Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 15


hành và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ khác. Các đơn vị, cơ quan liên quan, nên hỗ trợ doanh nghiệp về nghiệp vụ, thông tin và cơ hội giao lưu, quảng bá với bên ngoài.

Cần quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, khác biệt và có giá trị cao, thu hút hấp dẫn du khách như: Tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch, du lịch Homestay, tắm đêm, phố mua sắm, phố ẩm thực, khu vui chơi giải trí cao cấp, các sự kiện du lịch, thể thao, các hoạt động văn hóa cộng đồng...

4.3.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch

- Kiện toàn bộ máy trung tâm xúc tiến du lịch. Dành một tỷ lệ hợp lý ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Thực hiện phối hợp liên ngành, liên vùng, đa dạng hóa các phương pháp và kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Xây dựng chương trình chiến lược và kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch chung toàn tỉnh, từng vùng, từng điểm, khu du lịch theo từng giai đoạn tại các thị trường mục tiêu trong nước và ngoài nước. Triển khai hệ thống cung cấp thông tin du lịch và hệ thống các trung tâm hướng dẫn theo mô hình các trung tâm, quầy thông tin du lịch miễn phí tại thành phố Đồng Hới, trung tâm huyện lỵ, khu trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, tại các đầu mối giao thông, các điểm dừng chân trên quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, sân bay Đồng Hới.

- Tận dụng tối đa vai trò quan trọng của hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh, TW, quốc tế trong tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư cần tuân theo hướng coi di sản là cốt lõi kết hợp với các giá trị đặc thù, các giá trị


thẩm mỹ, giá trị địa chất, giá trị sinh học đã được UNESO công nhận, các giá trị văn hóa truyền thống, tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch Quảng Bình...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

4.3.6. Xã hội hóa du lịch và phát triển du lịch cộng đồng

- Kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế và công đồng dân cư địa phương tham gia hoạt đông dịch vụ du lịch bằng nhiều hình thức như: Góp vốn cổ phần với doanh nghiệp nhà nước, đầu tư BOT, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, công ty TNHH kinh doanh dịch vụ, du lịch, thực hiện du lịch Homestay, du lịch bản, làng....

Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững - 15

- Thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, khôi phục, tôn tạo và phát huy các giá trị của thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

- Tập trung phát triển các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch là một trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến phát triển du lịch bền vững, Sự phối hợp các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, thiết lập và duy trì mối quan hệ với cộng đồng địa phương là cần thiết. Do vậy cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, quan tâm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, văn hóa ứng xử và chất lượng phục vụ, tính chuyên nghiệp cao. Thực hiện kinh doanh đúng quy định của pháp luật, công khai minh bạch và cam kết không tăng giá, ép giá khách. Cùng với cộng đồng địa phương và nhà nước chia sẽ lợi ích, lợi nhuận thu được từ kinh doanh du lịch, phải góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

4.3.7. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững

Hợp tác liên kết là một yêu cầu quan trọng và đặc biệt cần thiết, cấp bách trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua các hoạt động hợp tác liên kết để chia sẽ thông tin, học hỏi kinh nghiệm, tuyên truyền quảng bá, xúc


tiến du lịch và tổ chức các hoạt động dịch vụ, du lịch có hiệu quả giữa các quốc gia, các địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch.

Trước mắt, cần phải liên kết chặt chẽ với hệ thống di sản thế giới. Tổ chức giao lưu, hội nhập học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, khai thác, phát huy các giá trị du lịch. tiếp thu khoa học kỷ thuật, công nghệ du lịch tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Du khách là người tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên du lịch, là người sử dụng cuối cùng môi trường. Du khách rất đa dạng, nhiều tầng lớp, có trình độ, nhận thức, nhu cầu, sở thích và mức độ chi tiêu khác nhau, nhưng du khách là người quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch và phát triển du lịch bền vững. Vì vậy việc hợp tác, liên kết với du khách là việc làm rất cần thiết. Do đó cần cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, trung thực, hỗ trợ các phương tiện, điều kiện đảm bảo an toàn, thỏa mãn nhu cầu cho du khách. Đồng thời sự phản ánh, đóng góp ý kiến của du khách về các lĩnh vực dịch vụ, du lịch góp phần để nhà nước, doanh nghiệp rút kinh nghiệm, có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và từ đó góp phần phát triển du lịch bền vững.

4.3.8. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường du lịch

Tài nguyên du lịch và môi trường du lịch là những yếu tố hết sức quan trọng, có tác động qua lại và quyết định sự thành bại của phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. trước mắt cần tập trung:

- Xây dựng đề án bào vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nâng cao năng lực ứng phó với các sự cố tác động xấu đến tài nguyên, môi trường du lịch toàn tỉnh, từng vùng miền, khu, điểm du lịch.


- Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các công trình, dự án đầu tư vào dịch vụ, du lịch và các hoạt động du lịch, nhất là các khu, điểm du lịch trọng điểm.

- Khắc phục tình trạng khai thác quá mức hiện nay đối với một số điểm du lịch trong khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Xây dựng quy chế điều tiết số lượng phương tiện và số lượng khách du lịch đến thăm hang động trong ngày và giờ cao điểm. Mở rộng, phát triển thêm nhiều tuyến, điểm, chương trình du lịch mới để thu hút khách và giảm áp lực đối với các tuyến, điểm trọng điểm hiện nay. Hạn chế và tiến tới không cấp phép đầu tư các dự án có quy mô lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực di sản, ưu tiên đầu tư ra các khu vực phụ cận.

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường và Quy chế 02/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chống các hành vi xả rác bừa bãi, phá hoại cảnh quan hang động, chặt phá cây xanh, thảm thực vật, đốt rừng, không xây dựng các công trình phi tự nhiên, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường nước, môi trường sinh thái.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn xanh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch. Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch áp dụng các dự án thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc bảo vệ môi trường.

4.3.9 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo hướng bền vững

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú và nội dung hướng đến nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, du khách và người quản lý, kinh doanh dịch vụ, du lịch về phát triển bền vững, ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào mọi hoạt động liên quan đến phát triển


du lịch, chia sẽ công bằng lợi ích từ phát triển du lịch dịch vụ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị tài nguyên, môi trường du lịch một cách bền vững.


KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng cao. Du lịch đã, đang và sẽ tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế và thu nhập quốc dân. Ngày nay, phát triển du lich bền vững là một xu thế của thời đại hội nhập quốc tế, là mục tiêu đặt ra cho nhiều quốc gia và nhiều địa phương trong cả nước. Mục tiêu của du lịch bền vững là phát triển, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, tạo việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu của du khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp quan trọng vào GDP, duy trì, bảo vệ môi trường.

Quảng Bình là địa bàn có tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng, độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, chứa dựng nhiều yếu tố về nội dung và cấu trúc hình thái để thiết lập các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao – giải trí và du lịch hỗn hợp.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh đã nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kinh tế du lịch, từ đó đã quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn. Hoạt động du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng, góp phần mạnh mẽ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, du lịch Quảng Bình phát triển chưa mạnh, chưa khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, lợi thế về tài nguyên du lịch của địa phương. Hoạt động du lịch chưa phát triển đồng đều khắp địa bàn tỉnh, hiệu quả chưa cao và còn nhiều hạn chế, bất cập.


Có thể khẳng định rằng sự phát triển du lịch của Quảng Bình còn thiếu bền vững ở tất cả các khía cạnh của khái niệm này. Để thúc đẩy du lịch Quảng Bình phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới, Tỉnh Quảng Bình cần thực hiện đầy đủ, tổng thể các giải pháp: Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch; Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; Tổ chức không gian du lịch và phát triển sản phẩm du lịch; Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch; Xã hội hóa du lịch và phát triển du lịch cộng đồng; Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững; Quan tâm bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường du lịch; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo hướng bền vững./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Lê Ánh, 2005. Môi trường xã hội nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững. Tạp chí du lịch Việt Nam,số 4.

2. Lê Thanh Bình, 2012. Định hướng phát triển du lịch Quảng Bình

Nhìn từ Quy hoạch tổng thể. Quảng Binh Travel.vn.

3. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, 2007. Văn kiện Đại hội toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Cảnh, 2010. Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn Thạc sỹ. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2012.

6. Nguyễn Tuấn Dũng, 2012. Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ. Học viện Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng.

7. Trần Tiến Dũng, 2002. Các chiến lược phát triển du lịch. Tạp chí Du lịch Việt Nam.

8. Trần Tiến Dũng, 2003. Du lịch Quảng Bình – Những giải pháp phát triển bền vững. Tạp chí du lịch Việt Nam.

9. Trần Tiến Dũng, 2005. Hoạt động du lịch và những giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Người làm báo.

10. Trần Tiến Dũng, 2006. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc doanh Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng Bộ tỉnh Quảng Bình, 2010. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đồng Hới.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí