướng theo quan điểm phát triển du lịch bền vững để vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, vừa bảo vệ môi trường cảnh quan tại các khu du lịch sinh thái.
2.3.3. Đánh giá chung hiện trạng phát triển DLST Phú Quốc
DLST Phú Quốc mới thực sự quan tâm, đầu tư phát triển vào những năm cuối thế kỷ XX, song cũng đã hình thành được một số loại hình DLST đáng kể phục vụ du khách. Trong đó, có một số loại hình du lịch mới như: câu cá, lặn ngắm san hô, tham quan Vườn tiêu, làng nghề truyền thống người dân trên đảo...đưa vào khai thác nhưng đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình so với các điểm du lịch khác. Từ 2005 đến nay, số lượng khách tham gia loại hình sinh thái tăng mạnh. Các công ty lữ hành đã có những chiến lược khai thác các loại hình du lịch vốn có, mở rộng thêm các loại hình mới nhằm tạo thêm nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch. Song hiệu qủa mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển tự phát, các chương trình du lịch, ĐDL còn hoang sơ, nằm xa trung tâm, chưa được đầu tư khai thác nhiều, quan tâm bảo vệ môi trường còn hạn chế nhiều điểm có nguy cơ bị ô nhiễm.
Do vậy, đi đôi với đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác tuyến điểm là công tác quảng bá trong và ngoài nước. Phú Quốc không chỉ mở rộng thêm một số loại hình DLST mới mà cần đầu tư nâng cấp các loại hình vốn có, đi vào chiều sâu khai thác các loại hình du lịch lặn ngắm san hô, du lịch thám hiểm, du lich VQG. Tất cả các loại hình trên sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng các SPDL sinh thái,
thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Phú Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực và toàn thế giới.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Kiên Giang
Cùng với các địa phương trong cả nước, tăng cường phát triển kinh tế-xã hội địa phương được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Kiên Giang cũng xác định du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa phát huy được tiềm năng thế mạnh, vừa bảo vệ tôn tạo được nguồn tài nguyên của mình.
Hiện tại, so với nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL Kiên Giang được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch vào loại bậc nhất, với địa hình phong phú là đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo.
Đặc biệt đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể định hướng trở thành trung tâm DLST cao cấp của cả nước.
Kiên Giang còn có tài nguyên đầy tính nhân văn cấp quốc gia là những di tích lịch sử văn hóa, danh thắng nổi tiếng như Di tích Lịch sử Văn hóa Chùa Hang (Kiên Lương); Đình thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (thành phố Rạch Giá); thắng cảnh núi Bình San, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, đầm Đông Hồ (thị xã Hà Tiên); mộ chị Sứ vùng Ba Hòn; di tích Nhà tù Phú Quốc…
Tuy vậy, du lịch Kiên Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng du lịch giai đoạn 2005-2010 khoảng 15%/năm. Sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu gây nhàm chán cho du khách.
Đồng thời phát triển du lịch chưa quan tâm đến yếu tố cộng đồng như huy động người dân địa phương tại các vùng du lịch cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp du lịch. Các dự án du lịch đầu tư dàn trải, không đồng bộ và tiến độ triển khai thực hiện còn quá chậm.
Dựa trên thế mạnh tài nguyên và PTBV Kiên Giang xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Kiên Giang sẽ trở thành