Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Quốc Tế:

21


Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.

Như vậy, điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng có đóng góp không nhỏ vào việc phát triển du lịch quốc tế. Du lịch là một ngành dịch vụ mà đối với dịch vụ, nguồn nhân lực nếu được đào tạo bài bản và làm việc chuyên nghiệp thì sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời. Đôi khi có thể dịch vụ chúng ta chưa thật sự tốt nhưng con người với những tính cách tốt, làm việc chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng thì khách hàng sẽ vẫn cảm thấy hài lòng.

1.4.4. Cơ sở hạ tầng:

Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. Hệ thống giao thông vận tải trong du lịch rất đa dạng và phong phú, nó bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr.27). Các cơ sở hạ tầng về giao thông này cần phải có sự đồng bộ ở các vùng miền trên khắp cả nước để đảm bảo khách du lịch có những trải nghiệm như nhau trên suốt cả hành trình, bên cạnh đó các phương tiện cũng cần kết hợp với nhau một cách linh hoạt để đảm bảo có thể vận chuyển khách du lịch một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Có thể thấy Internet hiện nay có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khách du lịch quốc tế khi tới bất kì quốc gia nào cũng đều có nhu cầu sử dụng Internet cho rất

22


nhiều mục đích khác nhau, một trong số đó là chia sẻ hình ảnh và kinh nghiệm du lịch ở các điểm đến cho mọi người. Chính những chia sẻ đó sẽ là hướng dẫn cho những người khách tiếp theo, đây chính là một hình thức quảng bá hình ảnh các điểm đến gián tiếp cho quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế.

1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKTDL):

CSVCKTDL được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển,.. bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ. Đây là các yếu tố đặc trưng trong hệ thống CSVCKT của ngành du lịch, là yếu tố trực tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.135)

CSVCKTDL bao gồm các cơ sở phục vụ các hoạt động trung gian như các đại lý, các văn phòng và các công ty lữ hành du lịch; các cơ sở phục vụ vận chuyển du lịch như các phương tiện vận chuyển, các CSVCKTDL phục vụ quản lý, điều hành, bán vé, hoạt động tác nghiệp khác; các cơ sở phục vụ ăn uống; các cơ sở phục vụ lưu trú; các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung như các dịch vụ giặt là, sân tennis, bể bơi, vật lý trị liệu. Trong đó, cơ sở lưu trú là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống CSVCKTDL, bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, bungalow. Các CSVCKTDL này là không thể thiếu đối với việc phát triển du lịch quốc tế. Nó là những dịch vụ sẽ giúp trải nghiệm của du khách quốc tế được trọn vẹn hơn.

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch quốc tế:

1.5.1. Các chỉ tiêu về lượng:

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá phát triển du lịch quốc tế tại một quốc gia, tuy nhiên theo WB có một số chỉ tiêu tiêu biểu như: Lượng khách du lịch quốc tế, doanh thu từ du lịch quốc tế, sự đóng góp của du lịch quốc tế vào tỷ trọng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế, cơ sở lưu trú và các dịch

23


vụ du lịch. (World Bank, World Development Indicators: Travel and Tourism, 2016)

Chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế có thể nói là chỉ tiêu phản ảnh tốt nhất về phát triển du lịch quốc tế tại một quốc gia bởi lượng khách du lịch quốc tế tăng sẽ dẫn đến nhiều chỉ tiêu khác cũng tăng theo, du lịch quốc tế sẽ phát triển. Một quốc gia đón được nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan thì doanh thu từ du lịch sẽ lớn hơn, người dân trong nước cũng sẽ có thêm việc làm và thu nhập khi làm các dịch vụ về du lịch.

Doanh thu từ du lịch quốc tế bao gồm doanh thu từ các dịch vụ liên quan tới hoạt động du lịch quốc tế như: cấp thị thực cho khách quốc tế, cung cấp các chuyến du lịch, cung cấp các phương tiện vận chuyển, cung cấp hướng dẫn viên du lịch,… Số lượng khách du lịch quốc tế càng tăng thì doanh thu sẽ càng lớn. Doanh thu từ du lịch quốc tế không chỉ làm tăng ngân khố quốc gia mà còn tăng thu nhập cho người dân ở quốc gia đó. Doanh thu tăng phản ánh sự phát triển của du lịch quốc tế.

Sự đóng góp của du lịch quốc tế vào tỷ trọng GDP là một chỉ tiêu quan trọng vì một ngành kinh tế không thể coi là phát triển khi nó không đóng góp vào việc tăng tỷ trong GDP của quốc gia đó. Lượng khách du lịch quốc tế tăng, doanh thu tăng, du lịch quốc tế sẽ đóng góp nhiều hơn vào GDP. Hơn nữa, du lịch quốc tế là một ngành dịch vụ, do đó nó sẽ đóng góp trực tiếp vào ngành dịch vụ, tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ. Đây cũng là một trong những lý do tại sao nhiều quốc gia hiện nay đã có những chiến lược đặt phát triển du lịch quốc tế lên hàng đầu trong việc phát triển kinh tế.

Phát triển một ngành kinh tế không những cần nguồn vốn đầu tư trong nước mà còn rất cần vốn đầu nước ngoài, đặc biệt là đối với các nước đang và kém phát triển. Du lịch quốc tế được coi là một khu vực rất thu hút vốn đầu tư nước ngoài, càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, du lịch quốc tế sẽ càng có điều kiện để phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài thường tập trung vào việc xây dựng các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng lớn; chính vì thế cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được đầu tư và phát triển.

24


Cơ sở lưu trú là một yếu tố không thể thiếu trong du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Khách nước ngoài khi đi du lịch sang một nước khác, ngoài mục đích tìm hiểu nền văn hóa còn có mục đích nghỉ ngơi. Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên phản ảnh cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, từ đó du lịch quốc tế được phát triển theo.

Cũng như cơ sở lưu trú, để khách nước ngoài có những trải nghiệm du lịch tốt, các dịch vụ du lịch cũng cần được cung ứng đầy đủ và có chất lượng, bao gồm: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ cung cấp các sản phẩm du lịch,… Các dịch vụ này càng đa dạng, phong phú thì sẽ càng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch quốc tế càng được phát triển.

1.5.2. Các chỉ tiêu về chất:

Bên cạnh những chỉ tiêu về số lượng, phát triển du lịch quốc tế còn được phản ảnh thông qua các chỉ tiêu về chất lượng. Khi phát triển bất cứ một nền kinh tế hay một ngành nào đó, chúng ta phải luôn xem xét cả chiều rộng và chiều sâu. Các chỉ tiêu về lượng phía trên sẽ phản ảnh sự phát triển theo chiều rộng, tăng lên về số lượng, còn các chỉ tiêu về chất sẽ phản ảnh sự phát triển theo chiều sâu, cụ thể đối với du lịch quốc tế là sự hài lòng của khách du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, sự phát triển bền vững. Theo Hội đồng Du lịch Bền vững toàn cầu, có một số chỉ tiêu về lượng cần phải kể đến như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển du lịch bền vững. (Global Sustainable Tourism Council, GSTC Criteria Overview, 2017)

Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố thiết yếu đối với một ngành dịch vụ; trong du lịch quốc tế, khi khách du lịch hài lòng với dịch vụ mà quốc gia đó mang lại, họ sẽ có ấn tượng tốt và sẽ muốn quay trở lại thăm quan lần sau, hoặc chỉ đơn giản là ghi lại những trải nghiệm của họ trên các trang mạng xã hội hay giới thiệu bạn bè, người thân đến du lịch tại quốc gia đó. Chính điều này sẽ khiến du lịch quốc tế phát triển một cách gián tiếp.

Một ngành kinh tế phát triển khi nó mang lại cả lợi ích về kinh tế và cả lợi ích về xã hội, đối với ngành du lịch, lợi ích về xã hội được thể hiện qua việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đối với các ngành dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực phần nào mang tính quyết định chất lượng của sản phẩm, bản thân dịch vụ đó có thể

25


tốt nhưng nguồn nhân lực còn chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản sẽ khiến cho trải nghiệm của khách hàng hay sự hài lòng của khách hàng giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch quốc tế.

Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường hay nói cách khác là phát triển bền vững là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng tới, điều này đặc biệt được chú ý đối với du lịch quốc tế bởi lẽ đây là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan thiên nhiên và đến văn hóa địa phương, nếu không chú trọng đến việc phát triển bền vững thì sớm hay muộn những tài nguyên du lịch này sẽ biến mất hoặc cũng sẽ thay đổi tiêu cực theo thời gian.

1.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế:

1.6.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế - chính trị:

Hội đồng Du Lịch và Lữ Hành Thế Giới (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là ngành thu ngoại tệ lớn nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn và vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Dưới đây là một số số liệu cụ thể cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển đối với kinh tế:

Bảng 1.1: Đóng góp trực tiếp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014


Ngành

Đóng góp vào GDP tính theo

USD

Đóng góp vào GDP theo

%

Sản xuất ô tô

914

1,2

Sản xuất hóa chất

1.590

2,1

Du lịch và lữ hành

2.365

3,1

Ngân hàng

2.436

3,2

Giáo dục

2.605

3,4

Nông nghiệp

3.111

4,0

Khai thác mỏ

3.897

5,1

Bán lẻ

4.261

5,5

Dịch vụ tài chính

4.796

6,2

Tổng

77.085

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

26


Năm 2014, ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp trực tiếp 3,1% vào GDP của toàn thế giới, con số này gấp hơn hai lần so với ngành sản xuất ô tô, gấp gần hai lần so với ngành hóa chất và xấp xỉ bằng ngành ngân hàng và tự động.

Đơn vị: % (Direct: trực tiếp, Indirect & Induced: gián tiếp & phát sinh)

Hình 1 2 Tổng đóng góp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014 Nguồn Hội 1

Hình 1.2: Tổng đóng góp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế Giới

Theo biểu đồ trên, hình chiếc máy bay là biểu tượng cho ngành du lịch và lữ hành. Năm 2014, đóng góp 9,8% vào GDP của thế giới, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra nhiều đầu ra về mặt kinh tế hơn là ngành hóa chất (8,6%, hình chiếc bình), ngành nông nghiệp (8,5%, hình bông hoa), ngành giáo dục (8,4%, hình bút, thước), ngành sản xuất ô tô (7,0%, hình mỏ lết) và ngành ngân hàng (5,9%, hình tòa nhà). Hơn nữa, ngành du lịch và lữ hành cũng đóng góp gần bằng với ngành khai thác mỏ và gần bằng một nửa ngành dịch vụ tài chính, một trong những ngành đang nổi nhất hiện nay.

Thêm vào đó, du lịch quốc tế giúp tăng cường hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả, tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch quốc tế là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” và nó không yêu cầu quá nhiều yếu tố đầu vào như các ngành xuất khẩu khác. Hơn nữa những

27


khách quốc tế khi đã xác định đi du lịch đến các nước khác thì đều có tài chính, có khả năng thanh toán, thậm chí là cao, do đó khả năng thu hồi vốn là cao và lãi cũng cao. Những người làm du lịch quốc tế cũng không mất các chi phí như vận chuyển hàng hóa, giao hàng hay thuế xuất nhập khẩu. Việc thu hút khách du lịch quốc tế là một phương pháp để tăng thu ngoại tệ, từ đó làm tăng thu nhập quốc dân và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Vì vậy, phát triển du lịch quốc tế có thể được coi là một trong những ngành xuất khẩu có hiệu quả nhất.

Du lịch quốc tế cũng thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài và tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo bản tin “25 năm thu hút 211 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài” trên trang mạng của Tổng cục Du lịch năm 2013, tính đến hết tháng 2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD. Chính nhờ có khoản vốn đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã được chuyển dịch đáng kể. Cũng theo Tổng cục Du Lịch, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm 2011, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội); làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001 - 2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD). Đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chúng ta có thể thấy rất rõ nhiều hộ gia đình trước đây làm nông nghiệp cũng dần chuyển sang làm dịch vụ về du lịch. Ví dụ như ở Sa Pa hoặc Mai Châu, nơi được rất nhiều du khách quan tâm và biết đến với bản sắc văn hóa đậm nét cùng rất nhiều dân tộc sinh sống tại đây. Trước đây họ đều làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công với thu nhập rất thấp. Từ khi có du lịch, có khách quốc tế đến tham quan, họ đã biết tận dụng những truyền thống và cảnh quan vốn sẵn có để đưa vào khai thác du lịch. Họ dần chuyển sang làm hướng dẫn viên địa phương, làm nhà ngủ cho khách quốc tế, đưa các hoạt động văn hóa văn nghệ vào làm dịch vụ cho khách, những món ăn truyền thống cũng được đưa vào thực đơn cho khách, đời sống nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt nhờ các hoạt động dịch vụ du lịch. Hoạt động du

28


lịch quốc tế tại các địa phương cũng tạo nguồn ngân sách để có thể phát triển thêm các dịch vụ khác. Địa phương tận dụng làng nghề truyền thống phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong du lịch, ngoài ra còn có thể làm các sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch thu hút được tổng số vốn đầu tư là 609 triệu USD, cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2006. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các ngành kinh tế (2,75 tỷ). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch có quy mô và chất lượng cao tại các trung tâm du lịch lớn của nước ta đã được cấp phép. (Tổng cục Du lịch, Thu hút đầu tư: Du lịch đang “nóng”, 2007)

Bên cạnh việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp thì việc đầu tư gián tiếp cũng diễn ra mạnh mẽ. Quĩ VinaLand đã mua 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay. Còn Quỹ VinaCapital cũng đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội vào tháng 7/2006, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%.

Nhờ có lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đáng kể, ngành du lịch quốc tế đã và đang là một ngành thu hút vốn nhiều đầu tư vốn nước ngoài. Đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển, điều kiện còn nghèo nàn lạc hậu và thiếu vốn đầu tư thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần được đẩy mạnh.

Như vậy, có thể thấy ngành du lịch và lữ hành đang ngày càng khẳng định vai trò của mình một cách rõ rệt hơn trong ngành kinh tế, đóng góp một lượng không nhỏ vào GDP của thế giới hay chính là vào nền kinh tế toàn cầu.

Đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là những nước kém phát triển thì du lịch lại càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế. Ở các nước này, hầu như nông nghiệp và công nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, dao động từ khoảng 30% đến 40% mỗi ngành, ngành dịch vụ thì lại chưa được tập trung phát triển. So với các nước phát triển, họ luôn đặt ngành dịch vụ lên hàng đầu, ngành dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Ví dụ như ngành dịch vụ của Mỹ chiếm tỷ trọng trong GDP là 77,7%, của Anh là 78,8%, của Pháp là 78,9% trong khi đó

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí