PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ QUY ĐỊNH
Thuế ruộng:
TRONG LÊ TRIỀU HỘI ĐIỂN
Niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724) có lệnh chỉ rằng: Thuế công điền ở Thanh Hoa, Nghệ An đều giảm bằng một nửa so với Tứ trấn, công điền đều miễn đóng thóc. Trong kinh, công điền thu mỗi mẫu 6 mạch tiền quí, tư điền thu mỗi mẫu 2 mạch, vẫn miễn đóng thóc, đất vườn thu mỗi thước 10 văn tiền quí.
Có thể bạn quan tâm!
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 21
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 22
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 23
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 25
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 26
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 27
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Thuế dung, điệu1:
- Niên hiệu Bảo Thái thứ 3 (1722), hiệu định phép đánh thuế dung. Vùng Tứ trấn, mỗi đinh nộp thuế dung cả năm là 1 quan 2 và 4 bát gạo. Kinh kì, ngoại trấn được giảm một nửa.
- Niên hiệu Bảo Thái thứ 3 (1722), ước định phép đánh thuế điệu. Trong kinh, Thanh Hoa và ngoại trấn mỗi đinh thu 3 mạch tiền quí. Nghệ An và Tứ trấn, quan trị nhậm chiếu theo hộ cũ và lệ sưu sai đắp đê làm đường để thi hành.
Tiền bưu trạm đệ chuyển văn thư, tiền vệ sở công cán:
Trong kinh, Thanh Hoa, Nghệ An và Tứ trấn, nộp mỗi đinh 1 mạch. Ngoại trấn thì y theo phép thuế điệu, thu 2 mạch tiền quí.
Tạo lệ2:
Các điện, miếu, phủ, chùa, cấp dân tạo lệ ít nhiều có khác nhau:
Điện Nam Giao: 3 xã tạo lệ, tiền thờ phụng 145 quan 5 mạch 54 văn. Ngụ lộc 68 quan 3 mạch 40 văn. Gạo 324 bát.
1 Thuế dung: Thuế đánh vào lao dịch, nộp tiền thay thế lao dịch.Thuế điệu: thuế tơ lụa vải vóc.
2 Tạo lệ: dân được miễn trừ công dịch để chuyên việc đèn hương thờ cúng ở những đền chùa cấp nhà nước.
Quốc Tử Giám: 3 xã tạo lệ, thờ phụng các lễ quanh năm 111 quan; cất trữ để dùng vào việc thờ phụng 49 quan 6 mạch 30 văn; Ngụ lộc 50 quan 2 mạch 42 văn;
gạo 629 bát.
PHỤ LỤC 5:
VĂN BIA
TRẤN QUỐC TỰ BI KÝ
(BÀI KÝ BIA CHÙA TRẤN QUỐC)
Bia ký bia chùa Trấn phường An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên.
Làm văn khắc vào bia đá, là để ghi công đức sự nghiệp lớn lao, lưu truyền mãi mãi. Việc này từ xưa tới nay, đời nào cũng có. Đáng quý thay chùa Trấn Quốc! cảnh đẹp của phủ Phụng Thiên, danh lam đất đế đô, phường là An Hoa, huyện là Quảng Đức, có lẽ được xếp vào hàng thứ tư của nước Nam. Chùa xưa dựng ở ngoài bãi, ven sông, người trong phường sùng mộ đạo Phật, say mến cảnh thiền.
Niên hiệu Hoằng Định 16 (1615), chùa được dời vào phía trong đê, nằm trên gò đất Kim Ngư, nơi có phong cảnh thật là đẹp.
Niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 6 (1624) quan trên cho phép thành lập xóm làng phía ngoài chân đê làm nhà ở, trồng trọt. Xung quanh làng thì đào hào, bên trong đắp những con đường nhỏ đi lại. Bản phường, noi theo tiền nhân xưa chăm làm điều thiện nên cũng là một làng có phong tục nhân hậu. Nay đắp cao nền chùa cũ, mở rộng quy mô: trước tiên xây dựng các toà thượng điện, đài đốt hương, tiền đường và cửa hậu.
Niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), chùa lại được sửa sang thêm.
Niên hiệu Dương Hoà thứ 3 (1637), toàn thể trên dưới trong giáp trong phường bàn bạc đồng lòng ưng thuận chiếu theo đầu người của các giáp, tuỳ dân số trong hộ nhiều hay ít mà định mức đóng góp...
Quan viên bản phường cùng toàn thể dân phường mở lòng từ bi vô lượng, xây nền phúc đức tương lai, tự xuất của nhà đứng ra khuyến giáo để người khác noi theo.
Niên hiệu Dương Hoà thứ 5 (1639) cùng hưng công tu sửa. Trước hết dựng hậu đường, cổng gác phía trước tiếp theo là hành lang tả hữu phía sau. Định ra từng dãy chia ra từng toà. Quy mô lớn, sức lực nhiều, so với trước kia công đức gấp trăm lần. Cách thức vững vàng, công phu đầy đủ. Huy hoàng tượng Phật, sáng ngời nơi rường chạm, cột sơn; rực rỡ hoa hồng, ánh chiếu khắp toà sen, cửa biếc.
Phía bắc chùa là sông Nhị, phía nam giáp đế thành. Nơi cảnh trí thiêng liêng, sinh ra người hào kiệt. Thật là còi tiên trên trần thế, danh thắng đất kinh kì, làm vẻ vang cho hiện tại, lưu truyền mãi tới mai sau,há lại không có văn ghi chép lại hay sao.
Nay bản phường, các quan viên trên dưới, ngày 25 tháng 7 năm Kỷ Mão (1639) tìm thợ khắc bia, nhằm biểu dương công đức to lớn, để người bốn phương, sứ thần các nước, khi tới cống nạp ở kinh sư, về chầu đế khuyết, xem tấm bia này, đọc lời văn ca ngợi công đức này, thì đều biết rằng: chùa này là nền thiện phúc, khiến cho phong tục dân hùng hậu, đời sống dân sung túc và vận nước mạnh, thế nước bền, xã tắc hoàng triều vững vàng như Thái Sơn, bàn thạch. Âm công chồng chất, dương báo rò ràng. Con con cháu cháu, công đức như cát sông Hằng, kiếp kiếp đời đời phúc lộc để cho dòng dòi. Sự nghiệp rực rỡ nghìn năm, đức lưu truyền muôn thuở. Nay làm bài kí.
Ngày tốt, tháng 9 năm Kỷ Mão niên hiệu Dương Hoà thứ 5 (1639), Trạng nguyên khoa Đinh Sửu [1637], chức Hàn lâm thị thư, Khuông Mĩ doãn, Phụng trực đại phu, Nguyễn Xuân Chính soạn.
Đô lại ấp Trung Phụng tổng Quảng Đức, phường Thuỵ Chương trụ trì tại chùa Trấn Quốc, hiệu Dã Tăng Tiểu Nột Từ Lê Thế Kiêm, tên tự Đạo Khang, pháp hiệu Đức Thuỵ Chuyết Phu viết.
TẠO LỆ BI KÝ
(BÀI KÍ BIA TẠO LỆ)1
Phụng sao lệnh chỉ của Đại Nguyên soái Tổng quốc chính sư thượng thượng phụ duệ đoán văn công vũ đức Tĩnh vương
Tham đốc Long trung hầu Chu Phú Kỳ, Vệ uý Phan Trọng Cảo, lệnh lão sinh đồ Lê Trọng Nha, huyện thừa Nhữ Đình Thận, Thiêm sự Lý Thụy Cầu, Phan Hiển Chi, Đồng tri phủ Lê Trọng Côn cùng toàn thể ba giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương có tờ khải trình như sau:
"Việc phụng sự đức Thượng đẳng tối linh đền Bạch Mã từ xưa đến nay quanh năm ngày tháng kể cả việc sửa sang miếu vũ, túc trực ngày đêm, đến các ngày hội Xuân ngưu, hội minh, các lễ cầu tạnh, cầu mưa, cáo tế mật khẩn, mọi việc quan nha sai dịch nhất nhất đều cung ứng.Trong khi đó tiền thuế nhà và các việc sưu sai tạp dịch, ban phường vẫn phải đóng góp như thường. Nay kính xin được chuẩn cho làm dân tạo lệ".
Đã thẩm tra đúng sự thực, nên cho được làm dân tạo lệ, phụng sự như cũ. Hàng năm tiền thuê nhà, việc đắp đêm, cầu, cống, đường sá và bài trí, lắp đặt vào dịp hội hè mùa xuân tất cả các việc sưu sai tạp dịch đều tha cho. Trâu bò làm lễ tế tự tại đền miễn không phải kính biếu cái thủ.
Những người thừa hành và các nha môn phải tuân theo, kẻ nào làm trái sẽ có phép nước. Nay ra lệnh.
[Tờ khải dâng chúa Trịnh]
Ngũ phủ là phủ liêu: Trịnh Kiều, Phan Trọng Phiên kính khải:
1 Bia hiện đặt tại đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội.
Tờ khải của ba giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương trình bày về việc phụng thờ đức Thượng đẳng tối linh ở đền Bạch Mã, quanh năm sắm lễ vật phụng sự và sửa sang miếu vũ, túc trực đèn hương, nhất nhất đều cung ứng. Trong khi đó tiền thuê nhà và sưu sai tạp dịch vẫn phải đóng góp chung như mọi giáp trong phường. Vì thế xin chuẩn y cho làm dân tạo lệ và miễn trừ các việc kể trên.
Chúng tôi tra cứu thấy ở trong kinh kì, các trại Thủ Lệ, Yên Lãng có phụng sự Thượng đẳng thần và phường Quảng Bá phụng sự Trung đẳng thần, đều được cho làm dân tạo lệ, được miễn mọi khoản. Duy ba giáp thuộc phường này, phụng sự đền thờ tối linh thần, chưa được ban cho làm dân tạo lệ, nên họ viện lệ kêu xin, cũng nên châm chước. Kính xét ba giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ phường Hà Khẩu đáng được cho làm dân tạo lệ ở đền Bạch Mã, được miễn tiền thuế nhà, và sưu sai tạp dịch, để tiện việc phụng sự khiến cho vận nước được bền lâu. Giao cho nha môn nơi ấy vâng lệnh trên miễn mọi thứ thuế nhà và sưu sai tạp dịch kể từ năm Tân Sửu (1781) trở đi.
Nếu được Chúa chuẩn y cho thì xin ban lệnh chỉ xuống, để làm bằng chứng. Nay kính cẩn làm tờ khải trình.
Ngày 11 tháng 7 năm nay, Hành nội sai phủ liêu Sử Trung Hầu vâng lệnh truyền giao tờ này.
Nay vâng lệnh truyền giao.
Ngày hai mươi tháng sáu, năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781). Người có công tác động cho dân được làm tạo lệ là:
Quận phu nhân Lê Thị Huyên quê xã Phượng Lâu, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu.
Thị nội Thư tả Binh phiên Thủ hàm Vũ Đình Trác, quê phường Đồng Xuân huyện Thọ Xương viết.
CHÚC THÁNH, THANH LÂU ĐẲNG TỰ HƯƠNG HỎA ĐIỀN BI
(BIA GHI SỐ RUỘNG HƯƠNG HỎA CÁC CHÙA CHÚC THÁNH VÀ THANH LÂU)4
Các vị quan viên,hương trưởng, cùng mọi người lớn nhỏ ở phường Hồ Khẩu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên ghi việc dựng bia đá ở đền thần, chùa Phật. Người ta từng nói: "Thần Phật mà linh thiêng, sáng suốt thì triều đình tất quý chuộng phụng thờ".Cho nên dân chúng nhìn thấy sự việc cần ghi lại sự thực.
Nay nhận thấy phường Hồ Khẩu, huyện Quảng Đức xưa vẫn có chùa nổi tiếng, đền linh thiêng. Phía đông: xanh biếc dòng Long Khê uốn quanh, phía nam trắng ngần sông Tô Lịch, Tản Viên từ phương tây chầu lại, Tam Đảo từ phương bắc hướng về.Nước hồ trong vắt, cùng da trời in một màu, thành Phượng ngất cao, tưởng vừng nhật còn thấp. Tụ họp được khí tinh anh, ngắm trông đủ bề hùng tráng, thực là nơi thắng cảnh bậc nhất của đô thành.
Năm Mậu Ngọ (1618), quan trong phủ Chúa vâng mệnh đến cầu đảo, nhờ ơn thần phù hộ, nạn hồng thủy đã bị đẩy lùi. Năm Canh Thân (1620), quan Phủ doãn bản phủ dâng tờ khải trình bày, nhờ đức Phật độ trì, ruộng hương hỏa được trả lại. Ơn nước bao phong thêm rạng rỡ, lệnh trên chuẩn cấp được ban hành.
Đến tháng ba năm Nhâm Tuất (1622), bèn thuật lại việc đó khắc vào bia để truyền lại muôn thuở, cho thấy lòng kính thần sùng Phật của đương thời.
Một chữ trong lời sắc không nhòa, số ruộng được ghi mãi mãi sẽ còn. Khi xem thấy rò liền, chẳng cần dò dẫm.
Tôi không ngại rườm lời, xin làm thêm bài minh, để bổ sung cho việc ca tụng ngày nay và cũng để bổ sung cho việc ca tụng mai sau nữa.
Minh rằng: [...]
Đô nguyên soái Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương hạ lệnh cho trưởng phường Hồ Khẩu, huyện Quảng Đức tuân lệnh: Nay có quan Phủ doãn Phụng Thiên, tước Xuân Lại tử là Nguyễn Tự Cường dâng tờ khải lên nói: ở bản
4 Thời Lê, chùa Chúc Thánh, Thanh Lâu thuộc phường Hồ Khẩu, huyện Quảng Đức. Nay Hồ Khẩu thuộc phường Bưởi, quân Tây Hồ.
phường có hai ngôi chùa Chúc Thánh và Thanh Lâu, thuộc loại cổ tích danh lam, nguyên các thửa ruộng hương hỏa phụng thờ Tam bảo của chùa này gồm mười mẫu, bị người ta xâm chiếm. Việc này đã được xét xử, phải trả về cho hai chùa các thửa ruộng hương hỏa Tam bảo gồm mười mẫu để sử dụng vào việc thờ cúng. Người khác không được tranh giành, ngăn trở. Ai vi phạm sẽ trị tội. Nay lệnh!
Số ruộng liệt kê sau đây: [...]
Ngày 28, tháng 3, năm Vĩnh Tộ thứ 4 (1622), Giám sinh Đỗ Trực, người xã Lạp Hạ, huyện Yên Sơn soạn.
CAO SƠN TÂY HƯNG MIẾU
(MIẾU TÂY HƯNG THỜ CAO SƠN)5
Bài kí ghi trên bia về việc dựng đình Đông Các Đình này gọi là đình Đông Các là cớ sao?
Phủ Phụng Thiên có thành Phượng là chốn đế đô tôn nghiêm, nơi ở của nhà vua, đứng đầu 12 Thừa tuyên. Còn giáp Đông Các trong phường Thịnh Quang là nơi ứng vào các vì sao khoa giáp, nơi phượng các sản sinh nhiều bậc hiền tài, từng được tể tướng vời qua cửa nhỏ hướng đông, và làm vẻ vang cho đất nước. Đây thật là nơi bậc nhất trong ba mươi sáu phường. Nay giáp Mĩ Phủ dựng đình ở đây, dựa vào những điều đó mà đặt tên như vậy chăng?
Kìa hãy trông xem: Đình này vị trí tại huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, nền đắp trên giáp Đông Các, phường Thịnh Quang, vừa được hưởng dư khí của kinh đô Thăng Long, vừa trấn giữ trường thành Đại La.
Bên tả, về phía Thanh Long [đông] dòng nước uốn quanh, đình này đứng đối diện với đàn Xã Tắc. Bên hữu, về phía Bạch Hổ [tây] dãy núi bao bọc, đình này cao xấp xỉ với chùa Thanh Nhàn. Trước mặt, về phía Chu Tước [nam], hai ngọn núi cao chót vót. Sau lưng, về phía Huyền Vũ [bắc], muôn dòng nước rộng mênh mông. Thật là nơi thắng cảnh có một không hai!. Đất càng mở mang, dân càng nhóm họp. Người tài giỏi bắt đầu xây dựng, người tinh khôn tiếp nối sửa sang.
Bấy giờ, quan viên, hương lão cùng toàn dân thượng hạ giáp Mĩ Phê họp bàn với nhau: Đền thần là một cổ tích ở xứ Cầu Dừa. Phúc thần nước Nam được thờ tự ở nơi đây, hiển linh bao la, phúc ban khắp chốn. Nền đắp từ xưa, mái chỉ lợp gianh. Nay muốn lễ thờ thần được đầy đủ, nơi cầu phúc được trang nghiêm, để tỏ
5 Thường gọi là đình Đông, nay thuộc phường Nam Đồng, quân Đống Đa, Hà Nội. Thời Lê, đình thuộc giáp Đông Các, phường Thịnh Quang, huyện Quảng Đức.