Bối Cảnh, Mục Tiêu Và Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Của Hải Phòng


du lịch Hải Phòng một cách quy mô, chưa tham khảo và tranh thủ ý kiến các chuyên gia, tư vấn cả trong và ngoài nước đối với phát triển du lịch thành phố.

Hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch còn yếu, chưa chủ động, tích cực và hình ảnh đang mờ nhạt. Kinh phí dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch còn thấp. Công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá xúc tiến chưa được tổ chức thường xuyên, còn mang tính chất thời vụ; hình thức tuyên truyền, quảng bá còn đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa có chiến lược, hệ thống, chất lượng thấp, mới ở phạm vi trong nước và một số địa phương giáp biên với Trung Quốc. Việc xây dựng các chương trình xúc tiến du lịch ở các thị trường nước ngoài rất khó khăn. Nhiều thị trường du lịch ngoài nước và ngay cả trong nước cũng thiếu thông tin và hình ảnh về Hải Phòng. Đến cuối năm 2010 mới xây dựng được trang Website du lịch Hải Phòng. Việc phối hợp giữa các cơ quan thông tin tuyên truyền với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch chưa chặt chẽ. Nhận thức của một số cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch còn rất yếu cả về đầu tư kinh phí, hình thức, nội dung, phương thức tuyên truyền, quảng bá; đôi lúc chỉ coi đó là quảng cáo nên thiếu sự đầu tư chiến lược và phối hợp, hỗ trợ nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Liên kết, hợp tác trong quảng bá, xúc tiến du lịch chưa chặt chẽ, thường xuyên; việc hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh,… chưa mang lại kết quả tương xứng. Mối liên hệ công tác chuyên ngành giữa Sở với Hiệp hội Du lịch thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành chức năng liên quan thiếu đồng bộ và chưa có các chương trình tổng thể phát triển du lịch trong dài hạn.

Sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Phòng và các dịch vụ bổ trợ còn nghèo nàn, chưa có các thương hiệu mạnh, chậm hình thành các tuyến du lịch mới, chưa có nhiều tuyến du lịch liên thông với các địa phương trong vùng và quốc tế. Việc gắn kết sản phẩm du lịch với văn hóa, du lịch với thể thao, hội nghị, đầu tư kinh doanh...còn yếu, chủ yếu là khai thác thô tài nguyên tự nhiên sẵn có. Không


có các festival tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch như một số địa phương khác. Các sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức hàng năm nhưng hiệu quả không cao, chưa có sự gắn kết, thúc đẩy lẫn nhau. Nhiều lễ hội dân gian trên địa bàn thành phố có tính độc đáo, mang bản sắc văn hóa riêng, có sức hút du khách nhưng chưa được tập trung quảng bá tốt (kể cả lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn).

Công tác đào tạo nhân lực du lịch còn hạn chế. Cơ sở đào tạo nhiều nhưng chất lượng chưa cao; chương trình, nội dung đào tạo chưa phù hợp với du lịch thành phố, đặc biệt là thực hành thực tế và tay nghề còn thấp, ngoại ngữ hạn chế… Công tác đào tạo thiếu tập trung, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và giáo viên chuyên ngành có trình độ và kinh nghiệm tại các cơ sở đào tạo còn thiếu và yếu. Lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên và thuyết minh viên điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, hạn chế về kiến thức và ngoại ngữ.

Mặt khác, một trong trở ngại khiến du lịch Hải Phòng khó hội nhập và phát triển sâu rộng hơn đó là các doanh nghiệp tham gia ngành du lịch quy mô nhỏ bé, phân tán, thiếu sự liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển chủ yếu dựa vào tăng vốn - một bất lợi của hầu hết các doanh nghiệp, chưa đầu tư thích đáng đổi mới công nghệ, tăng cường quản trị doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặc dù đã được định hướng phát triển từ rất sớm nhưng du lịch Hải Phòng chưa có nhiều doanh nghiệp du lịch lớn có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế, có ảnh hưởng lan tỏa trong vùng và tác động kéo tích cực đối với phát triển du lịch trên địa bàn (cho đến nay thành phố gần như chưa có doanh nghiệp lữ hành nào thực hiện việc đưa khách quốc tế vào Hải Phòng). Doanh thu hàng năm còn thấp và lợi nhuận đạt được chưa cao. Hoạt động kinh doanh mang tính mùa vụ rõ rệt, hiệu ứng đám đông, còn có hiện tượng chèn ép khách, tự ý nâng giá dịch vụ... vào mùa cao điểm du lịch.


Nhìn chung, đóng góp của ngành Du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố còn khiêm tốn, chưa tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế thành phố, chưa có những khâu đột phá trong phát triển và không đạt được chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ Thành uỷ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Những yếu kém nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quan trọng.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 13

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Địa hình biển - đảo là một tài nguyên du lịch của Hải Phòng nhưng do sự chia cắt địa hình cộng với những bất tiện trong hệ thống vận chuyển tàu khách, phà biển đã vô hình trung làm nản lòng du khách.

Đặc trưng của khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, phân ra 2 mùa rõ rệt (mùa hè và mùa đông) ở Hải Phòng đã quy định tính thời vụ của du lịch, nó tác động lên cả cung và cầu trong hoạt động du lịch. Mùa du lịch thường ngắn hơn, sự chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thể hiện rất rõ nét. Điều đó tác động đến việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất, gây lãng phí lớn.

Các địa phương khác có các điều kiện du lịch tương tự đã tích cực, chủ động thu hút du khách, đầu tư tập trung vào kết cấu hạ tầng du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, gây sức ép cạnh tranh mạnh đối với du lịch Hải Phòng.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số dịch bệnh ở người và vật nuôi trong thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, số lượt du khách quốc tế có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Trước hết là chưa có sự nhận thức sâu sắc trong việc phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, có tác động lan tỏa mạnh đối


với các ngành khác và là ngành có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội một cách có hiệu quả nhất. Từ nhận thức đến hành động vẫn còn một khoảng cách xa. Nhìn chung, du lịch Hải Phòng vẫn chưa có Chiến lược phát triển du lịch dài hạn và có tầm nhìn xa 20, 30 năm để tạo ra khung pháp lý cơ bản cho mọi hoạt động phát triển du lịch.

Môi trường kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập và kém hấp dẫn do các nguyên nhân: thiếu các quy hoạch du lịch chi tiết, làm hạn chế đầu tư vào du lịch; các thủ tục đầu tư, thẩm định, kiểm tra, giám sát đầu tư còn nhiêu khê, phiền hà và tốn thời gian do việc phối kết hợp với các sở, ban ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư - du lịch còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất và nguồn cán bộ quản lý còn thiếu và năng lực còn yếu. Thành phố chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi riêng cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, chi phí cho dịch vụ hạ tầng (điện, nước, bến bãi...) còn cao, tình trạng mất điện, mất nước vẫn diễn ra vào mùa hè du lịch cao điểm. Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn hạn chế, chưa có sự phối kết hợp quản lý giữa các ngành chức năng liên quan (thuế, môi trường, giao thông vận tải...), chưa có các giải pháp khắc phục tình trạng kinh doanh tự phát, manh mún và quy mô nhỏ bé. Chưa có các chính sách để thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn du lịch - khách sạn mạnh trong vùng và quốc tế đầu tư vào Thành phố.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch do chưa có chương trình dài hạn, kinh phí eo hẹp và nhất là sản phẩm du lịch chưa đa dạng nên việc xúc tiến, quảng bá rất lúng túng, mang tính chắp vá, kinh nghiệm ít, tính sáng tạo hầu như chưa có, chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà tư vấn để xây dựng thương hiệu cho ngành và cho từng sản phẩm du lịch đặc thù. Việc xúc tiến, quảng bá mới chỉ dừng lại ở việc quảng cáo thuần túy ở một số địa phương trong nước, chưa vươn ra tầm khu vực và quốc tế, chưa có các chương trình khuyến mại, tháng du lịch mua sắm giảm giá và các chương trình khuyến khích, kích cầu khác. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nhân lực làm công tác quảng bá, xúc


tiến số lượng ít và hạn chế về nhiều mặt (kinh nghiệm, ngoại ngữ, kỹ năng quản trị và PR,…).

Việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch còn chung chung, mang tính hình thức và chưa thiết thực đối với các doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu thị trường du lịch chưa đúng trọng tâm. Chưa có các chương trình hỗ trợ trong việc tìm tòi, tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Đặc biệt, chưa có giải pháp để khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch ở thành phố.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngành du lịch chưa được chú trọng trong công tác đào tạo và sử dụng. Các cơ sở đào tạo du lịch chưa có các chương trình sát thực tế, chưa có sự đào tạo theo đơn hàng của doanh nghiệp, học sinh ra trường phải đào tạo lại gây tốn kém cho xã hội. Việc bố trí, sử dụng nhân lực cho du lịch còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế để giữ chân và thu hút người tài, cán bộ có năng lực, các thuyết minh viên, hướng dẫn viên tâm đắc với nghề.

Chưa quan tâm, tranh thủ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch để tạo cơ chế chính sách về du lịch cho Hải Phòng. Việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các địa phương, các tổ chức du lịch quốc tế còn lỏng lẻo, mang nặng tính hình thức, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch chủ chốt. Vai trò của Hiệp hội du lịch thành phố chưa làm tốt vai trò quy tụ các doanh nghiệp trong ngành để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu tính cục bộ thị trường, khắc phục sự phát triển manh mún và tự phát. Các đơn vị quản lý các công trình văn hóa, thể thao, môi trường, giao thông vận tải…chưa tích cực, chủ động tạo điều kiện cho công tác phát triển du lịch. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa có sự phối kết hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinh doanh dịch vụ du lịch. Cộng đồng dân cư chưa được tổ chức giáo dục định hướng nâng cao nhận thức về du lịch, môi trường du lịch và các phương pháp phát triển du lịch cộng đồng.

Tóm lại, trong chương 2, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển du lịch ở Hải Phòng trong giai đoạn 2001 - 2011, tức là giai đoạn


ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng có bước phát triển trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hải Phòng đã thực sự không ngừng lớn mạnh, dần từng bước đã nâng khả năng hoạt động để thực sự trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. Sự lớn mạnh này, có nhiều nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp, nhưng trong đó nhân tố tác động mạnh mẽ là sự nỗ lực vươn lên, khai thác được nguồn nội lực của địa phương và của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm và loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành du lịch Hải Phòng còn bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh, chưa thực sự trở thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực. Thiếu chiến lược nuôi dưỡng và phát triển các tài nguyên có ảnh hưởng trực tiếp cho hoạt động và phát triển du lịch một cách hiệu quả; định hướng phát triển du lịch chưa có phân kỳ chọn điểm, lĩnh vực làm đột phá để vươn lên thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Chương 3‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY


3.1. Bối cảnh, mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch của Hải Phòng

3.1.1. Phát triển du lịch của Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

3.1.1.1. Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giới

Hiện nay, toàn cầu hoá là xu thế khách quan, đòi hỏi các quốc gia, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau, đặt ra những thời cơ và thách thức mới cho ngành du lịch. Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch sôi động nhất. Hợp tác nội khối ASEAN về du lịch ngày càng được tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động có trọng tâm hơn và đang từng bước thu hẹp chênh lệch giữa các thành viên thông qua các sáng kiến hợp tác mới.

Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.


* Dự báo phát triển du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng ngày một tăng. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đều có sự gia tăng về thu hút khách du lịch. Khách du lịch từ thị trường Pháp đến Việt Nam tăng khoảng 12.3%/năm; từ thị trường Trung Quốc là 9.7%/năm, thị trường Nhật là 10.2%/năm,...

Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế, họ quyết định chọn khu vực làm điểm đến du lịch. Tuy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của du lịch.

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động. Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho các hoạt động du lịch.

* Dự báo phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng

Việc triển khai hai hành lang kinh tế (Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh) và một vành đai (vịnh Bắc Bộ) đang được Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho ngành du lịch, có điều kiện thuận lợi hơn để thu hút lượng du khách nhất định đến từ Trung Quốc.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của Thành phố tiếp tục được đầu tư và mở rộng (đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới, đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà, dự án xây dựng Sân bay quốc tế Tiên Lãng, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng...) sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022