Dịch Vụ Kinh Doanh Lữ Hành Và Các Hoạt Động Trung Gian:

13


Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển của khách du lịch thường do nhiều nhân tố chi phối. Ngoài nhân tố liên quan đến khách du lịch như khả năng chi trả, các dịch vụ, thời gian, trạng thái tâm lý, trước khi quyết định sử dụng loại phương tiện vận chuyển nào, khách du lịch thường xem xét kỹ các nhân tố sau đây liên quan đến dịch vụ vận chuyển: khoảng cách và thời gian của hành trình; trạng thái và mức độ tiện nghi của phương tiện; mức độ an toàn và tính hữu ích của phương tiện; các dịch vụ kèm theo được cung ứng; giá so sánh các dịch vụ được cung ứng; vị trí địa lý và mức độ biệt lập của điểm đến; mức độ cạnh tranh giữa các dịch vụ...

Ngành vận chuyển khách du lịch bao gồm: vận chuyển hàng không, vận chuyển đường sắt, vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thủy. Theo Chương VI, Mục 3, Điều 57 Luật Du lịch Việt Nam: “Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.” (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 61)

1.2.2.2. Dịch vụ lưu trú:

Theo chương I, điều 4 Luật Du lịch Việt Nam: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”. Thông thường, đây là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và cũng là hoạt động thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong khách sạn. Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 63). Tuy nhiên, hiện nay các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng, phù hợp với các loại địa hình khác nhau như:

- Motel: là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, với kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng phương tiện vận chuyển như mô tô và ô tô, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách.

- Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà (biệt thự hay Bungalow một tầng có cấu trúc gọn nhẹ) được qui hoạch, xây dựng thành các


khu riêng biệt: khu lưu trú, khu ăn uống, khu thương mại, khu đỗ xe, khu thể thao với các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết của khách du lịch theo giá trọn gói.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Bungalow: là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản.

- Nhà nghỉ, nhà trọ: là cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

- Biệt thư: là nhà kiên cố thấp tầng, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chỗ để phương tiện giao thông, sân vườn phục vụ khách du lịch lưu trú; là cơ sở lưu trú được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, làng du lịch hoặc tại thành phố.

1.2.2.3. Dịch vụ kinh doanh lữ hành và các hoạt động trung gian:

Dịch vụ kinh doanh lữ hành là dịch vụ thực hiện các hoạt động trung gian nối liền giữa khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ du lịch, có khả năng cung cấp cho khách những sản phẩm đồng bộ, trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch nhằm tạo ra cho khách hàng sự chủ động cao và hiệu quả trong các chuyến đi du lịch.

Có hai loại tổ chức kinh doanh lữ hành chủ yếu là đại lý du lịch và công ty lữ hành:

- Đại lý du lịch: là một tổ chức trung gian, thay mặt cho khách hàng sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch (các hãng vận chuyển, khách sạn, nhà hàng...) và nhận hoa hồng của các đơn vị này. Kinh doanh đại lý du lịch là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các công ty lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.

- Công ty lữ hành là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí... thành một sản phẩm chương trình du lịch (Tour) hoàn chỉnh, thông qua mạng lưới đại lý du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 71).


1.2.2.4. Các dịch vụ khác:

Bên cạnh các dịch vụ lưu trú và kinh doanh lữ hành, dịch vụ ăn uống cũng là một hoạt động quan trọng của điểm và khu du lịch. Đây là loại nhu cầu không thể thiếu đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống đã trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch. Tham gia phục vụ ăn uống có các loại hình như nhà hàng, quán bar, các quán café… tồn tại độc lập hoặc có thể là bộ phận trong các khách sạn, trên máy bay, tàu hỏa.

Ngoài ra, các điểm tham quan du lịch cũng là một yếu tố thiết yếu để thu hút khách du lịch. Đó thường là các địa điểm có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn hoặc những nơi các tài nguyên nhân tạo như: di tích văn hóa, di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa của địa phương, các làng nghề...

Sau khi đã tham quan và trải nghiệm các dịch vụ ăn uống, nhiều du khách sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí. Tại các điểm du lịch, các điểm tham quan du lịch góp phần vào việc quyết định lựa chọn của du khách, các hoạt động vui chơi giải trí sẽ làm tác động đến thời gian lưu lại của khách dài hay ngắn. Hoạt động của các công viên giải trí, sở thú, bách thảo, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, các khu vực mua sắm, sòng bạc… càng đa dạng, phong phú càng kích thích chi tiêu của khách, và như vậy sẽ mang lại nguồn thu cho điểm du lịch ngoài nguồn thu về lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

1.3. Khái quát về phát triển du lịch quốc tế trên thế giới:

Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn còn kéo dài ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới nhưng lượng khách quốc tế vẫn liên tục tăng như hình dưới đây:


Đơn vị: Tỷ USD


Hình 1 1 Lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2007 – 2015 1

Hình 1.1: Lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2007 – 2015

Nguồn: World Bank

Nhìn vào hình trên, chúng ta có thể thấy giai đoạn 2007 – 2009, lượng khách quốc tế khá bất ổn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2015, con số này tăng từ 0,95 tỉ USD lên đến 1,20 tỉ USD.

Theo UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 3,9% vào năm 2016, tăng thêm 46 triệu khách du lịch quốc tế so với năm 2015, theo đó doanh thu từ du lịch quốc tế cũng tăng lên với tốc độ tương tự. Đồng thời, năm 2016 là năm thứ 7 liên tiếp du lịch tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Theo ông Taleb Rifai, Tổng thư ký của UNWTO, ngành du lịch đã cho thấy sức mạnh phi thường và khả năng phục hồi nhanh chóng trong những năm gần đây, bất chấp nhiều thách thức, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh. Tuy nhiên, du lịch quốc tế đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ và góp phần tạo việc làm và phúc lợi cho cộng đồng trên toàn thế giới. (UNWTO, Sustained growth in international tourism despite challenges, 2017)

Cũng theo UNWTO, chia theo khu vực, Châu Á Thái Bình Dương (+8%) dẫn đầu trong tăng trưởng về khách du lịch quốc tế vào năm 2016 do nhu cầu từ thị trường trong và ngoài khu vực. Châu Phi (+8%) đã phục hồi trở lại sau hai năm phát


triển chậm chạp. Ở Châu Mỹ (+4%), những con số về phát triển vẫn tiếp tục được duy trì. Châu Âu (+2%) lại cho thấy những kết quả khá phức tạp với mức tăng trưởng gấp đôi ở một vài địa điểm bù lại cho sự sụt giảm mạnh mẽ ở một số nước khác. Ngoài ra, nhu cầu ở Trung Đông (-4%) cũng không đồng đều với kết quả khả quan ở một số điểm đến nhưng lại giảm ở một số điểm đến khác.

Cụ thể, các con số thống kê về du lịch quốc tế ở Châu Âu khá phức tạp ở các điểm đến khác nhau do những vấn đề về an ninh, an toàn. Lượng khách du lịch quốc tế năm 2016 ở Châu Âu đạt 620 triệu, tăng 12 triệu so với năm 2015. Trong khi đó, Châu Á Thái Bình Dương lại dẫn đầu trong việc đón khách du lịch quốc tế, lượng khách tăng 24 triệu so với năm 2015, nâng tổng số lượt khách lên 303 triệu. Sự tăng trường này được thể hiện rõ rệt ở bốn khu vực: Châu Đại Dương, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Lượng khách du lịch đến Châu Mỹ tăng 8 triệu lượt đạt 201 triệu lượt, không có nhiều thay đổi so với hai năm trước đó. Ở Châu Phi, sau hai năm gặp rắc rối liên tiếp, tổng số lượt khách quốc tế đã đạt 58 triệu năm 2016. Khu vực Trung Đông cũng nhận được số lượt khách tương tự như Châu Phi,

54 triệu lượt. (UNWTO, Sustained growth in international tourism despite challenges, 2017)

Theo xu hướng hiện tại, UNWTO dự kiến khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3% đến 4% vào năm 2017. Châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 2% đến 3%, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi 5% đến 6%, Châu Mỹ 4% đến 5% và Trung Đông 2% đến 5%, dao động khá cao trong các khu vực.

Theo báo cáo của Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Berlin năm 2016, du lịch quốc tế ở Châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng và bùng nổ trong năm 2017, Châu Á hiện đang là một khu vực hấp dẫn đối với các khách du lịch quốc tế, đặc biệt là các tiểu vùng: Châu Đại Dương, Đông Nam Á và Nam Á. Nhiều điểm đến đã ghi được những con số ấn tượng như Việt Nam (+36%), Hàn Quốc (+34%) và Nhật Bản (+24%). Đặc biệt, tiểu vùng sông Mekong đang nổi lên như một vùng du lịch phổ biến đối với các du khách. Tiểu vùng này bao gồm Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và một phần của Trung Quốc, đã đón 58,7 triệu lượt khách quốc tế năm

18


2015 so với 51,9 triệu lượt vào năm trước đó và 31,3 triệu lượt vào năm 2010. Riêng Myanmar đã tăng 490% từ năm 2010 đến năm 2015, tiếp đến là Campuchia (+91,5%), Thái Lan (+87%), Lào (+72%) và Việt Nam (+52%). Sự bùng nổ này là do xuất hiện những chặng vé giá rẻ và xu hướng phát triển DLBV hiện tại. Tiểu vùng các quốc gia sông Mekong cung cấp cho du khách những trải nghiệm về văn hóa độc đáo cũng như các sản phẩm du thuyền đi qua các nước khác nhau. Không nằm trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn thế giới, có thể nói Myanmar và Việt Nam cũng đã phát triển và gặt hái được những thành công nhất định trong việc phát triển du lịch quốc tế trong những năm gần đây.

1.4. Điều kiện phát triển du lịch quốc tế:

1.4.1. Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999).

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch; là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch; là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Hơn thế, tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 81)

Tài nguyên du lịch được phân chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các yếu tố như: địa hình, khí hậu, các cảnh quan du lịch tự nhiên và các di sản thiên nhiên thế giới.

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trọng quá trình phát triển. Nó gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn

19


nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn có thể thấy được qua các di tích lịch sử văn hóa, các tôn giáo, các lễ hội, các nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các điều kiện sinh sống hay các tập tục riêng, các sự kiện…

Việc phát triển du lịch quốc tế phải mang dấu ấn của con người hay nói cách khác chính là văn hóa, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch quốc tế. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết tận dụng nền văn hóa của mình để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

Như vậy, tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho hoạt động du lịch quốc tế hình thành và phát triển. Nó là đích đến của chuyến du lịch nên đồng thời cũng là động lực để “lôi kéo” khách du lịch quốc tế rời khỏi đất nước của họ để du lịch đến nước mình; do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch quốc tế. Một đất nước có khí hậu ôn hòa mát mẻ, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều di sản thiên nhiên thế giới, có những phong tục tập quán đặc sắc chắc chắn sẽ có điều kiện để phát triển du lịch quốc tế.

1.4.2. Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:

Chính trị là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch quốc tế. Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế và xã hội nói chung và quan hệ trao đổi du lịch nói riêng. Khách du lịch quốc tế sẽ có xu hướng đến tham quan các nước có sự bình ổn về chính trị bởi họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo cuộc sống của mình trong chuyến du lịch. (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr. 21)

Một đất nước hay có những biến cố về thiên tai, về xã hội (như đảo chính, cách mạng, sự kỳ thị dân tộc, các loại bệnh dịch,...) sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn

20


của khách cũng như khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị tàn phá,.. và vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng như các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch sẽ giúp các hoạt động kinh doanh du lịch được thực hiện đúng hướng và trơn chu. Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch, nó có thể kìm hãm sự phát triển này nếu đường lối được đưa ra sai lệch so với thực tế.

Những điều kiện trên ảnh hưởng trực tiếp và độc lập đến hoạt động du lịch, vì vậy, hoạt động du lịch chỉ phát triển khi tất cả các điều kiện đó ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

1.4.3. Kinh tế - xã hội:

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch quốc tế là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch quốc tế. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr.24)

Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Hơn nữa, kinh tế phát triển giúp cho đời sống con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu, nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ.Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí