Thời Cơ Đối Với Phát Triển Du Lịch Ở Hải Phòng


tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư, trong đó có lĩnh vực du lịch. Việc kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư vào du lịch sẽ có nhiều điểm mới hơn.

Giai đoạn 2001-2011, du lịch thành phố đã có những bước tiến đáng kể, có nhiều dự án du lịch lớn được đầu tư, đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả trong thời gian sắp tới, sẽ có những đóng góp quan trọng vào phát triển ngành du lịch.

3.1.1.2. Thời cơ đối với phát triển du lịch ở Hải Phòng

Theo Nghị quyết 32/NQ-BCT của Bộ Chính trị, Quyết định 145/2004/QĐ

- TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam xác định Hải Phòng cùng với Hà Nội, Quảng Ninh tạo thành tam giác động lực tăng trưởng du lịch quan trọng nhất của vùng Bắc Bộ và du lịch cả nước.

Việt Nam đang khẩn trương triển khai các hoạt động để nhanh chóng hội nhập với thế giới sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Thị trường ngày càng rộng lớn cho phép thành phố Hải Phòng mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nhiều sản phẩm mới, tăng cường xuất khẩu... Đặc biệt sản phẩm du lịch sinh thái rừng và biển của Hải Phòng có tiềm năng lớn có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

* Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh chính trị

Du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch Hải Phòng nói riêng đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng ngày một tăng. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và của Hải Phòng đều có sự gia tăng về khách.

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, nhu cầu du lịch cũng tăng nhanh cùng với sự gia tăng về nhu cầu đi hành hương, lễ hội; tăng thời gian nghỉ cho người lao động; sự cải thiện về mức sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy không chỉ trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.


mùa du lịch mà ngay trong những ngày nghỉ cuối tuần, lượng khách du lịch nội địa từ Hà Nội về Hải Phòng rồi nối tour đi Đồ Sơn, Cát Bi là rất lớn. Nếu Hải Phòng biết tổ chức tốt và xây dựng được những sản phẩm du lịch phù hợp thì đó sẽ là cơ hội lớn để Hải Phòng trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của khách du lịch từ Hà Nội.

Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 14

Như vậy, có thể thấy du lịch Hải Phòng đang đứng trước cơ hội phát triển đứng ở góc độ “cầu” của thị trường ngày một tăng, đặc biệt từ những thị trường quốc tế trọng điểm trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... và Hà Nội - thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc.

* Sự phát triển của 2 hàng lang kinh tế - du lịch Hải Phòng - Hà Nội - Lao Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Nam Ninh đang được Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển.

Hai tuyến hành lang kinh tế này là những “trục” kinh tế quan trọng không chỉ của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là một phần trong “trục phát triển” giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc - một đối tác chiến lược của khu vực. Một trong những nội dung quan trọng trong phát triển hai tuyến hành lang kinh tế này là hợp tác phát triển du lịch.

Trong thời gian gần đây, hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trên hành lang kinh tế này đã trở nên sôi động, góp phần quan trọng vào phát triển du lịch Việt Nam, theo đó lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam qua 2 tuyến này không chỉ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam mà còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam. Năm 2001, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam là 672 ngàn lượt khách (bằng 28.8% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam), năm 2004 con số này là 778 ngàn lượt khách (bằng 26.6%); năm 2005 là 280 ngàn lượt khách (bằng 22.5%). Tính đến hết tháng 11 năm 2011, Việt Nam đón 5,4 triệu lượt khách quốc tế thì Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam với trên 1.2 triệu lượt (chiếm khoảng


22.3%). Vậy có thể nói Hải Phòng đứng trước những cơ hội lớn đón khách du lịch Trung Quốc, một thị trường khách lớn với “cầu” du lịch ngày một tăng.

Cơ hội này đối với du lịch Hải Phòng là một hiện thực khi chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết có những ưu tiên nhằm thúc đẩy sự phát triển 2 hành lang kinh tế quan trọng.

* Đón luồng khách trực tiếp từ phía Nam theo quốc lộ 10

Quốc lộ 10 là một tuyến đường giao thông chiến lược quang trọng nhằm tạo thế “liên thông” để khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, trong đó có du lịch, của các địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh.

Trước khi tuyến Quốc lộ 10 đi vào hoạt động, luồng khách du lịch từ phía Nam đến Hải Phòng bằng đường bộ thường phải qua Hà Nội vì vậy phải chịu thêm chi phí phát sinh, vì vậy việc Quốc lộ 10 đi vào hoạt động đã mở ra cho du lịch Hải Phòng cơ hội được đón trực tiếp luồng khách du lịch này, góp phần quan trọng vào tăng trưởng lượng khách du lịch đến Hải Phòng nói riêng và phát triển du lịch Hải Phòng nói chung.

Hải Phòng vẫn là cửa ngõ chính ra biển của Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, Hải Phòng có sân bay, cảng biển, có đường sắt, đường sông là đầu mối giao thông. Nhu cầu phát triển tất yếu phải mở rộng giao thông hàng không tới Hải Phòng. Tương lai gần là sự giao lưu của Hải Phòng với vùng lân cận Đông Bắc Á. Vì vậy tất yếu vận tải khách bằng hàng không đến Hải Phòng phát triển.

3.1.1.3. Thách thức đối với phát triển du lịch ở Hải Phòng

Mặc dù xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế quan trọng, nhưng sự quan tâm chỉ đạo chưa sát sao, thiết thực, ưu đãi bằng vốn cho đầu tư phát triển, cho xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường còn rất hạn chế. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính kém thông thoáng, không hấp dẫn, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch.

* Hạn chế về đổi mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tác phong phục vụ của đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp) còn rất chậm.


Du lịch “thời bao cấp” vốn tương đối phát triển tại Hải Phòng trong một thời gian dài và cộng vào đó là sự “bung ra” của hệ thống các khu nghỉ dưỡng của các Bộ quản lý cũng như về nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch theo cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch của Hải Phòng trước đây còn rất hạn chế. Đội ngũ này đến nay còn lại không nhiều nhưng tàn dư của cung cách làm ăn cũ còn ảnh hưởng khá lớn, mặc dù đội ngũ lao động trẻ của du lịch Hải Phòng đã thay thế hầu như gần hết đội ngũ lao động trong thời bao cấp, nhưng phương thức lề lối làm việc phục vụ thì thay đổi còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện mới.

* Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí.

Theo số liệu thống kê tính đến năm 2010, trên địa bàn thành phố có 890 cơ sở lưu trú với 6592 phòng, trong đó 3842 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 4 sao, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. So sánh các dịch vụ về vui chơi giải trí của du lịch Hải Phòng với Hà Nội và Quảng Ninh thì có thể thấy rõ sự “tụt hậu” của Hải Phòng, mặc dù sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên có khá hơn.

* Hạn chế về sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hạn chế về hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch.

Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển của sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn rất hạn chế.


Trong tổng số các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chỉ có số ít dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch (khu du lịch sinh thái, Công viên nước Cát Bà, sân gofl...). Các dự án còn lại chủ yếu đầu tư xây dựng khu lưu trú (khách sạn, làng du lịch) và các cơ sở dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm đặc trưng của du lịch Hải Phòng được xác định trong các quy hoạch như du lịch làng quê, công viên biển với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái tùng - áng, du lịch sinh thái với việc quan sát voọc đầu trắng, du lịch “home - stay” tại làng Việt Hải, du lịch mạo hiểm tại Cát Bà... vẫn chưa có được sự đầu tư thỏa đáng. Sản phẩm về du lịch văn hóa cũng chưa được đầu tư khai thác, vì vậy các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, phong tục tập quán cũng chỉ hầu như là khai thác những cái sẵn có, thiếu đồng bộ, ít hấp dẫn để chào bán cho khách.

Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch cho Hải Phòng cho đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp từ Thành phố cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch.

* Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch

Là một địa phương nằm ở vùng Bắc Bộ, hoạt động của du lịch Hải Phòng mang tính “mùa vụ” rất rõ nét. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu miền Bắc, bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như “mùa” lễ hội, “mùa” nghỉ hè của học sinh sinh viên, “mùa” du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương.

Theo số liệu thống kê, nếu như trong mùa du lịch cao điểm (từ tháng 5 đến tháng 9) công suất sử dụng phòng trung bình của Hải Phòng đạt khoảng 57.4% thì trong mùa thấp điểm con số này chỉ đạt 38%.

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Hải Phòng.


Nếu xét “tính mùa vụ” từ góc độ các sản phẩm du lịch khi các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay của Hải Phòng là sản phẩm du lịch biển thì ảnh hưởng của “tính mùa vụ” đối với sự phát triển của du lịch Hài Phòng ngày càng lớn. Đây là vấn đề cần được nghiêm túc đặt ra khi xem xét hỗ trợ ưu đãi các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Hải Phòng nhằm hạn chế tính hiệu quả thấp của đầu tư như đối với dự án “Công viên nước Cát Bà”.

* Tính liên kết của Hải Phòng với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội và Quảng Ninh trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

Hoạt động du lịch là hoạt động không có danh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là các địa phương lân cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Sự liên kết này cho phép khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ hành chính khác nhau, phát triển những sản phẩm du lịch có khả năng bổ sung cho nhau tạo nên các tour du lịch liên vùng hấp dẫn, tạo được hình ảnh du lịch chung cho một khu vực trong khi giảm được chi phí tuyên truyền quảng cáo... Tính liên kết này trong hoạt động phát triển du lịch càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Với vai trò là một cực quan trọng trong tam giác tăng trưởng của vùng du lịch Bắc Bộ và của trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh với trọng tâm là Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, việc liên kết giữa du lịch Hải Phòng với du lịch các địa phương trong vùng, đặc biệt với du lịch Hà Nội và du lịch Quảng Ninh là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển mà còn có ý nghĩa đối với các địa phương trong vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Hải Phòng đã có nhiều cố gắng nhưng chưa chủ động tạo ra sự liên kết này do tính cát cứ của từng địa phương. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến Hải Phòng, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tour du lịch trong không gian du lich Hải Phòng, Quảng Ninh chưa được hình


thành một cách rõ nét cũng như chưa có được hình ảnh chung của vùng, trong đó Hải Phòng là một điểm đến quan trọng.

* Du lịch Hải Phòng phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và Quảng Ninh, trong điều kiện hình ảnh và sản phẩm du lịch Hải Phòng còn mờ nhạt, phát triển ở mức thấp.

Song hành với những thuận lợi và cơ hội khi Hải Phòng nằm trong điểm du lịch phía Bắc là những thách thức rất lớn khi sự phát triển của du lịch Hải Phòng phải đối mặt với sự cạnh tranh của du lịch Hà Nội và du lịch Quảng Ninh. Sự cạnh tranh này là tất yếu đối với mọi hoạt động phát triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên thách thức này đối với du lịch Hải Phòng càng trở nên to lớn khi hình ảnh du lịch Hải Phòng còn mờ nhạt, sản phẩm du lịch Hải Phòng còn đơn điệu và phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương. Những “điểm yếu” đã được phân tích ở trên cũng góp phần làm hạn chế sức cạnh tranh của du lịch Hải Phòng. Nếu Hải Phòng không có những “bứt phá” quyết liệt trong những năm tới đây thì tình trạng “đi trước về sau”, “yếu thế” trong phát triển so với Hà Nội và Quảng Ninh vẫn sẽ còn tiếp diễn, ảnh hưởng đến vị trí của du lịch Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trong chiến lược phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung.

* Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp

Một trong những chức năng chính của Hải Phòng là thành phố công nghiệp và đầu mối giao thông quan trọng đường biển quan trọng vào loại bậc nhất ở khu vực phía Bắc. Để đáp ứng chức năng đó, hoạt động phát triển đô thị, công nghiệp và cảng biển ngày càng sôi động, góp phần thực hiện những mục tiêu chiến lược không chỉ của thành phố mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Cùng với sự phát triển của những hoạt động ngày càng mở rộng có những tác động không nhỏ đến môi trường, cảnh quan - yếu tố rất nhạy cảm đối với


phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch dựa vào tự nhiên - một trong những thế mạnh đặc thù của du lịch Hải Phòng. Chính vì vậy đây là một thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch của Hải Phòng trước mắt cũng như lâu dài.

Sự phát triển đô thị trên đảo Cát Bà có thể được xem là một thí dụ điển hình về thách thức này. Để có thể hạn chế tác động của thách thức này, cần thiết phải có được phương án quy hoạch tổng thể, đặc biệt là về tổ chức không gian chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học khách quan.

* Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường du lịch mà trong đó là tình trạng “chồng chéo” trong quản lý là một bất cấp lớn.

Đây là thách thức không chỉ của du lịch Hải Phòng mà còn là thách thức chung của du lịch Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị của thành phố, thậm chí ở vườn quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sự xuống cấp của nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa, sự suy giảm đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên do hoạt động khai thác không được quản lý, cảnh quan bị xâm hại do khai thác đá...

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, tuy nhiên một trong những nguyên nhân cơ bản chính là tình trạng “chồng chéo” trong quản lý tài nguyên. Theo kết quả nghiên cứu về vấn đề này của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thì mặc dù Luật Du lịch đã xác định những dạng tài nguyên du lịch cơ bản cần được quản lý khai thác cho mục đích phát triển du lịch. Tuy nhiên trong thực tế ngành du lịch chưa được quản lý bất cứ một dạng tài nguyên nào. Đây chính là thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hải Phòng nói riêng bởi bản thân du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, nói cách khác tài nguyên du lịch là nền tảng cho phát triển du lịch.

* Du lịch Hải Phòng phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị “khu dự trữ sinh quyển” và “khu di sản thiên nhiên thế giới”

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí