Sự Ảnh Hưởng Của Một Số Ngành Nghề Đến Việc Làm Trên Toàn Thế Giới Năm 2014

29


của Thái Lan là 44,5%, của Việt Nam là 44% và của Myanmar là 41,6% vào năm 2014 (Central Intelligence Agency, The World Factbook, 2015).

Myanmar được liệt vào danh sách một trong 48 nước kém phát triển trên thế giới. Theo số liệu trên tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP so với hai nước đang phát triển là Thái Lan và Việt Nam vẫn còn ít hơn. Trong suốt 50 năm dưới sự thống trị của quân đội, nền kinh tế của Myanmar là một trong những nền kinh tế tồi tệ nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nền kinh tế gần như khép kín dưới chế độ tài phiệt của quân đội, người dân sống trong nghèo khổ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, kém phát triển. Tuy nhiên khi chế độ dân chủ thay thế chế độ quân đội, ông Thein Sein lên làm tổng thống tháng 3 năm 2011 và sau đó chuyển giao quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi của Đảng Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ thì Myanmar là một đất nước đang cất cánh. Nền kinh tế đang được chuyển dịch cơ cấu dần từ nông nghiệp sang công nghiệp rồi sang dịch vụ. Phát triển ngành dịch vụ đang là một trong những trọng điểm mà không chỉ Myanmar mà còn cả các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước trong khu vực ASEAN hướng tới.

Và để phát triển ngành dịch vụ một cách mạnh mẽ thì rất nhiều nước ASEAN đã lựa chọn phát triển du lịch quốc tế làm ngành mũi nhọn. Du lịch quốc tế là một trong những ngành dịch vụ dễ dàng phát triển nhất hiện nay. Nói một cách đơn giản, để phát triển du lịch quốc tế thì chỉ cần những điều kiện giản đơn như nguồn lực và tài nguyên của đất nước. Tất nhiên để du lịch được phát triển hơn thì cần phải có nhiều yếu tố hỗ trợ hơn nữa nhưng chúng ta có thể thấy rằng, phát triển du lịch quốc tế không quá khó. Ở các nước đang hoặc kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nguồn lực là điều luôn sẵn có, tuy nhiên nói về xuất khẩu và nguồn vốn thì lại không phải thế mạnh của họ. Vì vậy phát triển du lịch quốc tế là rất hợp lí với điều kiện và hoàn cảnh của các nước này. Họ tận dụng được tối đa các nguồn lực và những thứ sẵn có, hạn chế được những điểm yếu và có thể khắc phục dần dần. Có cơ sở để phát triển du lịch quốc tế, lấy du lịch làm ngành mũi nhọn, phát triển du lịch quốc tế là phát triển ngành dịch vụ, đồng nghĩa với việc phát triển nền kinh tế. Đây có thể nói là một con đường phát triển đúng đắn cho các nước trên toàn thế

30


giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển như Myanmar trong giai đoạn hiện nay.

Về mặt chính trị, du lịch quốc tế góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới. Để phát triển du lịch quốc tế, các nước đều cần tạo các mối quan hệ với các nước bạn để đưa ra những chính sách phù hợp cho công dân khi đi du lịch. Từ đó hàng loạt các hiệp định về hợp tác du lịch giữa các nước cũng ra đời, các quan hệ hợp tác giữa các công ty với các bạn hàng, các nhà cung cấp cũng được mở rộng và củng cố. Việt Nam chúng ta đã ký 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với hơn 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Ngoài ra Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam Á, từng bước xây dựng tạo các mối quan hệ về du lịch với Nga, Pháp và Mỹ.

Như vậy, sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo các hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế cho các dân tộc, làm cho mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cố các nối quan hệ quốc tế. Du lịch quốc tế góp phần làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, bình thường hoá quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc chính là cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Để du khách có thể ra vào các nước bạn, chính phủ các nước cần phải làm việc và thông qua các chính sách để đưa khách du lịch quốc tế vào nước mình. Chính sợi dây vô hình đó đã giúp các nước xích lại gần nhau hơn, các vấn đề đều được giải quyết trong hòa bình. Hơn nữa, hoạt động du lịch sẽ giúp cho các dân tộc hiểu hơn về giá trị văn hóa của nước bạn, từ đó sẽ có sự tôn trọng nhất định và có nhu cầu xây dựng, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau.

1.6.2. Ý nghĩa về mặt văn hóa – xã hội:

Phát triển du lịch quốc tế không chỉ quan trọng đối với kinh tế - chính trị mà còn rất có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của một quốc gia. Du lịch quốc tế mang


theo nguồn khách nước ngoài vào, từ đó những dịch vụ kèm theo cũng xuất hiện dần, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nước, bao gồm cả những người không có bằng cấp hay học thức nhiều. Trên thực tế, không chỉ có những dịch vụ kèm theo, du lịch quốc tế có thể tạo việc làm cho người dân bản địa dưới rất nhiều hình thức nghề khác nhau như: hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ, lái xe, ... Hình dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về đóng góp của du lịch đến việc làm của toàn thế giới.

Đơn vị: %


Hình 1 3 Sự ảnh hưởng của một số ngành nghề đến việc làm trên toàn thế 1

Hình 1.3: Sự ảnh hưởng của một số ngành nghề đến việc làm trên toàn thế giới năm 2014

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

Với đóng góp 9,4% vào việc làm trên toàn thế giới, ngành du lịch và lữ hành (hình máy bay) đang là một trong những ngành nghề tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới. Cụ thể là năm 2014, ngành này đã tạo ra 277 triệu việc làm, chỉ đứng sau ngành bán lẻ (hình xe đẩy) và ngành nông nghiệp (hình bông hoa).


Đơn vị: Nghìn việc làm


Hình 1 4 Số việc làm trực tiếp được tạo ra bởi một số ngành nghề theo khu 2

Hình 1.4: Số việc làm trực tiếp được tạo ra bởi một số ngành nghề theo khu vực năm 2014

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế Giới

Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy được ngành du lịch và lữ hành tạo ra nhiều việc làm hơn các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, khai thác mỏ và giáo dục ở tất cả các khu vực. Đặc biệt, ngành này ở Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific) tạo việc làm nhiều nhất trong tất cả các khu vực, chứng tỏ ngành ở khu vực này đang có tiềm năng phát triển rất lớn, phải có nhiều khách du lịch quốc tế đến châu Á thì mới có nhiều nhân lực chọn công việc liên quan đến ngành. Đây là một dấu hiệu tốt cho các nước châu Á, đặc biệt là các nước trong ASEAN mà cụ thể trong đề tài là Myanmar.

Tạo việc làm cho người dân chính là một cách để xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, du lịch quốc tế phát triển một cách hợp lí và có quy hoạch sẽ là một động lực to lớn để đẩy lùi nghèo đói và tăng trưởng phát triển. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), thế mạnh phát triển du lịch là công cụ để phát triển cho các nước kém phát triển trên toàn thế giới. Lượng khách quốc tế đến các nước này đã tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2010, đạt trên 17 triệu lượt vào năm 2010. Thu nhập từ du lịch quốc tế , một nguồn xuất khẩu quan trọng của các nước kém phát triển, đã tăng hơn 4 lần, từ mốc 2,6 tỷ USD năm 2000 lên 10 tỷ USD năm 2010.


Cũng theo UNWTO, du lịch quốc tế là nguồn thu xuất khẩu thứ nhất hoặc thứ hai của 20 trong số 4 nước kém phát triển. Ở những nước đang phát triển, du lịch có thể chiếm tới khoảng 25% GDP của nước đó và từ năm 2015, lần đầu tiên những nền kinh tế mới nổi đã nhận được lượng khách du lịch quốc tế nhiều hơn các nền kinh tế phát triển. UNWTO dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 58% lượng khách quốc tế đến các nền kinh tế mới nổi ở các khu vực như châu Á, châu Mỹ Latin, Trung Đông và Châu Phi.

Ngoài là nguồn thu xuất khẩu, du lịch cũng tạo rất nhiều cơ hội khác cho cộng đồng địa phương để tận dụng các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của họ thông qua các hoạt động và các chuỗi cung ứng du lịch như đồ ăn, đồ uống, các sản phẩm truyền thống,... Là một nguồn chính của ngoại tệ và việc làm, du lịch quốc tế đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong xã hội trên toàn thế giới và đặc biệt là khẳng định vị trí ưu tiên phát triển đối với các nước kém phát triển.

Bên cạnh đó, du lịch quốc tế là phương thức quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một đất nước, nó giúp thế giới biết về con người, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của đất nước đó. Đồng thời, du lịch sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh cao song song với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch cho các quốc gia, xây dựng tính chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch để tạo khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh du lịch…

Tóm lại, du lịch quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các nước, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta cần nhìn nhận cả những điểm tích cực và cả tiêu cực mà du lịch quốc tế mang lại để có thể cải thiện, hạn chế các mặt tiêu cực, hướng tới phát triển bền vững. Đây mới là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt được.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA MYANMAR

2.1. Điều kiện phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar:

2.1.1. Tài nguyên du lịch

2.1.1.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên:

Để có thể phát triển được du lịch, các quốc gia cần có một vị trí địa lý, địa hình và tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên hấp dẫn và đa dạng. Những tiềm năng này sẽ là động lực để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, để tạo ra những trải nghiệm cho khách du lịch và tựu chung lại là để phát triển du lịch quốc tế. Tiềm năng du lịch tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý và địa hình, khí hậu và phong cảnh tự nhiên.

*Vị trí địa lý và địa hình:

Vị trí địa lý và địa hình luôn là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch quốc tế. Myanmar có tổng diện tích 678.500 km2, là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.

Myanmar nằm giữa khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km. Myanmar giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam và có đường bờ biển dài 1.930 km dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới.

Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi tại Bang Kachin ở độ cao 5.881m là điểm cao nhất Myanmar. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanmar đều chạy theo hướng bắc - nam từ dãy Himalaya. Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanmar, là Ayeyarwady, Thanlwin và Sittang.

Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanmar, gần 2.170 km, chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi. Đa số dân cư Myanmar sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.


Như vậy có thể thấy địa hình của Myanmar khá đa dạng rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sông nước, du lịch mạo hiểm,…

*Khí hậu:

Đa phần diện tích Myanmar nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanmar nằm trong vùng gió mùa Châu Á, các vùng bờ biển nhận được lượng mưa trung bình 5.000 mm hàng năm. Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm, trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanmar, chưa tới 1.000 mm. Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21°C. Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32°C.

Myanmar có ba mùa chính: Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm khí hậu ở Myanmar khô và nóng, không có mưa. Từ tháng 6 đến tháng 10 khí hậu Myanmar bước vào mùa mưa với độ ẩm cao và nóng, hoàn toàn không thích hợp để khởi hành chuyến du lịch Myanmar. Có thể nói tháng 11 đến tháng 2 là thời điểm đẹp nhất khi đi du lịch Myanmar khi mà vào thời gian này, thời tiết mát mẻ và không có mưa nhiều.

*Phong cảnh tự nhiên:

Phía Bắc của Myanmar hầu hết được bao phủ bởi những ngọn núi cao như: Hakakabo Razi, Sarameli và Victoria. Thực vật vùng này gồm hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới xen lẫn hệ thực vật ôn đới và vùng cao rất phong phú. Bao phủ một vùng rộng lớn trong dãy Rakhine (Arakan) là các khu rừng nguyên thủy rậm rạp, trong đó có nhiều động vật hoang dã quý hiếm. Phong cảnh nơi đây rất phù hợp cho những chuyến du lịch khám phá, mạo hiểm. Khách du lịch có thể lựa chọn đi bộ xuyên rừng, chinh phục các đỉnh núi cao để ngắm toàn cảnh vùng núi Myanmar.

Bên cạnh tài nguyên núi, dòng sông Ayeyarwady cũng là một tài nguyên độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho Myanmar. Nhờ có dòng sông này, các công ty lữ hành đã khai thác hình thức du lịch trên sông kết hợp với các điểm thăm quan nổi tiếng của Myanmar, tạo thành một sản phẩm đặc biệt của riêng Myanmar.

Du lịch tâm linh cũng là một hình thức phổ biến ở Myanmar bởi Myanmar là đất nước rất nổi tiếng với hàng nghìn các đền chùa trải dài đất nước. Những ngôi

36


chùa dù đã được xây dựng từ hàng trăm năm trước nhưng ngày nay vẫn được bảo tồn và phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, ở phía Nam của Myanmar, tài nguyên biển cũng rất phong phú và đa dạng với hàng trăm quần đảo với những bãi biển đẹp.

Như vậy tài nguyên du lịch tự nhiên của Myanmar rất đa dạng, bao gồm tài nguyên núi, tài nguyên sông, tài nguyên biển; những tài nguyên này kết hợp với nhau sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch hay và mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách nước ngoài.

2.1.1.2. Tiềm năng du lịch nhân văn:

Tài nguyên du lịch nhân văn của Myanmar rất phong phú, đa dạng, mang các giá trị lịch sử văn hóa. Đó cũng là những tiềm năng để Myanmar phát triển ngành du lịch của mình.

Là một đất nước Phật Giáo, Myanmar tập trung số lượng đền tháp chùa chiền bậc nhất trên thế giới. Chùa đền ở nơi đây mang nét kiến trúc tôn giáo đẹp uy nghi và lộng lẫy. Người dân ở đây, vì một lòng tôn kính với Đức Phật nên ở các ngôi chùa họ thường dát những tấm vàng lá lên chùa, vì thế mà người ta thường gọi Myanmar là đất nước vàng của Châu Á. Myanmar có rất nhiều khoáng sản song không phải là vàng mà là các loại Ruby, cẩm thạch… Các loại đá cẩm thạch ở đây rất lớn, được sử dụng để tạc tượng đức phật, các phật lớn.

Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội vào bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn ra quanh các năm, nhưng chủ yếu tập trung chủ yếu vào các thời điểm tháng 3, tháng 4. Các lẽ hội ở đây vô cùng độc đáo và thú vị thu hút mọi người đến đây nhiều hơn. Ngày tết của người Myanmar gọi là Thingyan. Theo truyền thống, thời điểm diễn ra Tết được tính theo âm lịch Miến Điện nhưng ngày nay được cố định từ ngày từ 13 đến 16 tháng 4, trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất trong các kỳ nghỉ lễ và là một phần của kỳ nghỉ hè sau một năm học. Té nước là một phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra vào 4 ngày đầu tiên của kỳ lễ, tất cả các hàng quán, nhà hàng, cửa hàng đều đóng cửa. Người dân ném nước vào nhau để tẩy rửa những sự không may và tội lỗi trong năm cũ. Thingyan tương tự như các lễ hội năm mới ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2023