Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2007 – 2015 16

Hình 1.2: Tổng đóng góp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014 26

Hình 1.3: Sự ảnh hưởng của một số ngành nghề đến việc làm trên toàn thế giới năm 2014 31

Hình 1.4: Số việc làm trực tiếp được tạo ra bởi một số ngành nghề theo khu vực năm 2014 32

Hình 2.1: Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar qua các năm 54

Hình 2.2: Đóng góp toàn bộ của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar qua các năm 54

Hình 3.1: Tổng đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam năm 2015 73

Hình 3.2: Tổng đóng góp của du lịch vào việc làm ở Việt Nam năm 2015 74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

WTTC

World Travel and Tourism

Council

Hiệp Hội Lữ Hành Thế Giới

GOM

Government of Myanmar

Chính phủ Myanmar

MOHT

Ministry of Hotel and Tourism

Bộ Du lịch và Khách sạn

Myanmar

ASEAN

Association of South-East

Asian Nations

Hiệp Hội Các Quốc Gia

Đông Nam Á

ADB

Asia Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

UNWTO

World Tourism Organization

Tổ chức du lịch Thế Giới

FDI

Foreign Direct Index

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

MTF

Myanmar Tourism Federation

Liên Đoàn Du lịch Myanmar

OECD

Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát

triển kinh tế

DLBV


Du lịch bền vững

DLCĐ


Du lịch cộng đồng

DLQT


Du lịch quốc tế

CSVCKTDL


Cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Du lịch nói chung hay du lịch quốc tế nói riêng hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, không chỉ các nước phát triển mà còn là các nước đang và kém phát triển. Nó như một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế. Mặc cho khủng hoảng tài chính toàn cầu, du lịch quốc tế vẫn tiếp tục tăng. Trên thực tế, du lịch quốc tế đã được phát triển khá lâu ở các nước phát triển như các nước Châu Âu, tuy nhiên ở nhiều nước châu Á và đặc biệt là các nước Đông Nam Á, du lịch quốc tế mới chỉ được chú trọng phát triển trong gần hai thập kỉ trở lại đây. Mặc dù Myanmar là một đất nước kém phát triển, còn chưa có tên tuổi trên thị trường quốc tế và còn nhiều mặt hạn chế nhưng bài luận văn chọn Myanmar là trọng tâm để nghiên cứu và đưa ra các bài học, giải pháp cho Việt Nam. Đã có rất nhiều bài luận văn so sánh về du lịch quốc tế giữa Việt Nam và Thái Lan hay giữa Việt Nam và Sin-ga-po. Không thể phủ nhận rằng ngành du lịch quốc tế ở hai nước này đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh, rất đáng để Việt Nam chúng ta học hỏi. Tuy nhiên, các đề tài này đều đã được nghiên cứu một cách sâu rộng nên không còn mang tính mới mẻ. Lựa chọn Myanmar, một đất nước chỉ vừa mới mở cửa và phát triển cách đây vài năm là một thách thức nhưng đã mang lại những điểm mới mẻ mà chưa có đề tài nào đề cập đến.

Bài luận văn cũng đưa ra những lý do mà tại sao một đất nước như Myanmar lại cần chú trọng vào phát triển du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm mũi nhọn để phát triển kinh tế, phân tích những mặt tích cực tiêu cực mà du lịch quốc tế mang đến cho Myanmar (chương 1). Du lịch quốc tế phát triển nhanh và rộng nhưng cũng cần phải đặc biệt chú ý đến chiều sâu. Bản chất của du lịch là tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và nguồn nhân lực để phát triển, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả những yếu tố này, do đó cần phải phát triển một cách bền vững và lâu dài cho các thế hệ sau. Điều này là vô cùng quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển, khi mà mục tiêu kinh tế đang được đặt cao hơn tất cả các mục tiêu khác, nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực và những hệ lụy và nhiều thế hệ sau chúng ta phải gánh chịu.


Từ việc đưa ra tầm quan trọng của phát triển du lịch quốc tế ở chương 1, bài luận văn đã nêu ra những yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế và thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar đặt trong bối cảnh kinh tế chính trị của nước này để từ đó đánh giá tác động hai mặt của du lịch quốc tế trong chương 2.

Đặt Myanmar trong sự so sánh với Việt Nam, một đất nước đã mở cửa gần 30 năm nay thì có vẻ không cân bằng, tuy nhiên mỗi nước có những điểm mạnh điểm yếu riêng, Myanmar trong quá trình mở cửa và phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch quốc tế đã có những thành công nhất định mà từ đó Việt Nam chúng ta nên học hỏi nước bạn một cách phù hợp. Đối với những điểm yếu, những hạn chế của Myanmar, Việt Nam nên nhìn nhận đó như một kinh nghiệm để hạn chế những mặt trái của du lịch quốc tế (chương 3).

Bài luận văn hi vọng đã đưa ra những cái nhìn mới hơn về đất nước Myanmar, về du lịch Myanmar và đề xuất một số giải pháp khả thi cho ngành du lịch Việt Nam dựa trên những bài học rút ra từ nước bạn.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, là cầu nối hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Trong thời đại hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu với tốc độ phát triển cao. Do đó ngành này đã được rất nhiều quốc gia chú trọng phát triển vì những lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội mà nó mang lại. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng ngày càng phát triển, trở thành một ngành dịch vụ quan trọng và có những đóng góp không nhỏ vào GDP của mỗi đất nước.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch toàn thế giới tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập từ du lịch tăng 3,8% vào năm 2011, khi mà bối cảnh kinh tế thế giới đang tăng trưởng một cách chậm chạp. Năm 2012, du lịch thế giới tiếp tục tăng lên gần 1 tỷ lượt khách và dự báo đến năm 2030, du lịch quốc tế sẽ tăng lên con số 1,8 tỷ lượt. Dự kiến trong 10 năm tới ngành du lịch sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm và đóng góp 10% vào GDP của toàn thế giới.

Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, ngành du lịch cũng đóng góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm trên toàn thế giới. Năm 2015, theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra hơn 107 triệu việc làm, chiếm 3,6% tổng số việc làm trên toàn thế giới. Đây là một con số không hề nhỏ bởi lẽ số việc làm ngành này tạo ra đã nhiều hơn cả ngành chế tạo ô tô và ngành ngân hàng (Chương 1, phần tác động của du lịch quốc tế đến xã hội).

Như vậy, du lịch quốc tế có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Do đó trong những năm gần đây, rất nhiều quốc gia đã có định hướng phát triển du lịch quốc tế là ngành mũi nhọn để thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Không nằm ngoài trong xu thế đó, Myanmar ngay từ khi bắt đầu công cuộc cải tổ và mở cửa nền kinh tế đã xác định mục tiêu phát triển du lịch quốc tế là ưu tiên hàng đầu. Nền chính trị của Myanmar từ năm 2011 đã có nhiều sự thay đổi và dần ổn định, thêm vào đó năm 2014 Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận lên Myanmar. Từ đây


Myanmar có nhiều điều kiện tốt để phát triển về mọi mặt. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giớ, năm 2015, chỉ sau 5 năm cải cách, Myanmar đã đón hơn 4 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar là 2.577,6 tỷ Kyat, tương đương với 3% đóng góp vào GDP.

Cũng giống như Myanmar, du lịch quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Mặc dù là một nước phát triển hơn Myanmar nhưng để so sánh về tốc độ trong 5 năm gần đây, khi mà Myanmar đã tự do hóa nhiều vấn đề thì Myanmar có tốc độ phát triển nhanh hơn Việt Nam. Tuy còn nhiều mặt hạn chế, Myanmar vẫn có nhiều thành công và đạt được những thành tựu nhất định mà Việt Nam nên học hỏi.

Nhận thức được tầm quan trọng, tính thời sự mới mẻ của vấn đề này cũng như hiệu quả của việc học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Myanmar đối với Việt Nam, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.

2. Tình hình nghiên cứu:

Ngày nay du lịch quốc tế đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới và có xu hướng phát triển nhanh không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang và kém phát triển. Do đó, chủ đề về du lịch quốc tế hay phát triển du lịch quốc tế đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu.

- Năm 2002, Ông Philip Peter – Phó hiệu trưởng Học viện Lexington đã có bài nghiên cứu về Du lịch Quốc tế - Động cơ mới cho nền kinh tế Cuba (International Tourism – New engine of the Cuban Economy). Bài viết đề cập đến bối cảnh Cuba lúc bấy giờ, sự phát triển vượt bậc của du lịch Cuba và các chiến lược phát triển du lịch tại thời điểm đó.

- Năm 2010, nghiên cứu về du lịch quốc tế tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo (International Tourism in OIC Countries) đã được xuất bản.Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra cái nhìn khái quát về du lịch quốc tế trên toàn thế giới, sau đó đi sâu vào du lịch quốc tế tại các nước thuộc Tổ chức Hợp

3


tác Hồi Giáo và đưa ra những ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 đến du lịch quốc tế.

- Bên cạnh đó, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã xuất bản những tài liệu về Những điểm nổi bật của Du lịch (Tourism Highlights) qua từng năm, Những xu hướng phát triển du lịch ở Châu Á (Asia Tourism Trend). Hội đồng Du lịch Thế giới cũng đưa ra các con số để phân tích sự ảnh hưởng của Du lịch tới nền kinh tế các nước Đông Nam Á qua từng năm (Travel & Tourism Economic Impact – South East Asia).

- Năm 2013, tác giả Linnea Hormander lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tại Myanmar” (Tourism Developopment in Burma) để làm khóa luận tốt nghiệp. Trong bài luận văn, tác giả đã đưa ra các khung lý thuyết (định nghĩa về du lịch, xu hướng du lịch, các ảnh hưởng của du lịch), tình hình của Myanmar và phân tích sự phát triển du lịch của Myanmar vào thời điểm đó.

- Ở Việt Nam, có rất nhiều bài viết của các tác giả về đề tài Phát triển du lịch quốc tế tại Thái Lan hoặc Singapo để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trong đó điển hình là bài “Kinh nghiệm phát triển Du lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam” của tác giả Thạc Sỹ. Nguyễn Minh Ngọc, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Tuy rằng đề tài về phát triển du lịch quốc tế không còn mới mẻ nhưng theo tìm hiểu của tác giả, đề tài này không trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố trước đó.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Myanmar để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu một số lý luận chung về du lịch quốc tế

Phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Myanmar

Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar và Việt Nam


- Phạm vi nghiên cứu:

Về cách tiếp cận nội dung: các báo cáo và các số liệu về du lịch Myanmar và Việt Nam chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu nhất định như lượng khách du lịch quốc tế, doanh thu từ du lịch, đóng góp GDP... nên tác giả giới hạn trong các chỉ tiêu đó để phân tích sự phát triển du lịch quốc tế của Myanmar và Việt Nam.

Không gian: Nội dung sẽ nghiên cứu về du lịch quốc tế của Myanmar và Việt Nam. Mặc dù có hai cách hiểu về du lịch quốc tế: khách quốc tế đến nước mình và khách nước mình đi ra quốc tế nhưng bài luận văn sẽ tập trung nghiên cứu khách quốc tế đến Myanmar và Việt Nam.

Thời gian: Do sau năm 2011, sự phát triển du lịch của Myanmar mới có những khởi sắc và một số số liệu có sẵn chỉ đến năm 2015 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài trong khoảng thời gian 2011 – 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Nguồn thông tin: Sách báo, tài liệu tham khảo, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài, tài liệu hội thảo và các báo cáo chuyên ngành của các tổ chức quốc tế.

- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

Phương pháp phân tích số liệu: từ các số liệu thu được về lượng khách du lịch quốc tế, doanh thu, tỉ lệ đóng góp vào GDP, số cơ sở lưu trú, tác giả đưa ra các phân tích về tình hình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar và Việt Nam.

Phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh: Trong bài luận văn, tác giả dùng hai phương pháp này để so sánh Myanmar với Việt Nam để từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của Myanmar mà Việt Nam có thể học tập, rút kinh nghiệm khi phát triển tại nước mình.

Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa: Sau khi đưa ra các thông tin như bối cảnh Myanmar, thực trạng phát triển du lịch quốc tế của Myanmar và Việt Nam, tác giả đã tổng hợp và khái quát hóa thành các ý lớn để từ đó thấy được những kết quả, hạn chế hoặc những cơ hội, thách thức của Myanmar và Việt Nam.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí