Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 14


phối hợp và cơ chế lợi ích, mà tính pháp lý của nó được thế hiện bằng các văn bản thỏa thuận được ký kết giữa các bên có quan hệ.

Tăng cường chủ động phối hợp cùng các ngành hữu quan trong việc tạo ra cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch cũng như sự tiêu dùng của khách du lịch, đưa hoạt động du lịch vào nề nếp.

4.4.6. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, dịch vụ du lịch, quản lý về đất đai, về khai thác tài nguyên, sử dụng hợp lý nguồn nước khoáng nóng tự nhiên, chống ô nhiễm không khí, nguồn nước, có biện pháp xử lý chất thải hữu hiệu. Làm tốt công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

Quản lý giá cả, lành mạnh hóa môi trường du lịch, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh và quản lý tốt các đối tượng xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định của nhà nước trong kinh doanh, tổ chức sắp xếp các hoạt động dịch vụ, buôn bán theo hướng văn minh lịch sự và có trật tự. Đồng thời có biện pháp chế tài, xử lý các hành vi ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Tổ chức kiểm tra tình hình an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các điểm du lịch.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống cây xanh, hoa ở nơi công cộng, khu du lịch, các hộ dân góp phần hấp dẫn, thu hút khách và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch theo tiêu chuẩn của tổng cục du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm. Đặc biệt tại các vùng lễ hội.


Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân và du khách tham gia bảo vệ và nâng cấp môi trường, cảnh quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện: hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch. Xử lý các cơ sở kinh doanh không theo đúng quy định của pháp luật và tăng giá trong mùa du lịch. Có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến cho người dân không khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên. Tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng trên địa bàn huyện trong việc thực hiện điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Thanh Thủy dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND huyện; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch huyện để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng,..

4.5. Kiến nghị

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 14

4.5.1. Đối với Tỉnh ủy - HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ

- Ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử-văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn huyện; giúp đỡ ngành du lịch huyện các công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch.v.v…; khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chương trình đưa khách du lịch đến Thanh Thủy và tạo điều kiện thuận lợi để Thanh Thủy tham gia các chương trình du lịch dịch vụ vùng và kết nối các chuỗi du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Đầu tư tuyến giao thông liên xã phía Tây Nam huyện Thanh Thủy (Đoạn Hoàng Xá - Tu Vũ);Hỗ trợ vốn, cải tạo, nâng cấp đường liên xã Bảo Yên - Sơn Thủy - Hoàng Xá; Cải tạo, nâng cấp đoạn đường 316B từ Tân Phương đi Hưng Hóa -Tam Nông;


- Hệ thống đường điện chiếu sáng công cộng trên đường tỉnh lộ 317 đoạn từ Đoạn Hạ - Tượng đài chiến thắng Tu Vũ;

- Cải tạo các dự án tâm linh: Đền Lăng Sương, Cụm đình đền Đào Xá;

- Kéo dài tuyến xe buýt đến tượng đài chiến thắng Tu Vũ. (hiện nay mới đến Đảo Ngọc Xanh).

4.5.2. Đối với Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Thọ

Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp của huyện, chia sẻ thông tin, thị trường, tạo tua, tuyến du lịch từ các nơi đến Thanh Thủy, nhằm thu hút khách du lịch.

Phối hợp với chính quyền các cấp của huyện trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp quảng bá, tuyên truyền về du lịch Thanh Thủy, tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia vào hoạt động du lịch cũng như tạo các sản phẩm phục vụ du lịch.


KẾT LUẬN

Du lịch Thanh Thủy với nhiều tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch đã và đang định hướng phát triển lâu dài trở thành điểm sáng du lịch của tỉnh Phú Thọ và cả nước, từng bước hình thành các sản phẩm du lịch có chất lượng và nâng dần sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, với lợi thế là nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước khoáng nóng vô cùng quý hiếm. Đây là lợi thế hết sức to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có ngành du lịch.

Qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy trong những năm qua, có thể thấy, du lịch Thanh Thủy phát triển đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của du lịch tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên sự phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng. Du lịch Phú Thọ nói chung và Thanh Thủy nói riêng đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn và bước phát triển mang tính đột phá. Việc phát triển du lịch huyện Thanh Thủy đến năm 2020 là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, các định hướng phát triển kinh tế-xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc đưa ra những giải pháp phát triển du lịch huyện Thanh Thủy, tác giả đi sâu nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả sau:

- Thứ nhất, đã hệ thống hóa các kiến thức lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Thứ hai, phân tích những thành công cũng như hạn chế trong phát triển du lịch huyện Thanh Thủy. Đặc biệt, nhận định những nguyên nhân của nó để đưa ra các giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.


- Thứ ba, trên cơ sở quan điểm, định hướng phát triển của huyện, học viên đã đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Thanh Thủy.

Qua nghiên cứu, luận văn cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin khoa học về phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy đi từ cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu đến thực trạng và đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, trong điều kiện có hạn về trình độ chuyên môn, nguồn số liệu còn hạn chế và khả năng tổng hợp phân tích về thực trạng du lịch huyện Thanh Thủy trong thời gian qua chưa thật đầy đủ và sâu sắc, vì vậy đề tài không tránh khỏi những hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện bài luận văn được tốt hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: thực tiễn và giải pháp”, Văn phòng Bộ Văn hoá - Thông tin, Báo Văn hoá, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.

2. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Cao Sỹ Kiêm (2002), “Cần có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tr.8.

4. Huyện ủy Thanh Thủy (2016), Nghị quyết phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (NQ số 03/NQ- HU ngày 28/01/2016 )

5. Huyện ủy Thanh Thủy (2009) Nghị quyết về phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2030. (Số 10-NQ/HU ngày 14/12/2009)

6. Huyện ủy Thanh Thủy (2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 10- NQ/HU ngày 14/12/2009 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020.

7. Quốc hội (2005), Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn.

8. Th.s Trần Thị Thúy Lan và CN Nguyễn Đình Quang (2005) Giáo trình môn Tổng quan Du lịch của nhà xuất bản Hà Nội.

9. Tổng cục du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

10. Tỉnh ủy Phú Thọ (2011) Nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2016, định hướng đến năm 2020 (Số 01/NQ-TU, ngày 02/06/2011)

11. UBND huyện Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ (2015) Báo cáo tổng kết 5 năm công tác du lịch huyện Hạ Hòa giai đoạn 2011- 2015 (số 15/BC- UBND ngày 25/5/2015)


12. UBND huyện Mộc Châu- tỉnh Sơn La (2014) Báo cáo công tác du lịch huyện Mộc Châu- Tỉnh Sơn La (số125/BC- UBND ngày 18/6/2014 )

13. UBND huyện Thanh Thủy (2011), Đề án về phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.(số 768/ĐA-UBND ngày 15/9/2011)

14. UBND huyện Thanh Thủy (2016), Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy đến năm 2020.

15. UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 02/01/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010; phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch 2011- 2015 (số 100/BC ngày 11/10/2011).

16. UBND tỉnh Phú Thọ (2016), Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023