Nhóm Giải Pháp Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Và Hoàn Thiện Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng


Tích cực thực hiện xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường (xã hội và tự nhiên) tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là tại hai trọng điểm du lịch biển Cát Bà và Đồ Sơn. Tạo lập ý thức và tiến tới xác lập quy chuẩn về môi trường xã hội và tự nhiên xanh, sạch, đẹp, môi trường văn hoá du lịch văn minh ở các điểm, khu du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch.

3.2.2. Nhóm giải pháp quy hoạch phát triển du lịch và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

Hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đạt mục tiêu phát triển du lịch chất lượng cao kết hợp với phát triển loại hình du lịch bình dân; phát triển gắn với bảo tồn di sản, thiên nhiên; kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa bản địa truyền thống đặc trưng của Cát Bà và yếu tố hiện đại cũng như phát triển hài hòa giữa loại hình du lịch cao cấp có mức chi trả cao và đại chúng; ưu tiên các giải pháp khắc phục tình trạng mùa vụ; xử lý rác thải, vệ sinh môi trường; mở rộng phạm vi nghiên cứu khu vực biển, đảo xung quanh Cát Bà; tạo mối liên kết khai thác với vùng biển đảo Long Châu, vịnh Hạ Long, đảo Bạch Long Vỹ, Đồ Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên biển, đảo Cát Hải, thậm chí cả Khu tổ hợp Resort sông Giá - Thủy Nguyên; xây dựng quần đảo Cát Bà trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp, có thương hiệu đặc trưng tạo sự khác biệt đối với Việt Nam và thế giới; từng bước phấn đấu xây dựng Cát Bà trở thành khu kinh tế - du lịch phát triển mạnh của thành phố và đất nước.

Tiếp tục tiến hành quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch và đầu tư nâng cấp một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch: Hệ thống giao thông, khuôn viên cây xanh, bãi đỗ xe, công trình vui chơi giải trí, công trình thể thao tổng hợp… Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch thành phố đến năm 2020 định hướng 2025. Trên cơ sở đó


chú trọng đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng trọng điểm du lịch Đồ Sơn, Cát Bà, nội thành; xây dựng cảng địa phương nội địa và quốc tế chuyên doanh phục vụ du lịch; tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông thủy tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch du lịch nội thành và các địa bàn, khu có tiềm năng phát triển du lịch: Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Dương... Rà soát lại quy hoạch những vùng khai thác tài nguyên khoáng sản, vùng, địa bàn phải bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh thái, nhằm bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Hải Phòng; tránh tình trạng khai thác tự phát, phá vỡ cảnh quan, môi trường như hiện nay.

Ưu tiên phát triển quy hoạch không gian hệ thống khách sạn và hướng các dự án vào khu vực phát triển đô thị, ưu tiên thu hút các dự án khách sạn hiện đại, đặc biệt là 5 sao trở lên, các dự án khu nghỉ dưỡng (resort) đồng bộ, công viên văn hoá giải trí, các dịch vụ tiện ích khác trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch

Phối hợp trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch. Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông để khách du lịch có thể tiếp cận thuận lợi đến mọi điểm, mọi địa bàn có tiềm năng du lịch của thành phố.

Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 16

Tiếp tục rà soát và tháo gỡ các vướng mắc trong đầu tư và giải ngân vốn ngân sách cho kết cấu hạ tầng du lịch. Triển khai xây dựng bến cảng du lịch đường thuỷ nội địa tại khu vực Bến Bính - Hải Phòng, Hòn Dáu - Đồ Sơn và Bến Bèo - Cát Bà. Phối hợp tốt với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp sân bay Cát Bi đủ tiêu chuẩn để mở các đường bay quốc tế; mở tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển... Quan tâm đầu tư nâng cấp và hoàn thiện một số tuyến giao thông phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, đặc biệt quan tâm cho tuyến giao thông ra khu du lịch Cát Bà. Trong đó, cần


thống nhất với Công ty Âu Lạc để sử dụng tốt phà biển Tuần Châu - Cát Bà đưa khách vào Hạ Long và đón khách vào Cát Bà. Đầu tư, nâng cấp Bảo tàng Hải Phòng trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tuyến du lịch Nội thành.

Huy động vốn từ nhiều nguồn cho đầu tư phát triển du lịch, đẩy mạnh hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng cho du lịch (bến, cầu tầu du lịch, ga tiếp đón...) và vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch nâng cấp các phương tiện chuyên chở hiện có, đầu tư mới các phương tiện (tàu cao tốc, tàu gỗ, xe ô tô các loại mới, chuyên dùng để chuyên chở khách du lịch).

Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục đào tạo... đủ điều kiện, tiện nghi để có thể tham gia phục vụ khách du lịch.

Phát triển hệ thông cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch ; cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.

3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch

Đây được xác định là nhóm giải pháp đột phá phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

3.2.3.1. Định hướng phát triển thị trường

Thị trường khách quốc tế và nội địa được xác định trên cơ sở nhu cầu đi du lịch của khách, đặc điểm tâm lý xã hội của từng thị trường khách, sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đáp ứng phục vụ khách kết hợp với các xu hướng đi du lịch.


* Thị trường nội địa

Đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, chú trọng khách thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ tuần trăng mật, nghỉ cuối tuần, mua sắm.

Phát triển du lịch nội địa vừa là phục vụ sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại du lịch của nhân dân trong nước. Thực tế thời gian gần đây, ở nhiều địa phương cũng như trên phạm vi cả nước, thị trường du lịch nội địa lại là cán cân quan trọng, điều hòa và giúp ngăn chặn sự sụt giảm trong các biến cố. Nhu cầu du lịch trong nước gia tăng nhanh chóng cùng với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chi tiêu của nhiều phân đoạn thị trường khách di lịch nội địa thậm chí vượt mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất của khách du lịch nội địa gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong tương lai, phân đoạn thị trường khách du lịch nội địa cao cấp sẽ hình thành rõ nét hơn và gia tăng nhanh. Thị trường thứ hai với mức chi tiêu trung bình cũng sẽ có sự gia tăng mạnh.

* Thị trường quốc tế

Thu hút, phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonexia, Thái Lan, Úc).

Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan), Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina)

Đối với thị trường khách quốc tế, trong giai đoạn tới, theo định hướng thu hút thị trường khách có khả năng chi trả cao thì cần phải xác định chiến lược phát triển thị trường cụ thể, chuyên nghiệp hóa hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường, trong đó đi sâu nghiên cứu và thu hút theo phân đoạn thị trường, đặc biệt tập trung vào khách nghỉ dưỡng và giải trí. Sau giai đoạn phát triển theo diện rộng, giai đoạn xâm nhập với việc thu hút các đối tượng khách sử dụng sản phẩm dịch vụ không phân biệt thì nay cần đặt ra nhu cầu phát triển có trọng tâm, áp dụng chiến lược phân biệt hóa; thu hút và phát triển theo các nhóm thị trường


đồng thời giới thiệu sử dụng các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Đây là hướng phát triển bền vững hơn về thị trường đồng thời góp phần vào việc sắp xếp và tổ chức có bài bản hơn các sản phẩm du lịch.

Với các thị trường truyền thống đã chiếm giữ những thị phần đáng kể và ổn định như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Tây Âu (Pháp là chủ yếu) thì áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm mới.

- Biện pháp để thâm nhập thị trường sâu hơn: tăng thị phần của các sản phẩm hiện có ở những thị trường hiện đang phát triển bằng cách tăng lượng khách, tăng số khách thường xuyên, tăng chi tiêu của mỗi khách du lịch, kéo dài ngày lưu trú.

- Biện pháp để phát triển sản phẩm, xem xét những khả năng phát triển sản phẩm mới, đặc biệt ở những vùng du lịch có tiềm năng.

Với những thị trường tiềm năng, mới khai thác như Hàn Quốc, Ma Cao mới nổi lên, Hà Lan, Anh, Đức, khối Bắc Âu và Nam Âu, khối Benelux, ASEAN thì dùng chiến lược phát triển thị trường và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

- Biện pháp để phát triển thị trường: du lịch Hải Phòng phải tìm những thị trường mới mà nhu cầu có thể được đáp ứng bằng những sản phẩm hiện đang có, tìm thêm những phân đoạn tiềm năng trong những thị trường hiện đang khai thác. Tiếp đó, du lịch Hải Phòng bán sản phẩm du lịch thông qua các kênh tiêu thụ mới ở những thị trường nguồn hiện đang có.

- Biện pháp để đa dạng hóa sản phẩm: nếu 3 chiến lược nói trên đều không đáp ứng mục tiêu thì chú ý đến đa dạng hóa sản phẩm, đưa những sản phẩm mới vào thị trường mới.

3.2.3.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch

Xúc tiến quảng bá du lịch là chiến lược chính trong phát triển du lịch tại nhiều quốc gia có trình độ phát triển du lịch cao. Nhiệm vụ và vai trò của xúc tiến quảng bá trong lĩnh vực phát triển rất lớn nhằm giới thiệu và cung cấp thông


tin cho các thị trường khách du lịch, thu hút ngày càng nhiều lượng khách biết đến và tới Hải Phòng.

Trước nhu cầu thực tế, chiến lược xúc tiến quảng bá cần được thực hiện ở quy mô lớn và tác dụng sâu rộng hơn đồng thời đặt trọng tâm vào xây dựng thương hiệu du lịch, lấy chiến lược phát triển sản phẩm du lịch làm nội dung. Xúc tiến quảng bá du lịch phải là công cụ đắc lực cho việc giới thiệu các sản phẩm du lịch, tạo dựng được hình ảnh chân thực và đặc trưng của du lịch Hải Phòng.

Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, trang thông tin điện tử (website); thông qua các hội chợ, triển lãm, tổ chức các sự kiện có tính chuyên nghiệp cao, liên hoan du lịch, lễ hội… Tăng cường tham khảo, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp quản lý phát triển du lịch, cách làm quảng bá, xúc tiến với một số tỉnh, thành phố trong nước mạnh về du lịch, đặc biệt chú trọng tham gia tích cực các hoạt động xúc tiến giao lưu phát triển du lịch trong khuôn khổ tổ chức xúc tiến du lịch của các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (mà Hải Phòng là thành viên) và Diễn đàn Thị trưởng hợp tác kinh tế khu vực các thành phố ven biển Vịnh Bắc Bộ.

Tranh thủ vận động tích cực nguồn kinh phí từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch theo Quyết định 123 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ phát triển xúc tiến du lịch quốc tế thông qua các chương trình, đề án, dự án quảng bá, xúc tiến du lịch ở từng tỉnh, thành phố ra thị trường nước ngoài.

Xây dựng, tổ chức nghiên cứu thị trường, lấy mẫu điều tra thông tin du khách, xây dựng các ngân hàng dữ liệu về thị trường.

Tăng cường liên kết, hợp tác, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến ra thị trường nước ngoài (roadshow, workshop...), tập trung ở thị trường truyền thống và thị trường gần như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Xác định thị trường Trung Quốc, Đông Á và các nước ASEAN là các thị


trường trọng điểm. Đầu tư kinh phí, xúc tiến mở các tuyến bay quốc tế mới từ Hải Phòng đến các sân bay quốc tế trong khu vực: Nam Ninh, Hải Nam (Trung Quốc); Băng Cốc, Pattaya (Thái Lan); Busan (Hàn Quốc); tăng cường xúc tiến thị trường khách trong nước tạo nguồn khách đối ứng, nâng cao hiệu quả tuyến bay Hồng Kông - Ma Cao - Hải Phòng. Lập Đề án hình thành Chợ đêm tại khu vực ven hồ Cung Văn hóa thể thao Thanh niên. Ngoài ra, tiếp tục phát triển các thị trường mới có tiềm năng như EU và Hoa Kỳ. Tổ chức có hiệu quả các đợt khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài hàng năm.

Gắn du lịch với văn hoá, khắc phục tình trạng mùa vụ của du lịch biển, thu hút khách bằng các sự kiện văn hóa du lịch tầm cỡ kèm theo các chương trình khuyến mãi, kích cầu,… Tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch mang tính thường kỳ để tạo thói quen với du khách trong nước và quốc tế. Nghiên cứu giảm giá các dịch vụ du lịch vào mùa đông, giữ giá ổn định vào mùa hè; tạo sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tua, tuyến du lịch bằng các sản phẩm du lịch đặc sắc của Hải Phòng; xây dựng nếp sống văn minh, tạo phong cách, vẻ đẹp của người Hải Phòng và môi trường du lịch văn minh, hấp dẫn của thành phố. Kiên quyết xóa bỏ tình trạng chèo kéo khách, chạy theo khách bán hàng, xin ăn ở các trọng điểm du lịch.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức và đăng cai các sự kiện lớn quốc gia như: Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Nghiên cứu, triển khai Đề án tái hiện Đại lễ Chiến thắng Bạch Đằng xứng tầm lịch sử nhằm thu hút khách quốc tế. Tập trung xây dựng và triển khai Đề án đề nghị UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới, làm cho khách du lịch toàn thế giới biết đến thành phố thông qua thương hiệu quần đảo Cát Bà. Liên kết khai trương du lịch Cát Bà, Đồ Sơn thành lễ hội lớn hàng năm của thành phố, trong đó sẽ diễn ra chuỗi lễ hội của Cát Bà, Đồ Sơn và của các địa phương trên khắp thành phố. Tổ chức các hội thảo quốc gia, quốc tế về phát triển du lịch.


Tổ chức đón các đoàn fam trip, press trip; xúc tiến những sự kiện quốc tế lớn tại Việt Nam. Phối hợp với các hãng hàng không phát những clip quảng cáo về chương trình, tuyến điểm du lịch trên các chuyến bay nội địa và quốc tế.

3.2.3.3. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng, thương hiệu du lịch điểm đến, thương hiệu mạnh của doanh nghiệp du lịch, thương hiệu sản phẩm du lịch, các địa danh nổi tiếng, các thương hiệu hàng hóa dịch vụ để tạo ra hệ thống hình ảnh, thông điệp bền vững về sản phẩm du lịch Hải Phòng. Chiến lược thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm thị trường và chiến lược xúc tiến quảng bá.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho Du lịch Hải Phòng gồm: bộ tài liệu, lô-gô và khẩu hiệu hành động (slogan) du lịch Hải Phòng (phù hợp với các tiêu chí của Tổng Cục du lịch) nhằm marketing cho giai đoạn phát triển tới của ngành. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm lưu niệm mang nét văn hoá đặc trưng Hải Phòng, xây dựng bản đồ du lịch điện tử, website du lịch, tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực khác cho Trung tâm thông tin du lịch, thực hiện quảng bá với quy mô lớn, chất lượng cao, tổ chức lễ hội quảng bá hàng năm, lễ hội du lịch quốc gia, quốc tế giới thiệu hình ảnh Hải Phòng với du khách trong và ngoài nước.

Trước những yêu cầu và điều kiện mới trong hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Du lịch Hải Phòng cần xây dựng chiến lược marketing dài hạn và có những chương trình hỗ trợ nâng tầm những thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và hội nhập quốc tế.

3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

* Các sản phẩm du lịch phát triển trong giai đoạn 2011 - 2020 cần phải đáp ứng được các mục tiêu:

- Khai thác tối đa tiềm năng tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên giàu tiềm năng du lịch và các di sản văn hóa) của thành phố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022