Bối Cảnh Mới Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Quảng Bình


không có trọng tâm, không có quy hoạch và chưa có những đầu tư tương xứng với tầm vóc di tích, lễ hội nên chưa đủ sức thu hút du khách. Các sản phẩm du lịch và hàng lưu niệm còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa mang tính đặc trưng địa phương. Chưa có sự liên kết giữa kinh doanh dịch vụ, du lịch với các làng nghề, các cơ sở, ngành nghề kinh tế khác phục vụ nhu cầu du lịch. Chưa chú trọng đầu tư phát triển các loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa lịch sử...để khai thác, sử dụng tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng về phát trển mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng, xã hội hóa du lịch gặp nhiều khó khăn.

- Đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch của tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu tính liên kết vùng, chưa đủ sức vươn ra thị trường ngoài tỉnh, nhất là thị trường quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp tập trung kinh doanh kinh tế đơn thuần, chưa chú trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tiềm năng du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó là sự đầu tư mất cân đối giữa cơ sở lưu trú, với hạ tầng du lịch, nhất là chưa quan tâm đến đầu tư các loại hình du lịch, khu vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm. Sản phẩm du lịch, các chương trình, tours, tuyến còn đơn điệu, kém hấp dẫn, chưa đủ sức vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.


CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

- Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không gây ít khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững.

+ Về cơ hội: Du lịch Quảng Bình có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn đầu tư, kêu gọi đầu tư nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ hiện đại, phát triển du lịch lữ hành, kết nối với các nước, các khu, điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực và thế giới. Có điều kiện để giới thiệu, quảng bá du lịch Quảng Bình ra thế giới, qua đó thu hút nhiều du khách du lịch quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Thách thức: Du lịch Quảng Bình khó cạnh tranh với các nước khi cơ sở hạ tầng, phương tiện còn lạc hậu, kém phát triển và kỹ năng phục vụ còn yếu.

- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến giảm nhu cầu đi du lịch và khả năng chi tiêu của du khách nước ngoài cũng như trong nước.

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 13

- Xu hướng phát triển du lịch thế giới ngày càng hiện đại, đa dạng, phong phú với nhu cầu ngày càng cao của du khách sẻ là thách thức lớn đối với du lịch Quảng Bình.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

- Những thành tựu đổi mới của đất nước, của tỉnh đã buộc ngành du lịch phải tự đổi mới, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời ngành du lịch có điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, kêu gọi thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và giữ gìn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường. Mặt khác, đời


sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện làm tăng nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch và khả năng chi tiêu cho du lịch của khách du lịch trong và ngoài nước.

- Những khó khăn về kinh tế - xã hội, nhất là lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, hạn chế đầu tư công, hậu quả của thiên tai, sự gia tăng tệ nạn xã hội... đó là những yếu tố bất lợi để phát triển du lịch theo hướng bền vững.

4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình

4.2.1. Quan điểm

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững phải đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu, lợi ích văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường mà du lịch đảm nhận.

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững của Quảng Bình phải được xác định trên cơ sở du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội mang những nội dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch Bắc Trung Bộ, du lịch cả nước, khu vực ASEAN và du lịch quốc tế.

- Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác có hiệu quả và thực hiện xã hội hóa các nguồn lực để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu phát triển du lịch của đất nước, thế giới.

- Tận dụng những cơ hội mới của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.

4.2.2. Mục tiêu

4.2.2.1. Mục tiêu chung

- Phát triển du lịch Quảng Bình tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, trở thành một trong các trung tâm du lịch lớn của cả nước.


- Tăng cường khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tao tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế dịch vụ, du lịch trong tổng GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Khách du lịch

- Năm 2020 đón 2,3 triệu lượt khách, trong đó có 86,0 ngàn lượt khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2016 – 2020 đạt 11,1%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 14,9%/năm.

- Năm 2025 đón 4,2 triệu lượt khách, trong đó có 189,0 ngàn lượt khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2020 – 2025 đạt 12,2%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 17,1%/năm.

- Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 3,66% (2020) và 4,52% (2025).

Giá trị gia tăng (GDP) du lịch

- Năm 2020 đạt 121,00 triệu USD, tương đương 2.360,00 tỷ đồng

- Năm 2025 đạt 308,60 triệu USD, tương đương 6.018,00 tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 21,8%/năm, giai đoạn 2020 – 2025 đạt 20,68%/năm.

Nhu cầu lao động

- Năm 2020: Nhu cầu lao động là 42.600, trong đó có 13.300 lao động trực tiếp

- Năm 2025: Nhu cầu lao động là 90.600, trong đó có 28.300 lao động trực tiếp

- Nhu cầu buồng

Trên cơ sở lưu trú bình quân của khách quốc tế và khánh nội địa, nhu cầu buồng lưu trú dự báo là:

- Năm 2020: 7.820 buồng


- Năm 2025: 16.330 buồng

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,4%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 là 16,3%/năm.

- Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP và nhu cầu đầu tư

- Năm 2020: tỷ trọng du lịch trong GDP tỉnh đạt 2,1%.

- Năm 2025: tỷ trọng du lịch trong GDP tỉnh đạt 2.3%.

Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 là 212,52 triệu USD và giai đoạn 2021-2025 là 525,28 triệu USD.

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

- Hoàn thiện và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa là biện pháp tuyên truyền, vừa là biện pháp quảng bá du lịch hữu hiệu, đồng thời tạo lập tính minh bạch cho môi trường phát triển du lịch.

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững gắn với việc giải quyết tốt các mối quan hệ và các cân đối lớn sau:

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh.

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển các ngành kinh tế khác.

+ Quy hoạch phát triển du lịch các vùng, khu, điểm du lịch chủ đạo, trọng điểm với quy hoạch các vùng phụ trợ, vùng sản xuất sản phẩm du lịch, làng nghề, cơ sở sản xuất phục vụ nhu cầu du lịch, dịch vụ...

+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển các loại hình du lịch lữ hành, dịch vụ, Tuor, Tuyến du lịch...


+ Quy hoạch phát triển du lịch gắn liền với việc giải quyết tốt mối quan hệ với cộng đồng dân cư địa phương, nhất là việc chia sẽ lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần dân cư, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sống, môi trường du lịch và môi trường sinh thái.

+ Quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững cần đặc biệt quan tâm vấn đề bảo vệ, giữ gìn thuộc tính tự nhiên, hạn chế các yếu tố, hoạt động nhân tạo tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch, nhất là giữ cho được môi trường tự nhiên của kỳ quan thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Từ quy hoạch tổng thể, chỉ đạo và tổ chức lập các quy hoạch chi tiết tại các khu vực ưu tiên đầu tư, tạo hành lang pháp lý để quản lý và đầu tư phát triển du lịch. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi và thu hút đầu tư vào các địa bàn trọng điểm và các địa bàn khác để phát triển du lịch.

- Công tác quản lý quy hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch, vì vậy cần tập trung:

+ Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các đối tượng quản lý cũng như các chủ thể quản lý.

+ Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý du lịch (như quy chế quản lý quy hoạch, quy chế quản lý các khu du lịch, quy chế xây dựng các công trình du lịch...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch. Đảm bảo mục tiêu là quy hoạch được duyệt làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, hạ tầng du lịch, quản lý kinh doanh du lịch, thị trường du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn để tham mưu và thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch. Chủ động phối hợp liên ngành,


liên vùng trong thực hiện quy hoạch cũng như khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trường.

4.3.2 Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch

4.3.2.1. Chính sách thuế

Có chính sách ưu tiên, miễn giảm hoặc không thu thuế (nhất là trong lĩnh vực đất đai) tại các khu vực, điểm có tiềm năng du lịch nhưng chưa thu hút được khách du lịch và các nhà đầu tư. Ưu tiên miễn giảm thuế, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất đối với các dự án ưu tiên tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

Nên có cơ chế, chính sách giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm, đồ ăn, đồ uống phục vụ khách du lịch và kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế.

4.3.2.2. Chính sách đầu tư

Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch từ nguồn vốn tỉnh, Trung ương và các nguồn vốn khác. Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, nghỉ dưỡng, vừa phục vụ nhu cầu dân cư địa phương, vừa phục vụ thuận tiện khách du lịch nhằm tăng tính hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách.

Tạo cơ chế thông thoáng để xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước được trực tiếp hoặc phối hợp khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Có chính sách khuyến khích và phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư của tư nhân với đầu tư của Nhà nước, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, mở rộng các hình thức thu hút đầu tư. Đảm bảo sự công bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tư, khai thác, kinh doanh giữa chủ đầu


tư, chủ thể quản lý hành chính lãnh thổ, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng...và cộng đồng dân cư địa phương.

4.3.2.3. Chính sách về thị trường

Triển khai nghiên cứu thị trường đối với các thị trường mục tiêu để có những cơ sở khoa học nhằm xây dựng cơ chế chính sách thích hợp giúp du lịch Quảng Bình thâm nhập và khai thác có hiệu quả các thị trường mục tiêu. Tập trung vào các thị trường chủ yếu sau:

Thị trường nước ngoài

- Thị trường các nước ASEAN: là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách nước ngoài đến Quảng Bình và trong thời gian tới tiếp tục có vai trò quan trọng đối với du lịch Quảng Bình vì: Vị trí và khoảng cách địa lý gần, có thể đi đường bộ, đường không, đường thủy, đường biển; thủ tục xuất nhập cảnh đơn giản, gọn; tiềm năng phát triển kinh tế cũng như mối quan hệ đầu tư và mối quan hệ hợp tác phát triển ngày càng tăng cường. Trong đó tập trung khái thác ở khía cạnh về du lịch văn hóa là xu hướng phát triển của du lịch Caravan; tiềm năng giá trị và sức hấp dẫn của khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Thị trường Hàn Quốc: là nước có nhu cầu du lịch nước ngoài cao nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh và chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại. Là một trong những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Các khu vực biển nhiệt đới là những điểm đến ưa thích nhất của du khách Hàn Quốc. Đối với du khách Hàn Quốc, tập trung khai thác ở khía cạnh: tham quan hang động, du lịch thám hiểm, du lịch tàu biển, nghỉ dưỡng cao cấp.

- Thị trường Nhật Bản: Là một trong những thị trường du lịch có quy mô lớn cả về số lượng và mức chi tiêu. Du lịch Quảng Bình tập trung khai thác khách du lịch Nhật Bản vào du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tắm biển, du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022