Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 13


+ Lễ hội bơi trải đền Đào Xá xã Đào Xá;

+ Hội vật trong lễ hội đền Ngọc Sơn xã Thạch Đồng.

4.4. Một số giải pháp

4.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

- Cơ chế và chính sách đầu tư

Tập trung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; trong đó ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng then chốt tại khu du lịch nước khoáng nóng thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên; công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch (đường giao thông, điện lực, thông tin truyền thông, chương trình nông thôn mới, hệ thống cấp, thoát nước, thu gom xử lý rác thải, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa).

Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật vào kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.

Huy động nguồn lực các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển kinh tế du lịch, tăng cường thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tạo một cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch. Đây cũng là một hàng hoá xuất khẩu đặc biệt có giá trị kinh tế cao cần được ưu đãi, tạo điều kiện phát triển. Giản đơn hoá các thủ tục hành chính đối các loại hình cấp phép, thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt các thủ tục liên quan đến chính quyền địa phương như giấy xác nhận, giấy chứng nhận, biên bản do UBND


Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 13

huyện tiến hành kiểm tra. Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực phù hợp với nhu cầu và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập.

Thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có vai trò lớn trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh và theo quy hoạch. Các hình thức ưu đãi có thể là giảm lãi xuất vay vốn, miễn giảm thuế. Các doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi là:

• Các doanh nghiệp đầu tư vào các loại hình kinh doanh còn thiếu vắng, song lại mang tính hấp dẫn và tạo ra được thế cạnh tranh cao cho ngành trên thị trường cạnh tranh hiện tại và tương lai.

• Các doanh nghiệp đầu tu vào các khu du lịch còn chưa phát triển, xa trung tâm, có ý nghĩa trong chiến lược phát triển ngành, hiện tại hiệu quả mang lại thấp. khả năng thu hỏi vốn lâu.

• Các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trong cạnh tranh quốc tế. Đối với các loại doanh nghiệp này đòi hỏi quy mô và vốn lớn, do vậy nhà nước có thể tạo điều kiện sát nhập các công tv nhỏ, thành lập các cõng ty mẹ - con, nhà nước tạo điêu kiện mua bán cỏ phần để tạo von và chia sẻ rủi ro, tạo điểu kiện trong quá trình liên doanh. liên kết. tham gia các hiệp hội...

• Bên cạnh việc ưu tiên các dự án đầu tư vào khu vui chơi giải trí đê giảm dẩn tính mùa vụ thì nhà nước cũng cẩn có chế độ ưu đãi về thuế cho các cơ sở các doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào mùa vụ. Bởi lẽ trong một năm hầu như các cơ sở đó chì kinh doanh hai đến ba tháng trong khi các cơ sờ vật chất kỹ thuật, tiền lương, điện nước... vẫn phải duy trì quanh năm nên hiệu quả rất thấp.

- Cơ chế chính sách về phát triển nhân lực.

Cơ chế thu hút và sử dụng có hiệu quà nguồn nhãn lực đù đức tài, có năng lực hoàn thành tốt nhất chức năng và nhiệm vụ được phân cóng. Có biện pháp đòn bẩy kinh tế đối với những lao động mang lại hiệu quả, phân biệt quyển lợi và vị trí công tác đối với các trình độ lao động.


- Cơ chế chính sách về thị trường

- Hỗ trợ từ ngân sách và ưu tiên đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch Phú Thọ.

- Xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá, thông qua chính sách tài khoá cho hoạt động này, đặc biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh Phú Thọ.

- Chính sách xã hội hóa du lịch

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức như: góp vốn cổ phần với doanh nghiệp nhà nước, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với tư nhân hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

4.4.2.Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của huyện

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; du lịch văn hoá tâm linh; du lịch cộng đồng... nhằm thỏa mãn nhu cầu và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách, tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động du lịch.

- Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh: Tiếp tục tổ chức và quảng bá lễ hội đền Lăng Sương, đình Đào Xá, đền Tam Công, đình Hạ Bì Trung. Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan đang là thế mạnh của huyện, hát Ghẹo truyền thống xã Đào Xá, hát Chèo xã Đoan Hạ, diễn xướng cồng chiêng, hát Ví, hát giang dân tộc Mường xã Yến Mao, Phượng Mao. Kết nối các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa để hình thành tour tuyến phục vụ khách du lịch: Kết nối các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: đình, đền Đào Xá, khu di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, đền Lăng Sương, tượng Đài chiến thắng Tu Vũ và thưởng thức chương trình hát Xoan cửa đình, cồng chiêng, hát ghẹo, hát chèo truyền thống, nhạc đường Bá Phổ với 425 nhạc cụ dân tộc đặc sắc.


Tổ chức các tour du lịch mùa lễ hội giới thiệu các lễ hội truyền thống, dân gian tiêu biểu đặc sắc: Lễ hội truyền thống, lễ hội “Bò thui” đền Lăng Sương, rước voi đình Đào Xá; bơi chải xã Đào Xá, Xuân Lộc, Thạch Đồng, Đoan Hạ, Đồng Luận; cướp “Cây Bông” đình La Phù. Môn thể thao truyền thống: bắn nỏ, vật dân tộc, các trò chơi dân gian như đập niêu, bịt mắt bắt dê, ném còn, đu tiên... Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch khôi phục lễ hội vật đền Ngọc Sơn xã Thạch Đồng; múa rối cạn xã Xuân Lộc.

- Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: Tâp

trung khai thác

giá tri ̣của nước khoáng nóng Thanh Thủy để xây dưng sản phẩm du lich nghỉ

dưỡng chữa bệnh như: Tắm khoáng, ngâm bùn, tắm thuốc bắc... Khai thác hiêụ quả dự án khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, khu du lic̣ h sinh thái Vườ n Vua…

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dưng các khu vui chơi giải trí

cao cấp, các khu phim trường, sân golf trên địa bàn huyên để tăng thêm tinh́

phong phú, hấp dân của sản phẩm du lic̣ h nghỉ dưỡng vui chơi giải trí.

- Du lịch cộng đồng văn hóa Mường tại 2 xã Yến Mao, Phượng Mao: Xây dựng không gian văn hóa dân tộc mường, khuyến khích người dân cải tạo nhà ở, công trình vệ sinh, chuồng trại để kinh doanh dịch vụ homestay du lịch trải nghiệm. Khôi phục các giá trị nghệ thuật đặc sắc dân tộc Mường: diễn xướng cồng chiêng, hát ví, hát rang. Nghệ thật ẩm thực dân tộc: bò thui, lợn quay, rượu cần, bánh cá, bánh kiến, măng chua, bánh sừng bò, xôi ngũ sắc,.. các môn thể thao dân tộc: ném còn, đập niêu, bắn nỏ.

Kết nối các tour du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với du lịch trải nghiệm cộng đồng dân tộc Mường. Xây dựng các chương trình nghệ thuật khai thác nghệ thuật hát Xoan, Ghẹo, dân ca, văn hóa cồng chiêng, chèo cổ, không gian văn hóa nhạc cụ dân tộc tại nhạc đường Bá Phổ - bảo tồn trình diễn 425 loại hình nhạc cụ dân tộc đặc sắc... để phục vụ và thu hút du khách.

- Sản phẩm quà lưu niệm, tham quan, trải nghiệm các làng nghề

truyền thống: Tổ chứ c các cuôc

thi thiết kế quà tăṇ g, hàng lưu niêm

du lic̣ h


của huyện Thanh Thủy. Xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút các tổ chứ c, cá nhân

trên trong và ngoài huyện đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đăc

trưng

của đia

phương phuc

vu ̣ du khách. Xuất bản những cuốn sách giới thiệu về

các di tích lịch sử cấp quốc gia giới thiệu với du khách mọi miền. Tiếp tục đẩy mạnh khôi phục phát triển các làng nghề, làng có nghề theo sản phẩm, tạo các sản phẩm truyền thống độc đáo nhằm cung ứng sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách: Tương làng Bợ xã Thạch Đồng, Đậu trắng Tu Vũ, nấm mộc nhĩ Đoan Thượng… quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, phát triển sản xuất nông sản sạch vừa phục vụ tham quan du lịch, mua sắm, vừa phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.

- Hình thành và khai thác hiệu quả tour tuyến phục vụ du khách

Xây dựng tua tuyến du lịch nội huyện trên cơ sở có sự liên kết phối hợp giữa các điểm du lịch:

- Tua 1: Đảo Ngọc Xanh - Vườn Vua Rersort - DTLS quốc gia đền Lăng Sương - Văn hóa cộng đồng dân tộc Mường, diễn tấu cồng chiêng xã Yến Mao - Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - Đảo Ngọc Xanh.

- Tua 2: Đảo Ngọc Xanh - Làng nghề tương Bợ xã Thạch Đồng - DTLS quốc gia đình Đào Xá - đền Tam Công - Khu di tích lưu niệm Bác Hồ về thăm Đào Xá - Cây di sản xã Tân Phương - Đảo Ngọc Xanh.

Xây dựng các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với địa danh tỉnh Hòa Bình, Ba Vì - Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai... các huyện Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Việt Trì... Mời các chuyên gia, nhà đầu tư, các doanh nghiệp có tiềm năng, tâm huyết, trách nhiệm về làm du lịch tại huyện.

Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên có tính chuyên nghiệp tại các điểm du lịch: Đền Lăng Sương; tượng đài chiến thắng Tu Vũ; di tích lưu niệm vườn cây Bác Hồ; Đảo Ngọc Xanh; Vườn Vua...

4.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng nghề du lịch tại các khu điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng trên địa bàn


huyện như: Hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại điểm, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân, homestay... nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động du lịch trên địa bàn về phát triển du lịch một cách bền vững có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Thực hiện liên kết, phối hợp đào tạo, đào tạo lại nghề du lịch giữa đơn vị kinh doanh du lịch và các trường đào tạo có chuyên ngành về du lịch…

Chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở, đơn vị kinh doanh dịch vụ tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi học nghề, trung học chuyên nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch, thương mại, dịch vụ.

Phối hợp với Sở LĐTB&XH, Trung tâm dạy nghề Sông Đà, Trung tâm dạy nghề Thanh Thủy mở các lớp dạy nghề thương mại - du lịch tại huyện theo hình thức liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học. Xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch những năm tới, đặc biệt là đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên và tư vấn du lịch, đội ngũ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch, công nhân lành nghề thuộc lĩnh vực thương mại - du lịch.

Tổ chức tập huấn, tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch và các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn.

4.4.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phương thức, nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá du lịch của huyện. Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, hiệp hội du lịch tỉnh, trang


web, trang thông tin điện tử, các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương để thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá. Xây dựng website về du lịch Thanh Thủy. Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, sự kiện về du lịch, tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh du lịch của huyện nhà.

Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp du lịch các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện tham gia vào hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng nội dung để thuyết minh, hướng dẫn ở các khu du lịch, điểm tham quan du lịch theo chủ đề phù hợp truyền thuyết và đặc thù của từng khu, điểm du lịch nhằm tạo sự đa dạng liên hoàn sản phẩm, góp phần tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

Xây dựng các trang website giới thiệu các di tích lịch sử, các khu du lịch, vui chơi, giải trí; phát hành các ấn phẩm quảng bá hấp dẫn về du lịch như: tập gấp, bản đồ du lịch chi tiết các địa danh, nhà hàng, khách sạn, điểm đến du lịch...phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ, các lễ hội du lịch trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương. Xây dựng biển quảng cáo tuyên truyền tấm lớn đặt ở khu di tích lịch sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì và ở các địa điểm giáp danh như: xã Tu Vũ, xã Đào Xá, thị trấn Thanh Thủy, xã Đồng Luận.

Tổ chức các hội thi sáng tác Logo du lịch Thanh Thủy, sáng tác âm nhạc, thơ ca về quê hương Thanh Thủy. Xây dựng biển quảng cáo tuyên truyền lớn ở các địa điểm giáp danh như: Xã Tu Vũ, xã Đào xá, thị trấn Thanh Thủy, xã Đồng Luận. Xây dựng cổng trào đón chào khách du lịch ở Xuân lộc, Trung Nghĩa, thị trấn Thanh Thủy.

Tích cực tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo, giáo dục môi trường bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để


phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.

4.4.5. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch

- Mở rộng hợp tác, liên kết vùng: Phối hợp liên kết vùng với các địa phương nói chung và Thanh Thủy nói riêng trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ...

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường: Cần phải xây dựng các chiến lược về sản phẩm để mở rộng thị trường với việc xây dựng đan xen sản phẩm và thị trường với nhau, như: Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ; chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ; chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp và hợp tác liên ngành để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn mà bản thân ngành du lịch Thanh Thủy không có khả năng độc lập thực hiện được như cơ sờ hạ tầng của huyện còn kém, thú tục đăng ký kinh doanh còn nhiều phức tạp... Điều đó cho thấy sự phối họp liên ngành liên vùng là cần thiết, trong đó UBND huyện đóng vai trò cùng các ngành ủng hộ. tháo gỡ tạo môi trường cho du lịch có thể phát triển thuận lợi . Chẳng hạn: UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa và thông tin chủ động cùng các ngành hữu quan xúc tiến phối hợp đưa ra những kế hoạch đầu tư nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử, Bảo tồn danh thắng, phục hồi các hoạt động lễ hội , phát triển các hình thức.

Đối với mối quan hệ liên vùng: Phối hợp với các huyện như Thanh Sơn, Tam Nông, Tân Sơn (Phú Thọ) Ba Vì (Hà Nội),... đế cùng hỗ trợ cho nhau trong hoạt động du lịch: xây dựng chương trình phù hợp, nối tour, tuyến, thuận lợi cho du khách, tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển du lịch của cả hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của các đơn vị hoạt động, cùng tháo gỡ các khó khăn để tìm kiếm sự thống nhất về cơ chế

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023