Phương Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Ở Hải Phòng


Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và cũng là một phần không thể tách rời của Di sản thiên nhiên thế giới. Với sự công nhận đó của thế giới, Cát Bà đã và đang là điểm đến du lịch nổi tiếng không chỉ của Hải Phòng mà còn của du lịch Việt Nam và khu vực. Tuy nhiên sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực này cần tuân thủ những quy định quốc tế mà Việt Nam đã cam kết khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Lượng khách du lịch đến Cát Bà ngày một tăng. Nếu như năm 2002 lượng khách đến Cát Bà là 109,000 lượt khách, đến năm 2005 là 450,000 lượt khách, đến năm 2011 là trên 1.2 triệu lượt khách, trong đó có hơn 310,000 lượt khách quốc tế chiếm hơn một nửa tổng lượng khách quốc tế đến Hải Phòng... Đây chính là một thách thức không nhỏ của du lịch Hải Phòng do sức ép của lượng khách ngày một đông và do mâu thuẫn giữa bảo tồn các giá trị tự nhiên và yêu cầu phát triển du lịch.

* Nhận thức của xã hội về du lịch còn bất cập

Mặc dù đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên thực tế cho thấy nhận thức này của xã hội, đặc biệt của các nhà quản lý, còn có những bất cập, nhận thức của cộng đồng dân cư nhất là dân cư vùng trọng điểm du lịch. Phát triển du lịch và những lợi ích trước mắt, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường còn ít được quan tâm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của Hải Phòng tương xứng với vị trí, vai trò. Điều này được thể hiện rõ trong những chính sách ưu tiên của thành phố đối với hoạt động phát triển du lịch qua hoạt động đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch và cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt về vai trò quản lý của nhà nước về du lịch của Sở Du lịch Hải Phòng cũng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển trong điều kiện mới.


Những vấn đề nêu về hình ảnh phát triển du lịch của Hải Phòng đặt thành phố đứng trước nguy cơ tụt hậu về du lịch so với các địa phương có lợi thế tương tự trong vùng như Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định... Đây là những khó khăn thách thức rất lớn, cần sớm được nhìn nhận một cách nghiêm túc và phải quyết liệt, tích cực, quyết tâm giải quyết để trong thời gian tới mới có thể khắc phục, từng bước đẩy nhanh phát triển du lịch thành phố.

3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch ở Hải Phòng

3.1.2.1. Phương hướng phát triển du lịch

Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố về điều kiện tự nhiên thuận lợi, về truyền thống lịch sử hào hùng, về văn hóa - xã hội đa dạng, phong phú để đẩy mạnh phát triển du lịch. Quá trình phát triển phải đảm bảo môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù văn hóa địa phương, tôn tạo, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xó hội, tạo mụi trường giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh.

Phát triển du lịch phải là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, tăng cường sự hợp tác trong nước và quốc tế để đẩy mạnh phát triển du lịch và phải bảo đảm tính bền vững. Quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của thành phố.

Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 15

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng hiện đại, đồng bộ, tạo điểm nhấn; ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch trọng điểm Cát Bà và Đồ Sơn thành khu du lịch tập trung có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.


3.1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch

* Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Hải Phòng trở thành một trong những cửa ngõ, điểm đến, trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm phân phối khách của vùng Duyên hải Đông Bắc và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Phấn đấu đến năm 2015, du lịch Hải Phòng sẽ vượt qua khó khăn, khắc phục được những mặt tồn tại, chuẩn bị đủ điều kiện để đến năm 2020, du lịch Hải Phòng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; có sức hấp dẫn mạnh mẽ, có tầm lan tỏa rộng; đưa Hải Phòng là điểm đến đáng khám phá, đáng lưu trú, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, có thương hiệu, mang đậm nét vùng đất, con người Hải Phòng và có tính cạnh tranh cao.

* Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế:

+ Đến năm 2015, có 1 khách sạn 5 sao, có tuyến bay quốc tế đến sân bay Cát Bi, tàu biển chở khách ra vào cảng thuận lợi, thông tuyến khách du lịch đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cát Bà, Đồ Sơn trở thành khu du lịch Quốc gia; quyết tâm tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 và hoàn thành việc đưa Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới. Tổ chức đón và phục vụ 7.4 triệu lượt khách, tăng bình quân trên 12.67%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế là 1.3 triệu lượt, chiếm 17.6%, tăng bình quân 18.95%/năm; tỷ trọng GDP du lịch đạt 7.14% trong tổng GDP của thành phố; doanh thu du lịch đạt 15,000 tỷ, tăng 31.26 %/năm.

+ Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cầu Đình Vũ - Cát Hải, làm cơ sở xây dựng cầu cảng đón tàu thủy du lịch quốc tế đến Hải Phòng; phấn đấu xây dựng 3 - 5 khách sạn 5 sao, 01 Nhà hát quy mô lớn từ 2000 đến 4000 ghế tại khu vực trung tâm thành phố, 02 Nhà hát tổng hợp có quy mô từ 800 đến 1000 ghế tại khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn để tổ chức các


sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ khách du lịch và nhân dân. Tổ chức đón và phục vụ 9 triệu lượt khách, tăng bình quân 8.25%/năm, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt, chiếm 22.2%, tăng bình quân 13.86%/năm; tỷ trọng GDP du lịch đạt 11.19% trong tổng GDP của thành phố; doanh thu du lịch đạt 45,000 tỷ, tăng 27.87%/năm.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, di tích lịch sử của thành phố, gắn chặt chẽ văn hoá, lịch sử với phát triển du lịch.

+ Phát triển du lịch nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Phấn đấu đến năm 2015 tạo ra 70,000 việc làm, năm 2020 tạo ra 100,000 việc làm, năm 2030 tạo ra 150,000 việc làm.

+ Phát triển du lịch nhằm góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân; tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc; khai thác và quảng bá những truyền thống văn hóa dân tộc; mọi thành phần xã hội đều có cơ hội bình đẳng thụ hưởng những giá trị tinh hoa thông qua hoạt động du lịch.

- Về môi trường:

+ Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

+ Đảm bảo môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thương hiệu du lịch.

3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Nhằm thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập cần một hệ thống các giải pháp và chính sách đồng bộ như sau:


3.2.1. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch

Nhóm giải pháp này nhằm mục tiêu tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, đẩy mạnh huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển.

3.2.1.1. Giải pháp về công tác tổ chức

Rà soát, đánh giá kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch để sớm khắc phục các yếu kém hiện nay.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách các thủ tục hành chính; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác du lịch đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu đề xuất với Trung ương mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đảm bảo phát huy được tiềm năng, lợi thế ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố đối với những tỉnh, thành phố ven biển có ưu thế phát triển du lịch, dịch vụ (kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá lại việc hợp nhất Ngành Du lịch vào Ngành Văn hóa và Thể thao dẫn đến việc khó khăn trong công tác quản lý, phát triển du lịch và trong cả lĩnh vực văn hóa, thể thao, nhất là đối với các thành phố lớn).

Căn cứ Luật Du lịch, rà soát tiêu chí theo quy định để xây dựng Đề án thành lập khu du lịch quốc gia Cát Bà và Đồ Sơn thông qua Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hướng dẫn trình Chính phủ trong những năm tới quyết định thành lập Khu Du lịch quốc gia Đồ Sơn, Khu Du lịch quốc gia Cát Bà.

Tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch và quản lý phát triển đồng bộ, đảm bảo phát triển du lịch phải gắn kết phù hợp với sự phát triển kinh tế của thành phố và các ngành trên địa bàn. Tập trung lập quy hoạch phát triển du lịch đối với các khu vực ưu tiên phát triển du lịch, cụ thể là các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn phải có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê


duyệt làm cơ sở lập dự án và quản lý thực hiện các dự án đầu tư du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các khu, tuyến, điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch.

Thành lập Ban Quản lý các khu du lịch để thống nhất quản lý và phát triển hoạt động du lịch tại địa bàn theo quy hoạch phát triển và yêu cầu hoạt động, tránh chồng chéo chức năng quản lý trong hoạt động, lại vừa không phân định rõ trách nhiệm trong mọi vấn đề liên quan trong mùa du lịch. Có thể xem xét giao nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy cho các trung tâm quản lý, hướng dẫn du lịch tại Đồ Sơn, Cát Bà (hiện có) và nâng tầm hoạt động hiệu quả mà không tăng thêm tổ chức bộ máy hành chính, hạn chế bổ sung biên chế sự nghiệp, đồng thời có áp dụng khoán quản lý.

Bám sát nội dung Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào điều kiện của thành phố xây dựng Chiến lược du lịch Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3.2.1.2. Giải pháp về kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch; gắn phát triển du lịch với đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường triển khai quản lý vịnh Lan Hạ, xác định các điểm neo đậu và cho phép tầu chở khách du lịch phục vụ khách ngủ đêm trên vịnh, dần thay thế đội tầu cũ, phát triển đội tầu chở khách du lịch mới theo tiêu chuẩn văn minh, chuyên nghiệp, an toàn cho du khách. Quản lý chặt chẽ việc phát hành vé tham quan, lệ phí khai thác tua, tuyến trên vịnh, tránh thất thoát nguồn thu ngân sách và tạo nguồn để Thành phố xem xét cấp lại kinh phí hàng năm hỗ trợ công tác quảng bá - xúc tiến, tổ chức các sự kiện hoặc bổ sung nguồn tái đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm đến du lịch.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các hoạt động: vui chơi giải trí không lành mạnh, đánh bạc, xóc thẻ, bói toán, chèo kéo khách, bán


hàng nâng giá sản phẩm, nâng giá phòng nghỉ, bán hàng rong, ăn xin, xả rác bừa bãi… tại các lễ hội gắn kết với du lịch (Lễ hội Chọi Trâu, Khai trương mùa du lịch Đồ Sơn, Cát Bà, Lễ hội Đền Nghè, Đình Kênh, Núi Voi…); chỉ đạo thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; khuyến khích, động viên cộng đồng bảo vệ môi trường; đảm bảo môi trường sinh thái; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đặc thù văn hoá địa phương; đảm bảo an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh.

Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thành phố về du lịch; Hiệp hội du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành. Chỉ đạo vận động xây dựng các chi hội thuộc Hiệp hội Du lịch, tăng cường liên kết tiềm lực, quy tụ hệ thống doanh nghiệp, phát triển cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ về chất với các nòng cốt là Chi hội Lữ hành, Chi hội Khách sạn, Chi hội Vận chuyển khách du lịch, Chi hội đầu bếp, Câu lạc bộ hướng dẫn viên, thuyết minh viên... để thúc đẩy các hoạt động du lịch đi vào chiều sâu, khơi dậy được các tiềm năng, tài nguyên du lịch của Thành phố và đất nước.

Chỉ đạo các ngành chức năng kiên quyết giải toả chợ lòng đường khu vực Chùa Hàng tạo điều kiện thuận lợi cho xe du lịch ra, vào và bố trí điểm đỗ xe du lịch trên tuyến đường Hàng Kênh (đoạn Chợ Hàng). Lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, sơ đồ tại toàn bộ các điểm tham quan gồm: Nội thành Hải Phòng, Khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà và tuyến du khảo đồng quê Tiên Lãng - Vĩnh Bảo đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch dễ dàng tiếp cận.

Cần có sự chỉ đạo sâu sát của Thành phố không chỉ với riêng ngành du lịch mà phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành liên quan trong việc phối hợp quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các hoạt động kinh doanh du lịch và các dự án đầu tư du lịch.


3.2.1.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về du lịch

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương đơn vị,… về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch và những tiềm năng của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Thành phố.

Tăng cường học tập, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, phát huy tối đa những tiềm năng lợi thế về địa chính trị, về những đức tính tốt đẹp của người Hải Phòng, gắn du lịch của Hải Phòng với du lịch của cả nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch từ những hành vi ứng xử, ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, có những thông tin đầy đủ về chính sách du lịch của Nhà nước và Thành phố để thực thi một cách có hiệu quả.

Chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với chính quyền và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vị trí, vai trò của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thay đổi tư duy trong quản lý nhà nước về du lịch, tránh khô cứng, máy móc, sáo mòn; trong lựa chọn chiến lược đầu tư vào du lịch, tránh hiện tượng thiếu tư duy hệ thống trong quy hoạch về phát triển du lịch, dẫn đến tình trạng manh mún tại các trọng điểm du lịch và nguy cơ tụt hậu lâu dài về du lịch.

3.2.1.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, môi trường văn hóa du lịch

Lựa chọn các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo tài nguyên này. Phối hợp nhiều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng...) đầu tư thỏa đáng để bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch và nhân văn tiêu biểu nhất phục vụ cho phát triển du lịch. Xây dựng đề án bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên chủ yếu phục vụ phát triển du lịch của thành phố.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí