Về Nội Hàm Phát Triển Du Lịch Và Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững

điều tra du khách tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, số phiếu thu về 150 phiếu, số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 145 phiếu.

- Phỏng vấn chuyên sâu:

+ Mục tiêu phỏng vấn sâu: để xem xét ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, doanh nghiệp, dân cư địa phương về thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động du lịch tại địa điểm du lịch và việc phối hợp các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch.

+ Đối tượng tham gia: phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý nhà nước, (Phụ lục 2), dân cư địa phương (Phụ lục 3).

+ Thu thập và xử lý thông tin: để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung quy trình tổ chức khảo sát, thiết kế, tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch và mối quan hệ phối hợp giữa các bên trong tổ chức hoạt động du lịch. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc, hộ gia đình.

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp định tính. Nghiên cứu định tính để tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sự bền vững của các tỉnh nam ĐBSH, nghiên cứu tiềm năng du lịch của vùng, những yếu tố thúc đẩy, cản trở cho phát triển du lịch ở địa phương. Nghiên cứu định lượng để sử dụng mô hình tìm ra mối quan hệ tuyến tính sự tác động của các nhân tố đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Khi phân tích các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh nam ĐBSH, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.

(1) - Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích, nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading). Hệ số này cho biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Trong phân tích nhân tố khám phá, yêu cầu cần thiết là hệ số thích hợp của nhân tố (KMO - Kaiser Meyer Olkin) phải có giá trị lớn. Khi 0,5<KMO<1 thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,5, điểm dừng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố (Eigenvalue) phải lớn hơn 1 (mặc định của chương trình SPSS) và tổng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới

thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố [62]. Khi tiến hành phân tích nhân tố, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp trích là Principal Axis Factoring với phép xoay là Promax và phương pháp tính hệ số nhân tố là Regression.

(2) - Kiểm định hệ số tin cậy của mô hình

Kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) lớn hơn 0,6 mới được xem là chấp nhậ được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo [85]. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ số tin cậy đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.

(3) - Mô hình nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước phân tích hệ số tin cậy và phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu được thiết lập. Mô hình nghiên cứu phản ánh mối quan hệ giữa phát triển du lịch theo hướng bền vững và các biến độc lập (môi trường kinh doanh, chính sách phát triển; các dịch vụ hỗ trợ liên quan; nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác; sự hài lòng của khách và dân địa phương; quảng bá và xúc tiến du lịch; nhân tố khác).

Giả thuyết nghiên cứu là:

H1: Nhóm yếu tố về môi trường kinh doanh, chính sách phát triển có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

H2: Nhóm yếu tố các dịch vụ hỗ trợ liên quan có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

H3: Nhóm yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

H4: Nhóm yếu tố liên kết và hợp tác có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

H5: Nhóm yếu tố sự hài lòng của khách và dân địa phương có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

H6: Nhóm yếu tố quảng bá và xúc tiến du lịch có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

H7: Nhóm yếu tố nhân tố khác có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Sau khi chạy kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy, kiểm định độ phù hợp của mô hình và phân tích kết quả mô hình nghiên cứu.

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy, sử dụng hệ số xác định điều chỉnh (R2) để đánh giá độ phù hợp của mô hình.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy sử dụng phép kiểm định nhiều ràng buộc của các hệ số hồi quy (kiểm định Fisher). Đây là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập [47]. Nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (Sig. <0,05) cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001) [45].

Tiêu chí chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến (Collinearity diagnostics) với hệ số. phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor). của các biến độc lập trong mô hình đều phải nhỏ hơn 3. Điều đó thể hiện tính đa cộng tuyến. của các biến độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận [47].

Hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình hồi quy bội. Giá trị của hệ số Durbin Watson. nằm trong khoảng từ 1 đến 3 là phù hợp, tức là trong mô hình. không có sự tương quan chuỗi bậc nhất [47]. Khi đó, mô hình hồi quy bội sẽ thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.

Phương pháp luận: dựa trên quan điểm của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử. Dựa trên quan điểm của phép duy vật biện chứng, nghiên cứu đặt vấn đề du lịch trong mối quan hệ biện chứng với phát triển theo hướng bền vững của vùng. Dựa trên quan điểm phép duy vật lịch sử để nhấn mạnh những ảnh hưởng của hệ tư tưởng, tổ chức chính trị và các thiết chế xã hội đối với phát triển du lịch bền vững của vùng. Luận án đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH thông qua điều tra khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh du lịch và dân cư địa phương từ đó xác định các vấn đề trong hoạt động du lịch, hệ thống các quan điểm, định hướng tổ chức du lịch ở các tỉnh theo hướng bền vững.

Các phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu thực địa: được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xử lý số liệu thứ cấp.

Phương pháp phân tích hệ thống: Được sử dụng trong nghiên cứu nhằm nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững trong mối quan hệ với các đối

tượng tham gia: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động du lịch, cộng đồng dân cư, du khách, truyền thông, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.

Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để phân tích hiện trạng, nhận diện, khai thác các nhân tố tác động tới phát triển du lịch theo hướng bền vững và đánh giá kết quả đạt được.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án đã khái quát hóa cơ sở lý luận về du lịch, phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững và mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Thứ hai, luận án đã thiết lập đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ ba, luận án sử dụng nghiên cứu định tính, kết quả điều tra định lượng để phân tích và nêu lên những đánh giá thực phát triển du lịch theo hướng bền vững của ba tỉnh ở phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH theo hướng bền vững.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt khoa học:

Thứ nhất, luận án đã khái quát hóa cơ sở lý luận về du lịch, phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững và mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Thứ hai, luận án đã thiết lập đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ ba, luận án đã nêu thực trạng phát triển bền vững du lịch của ba tỉnh, thông qua kết quả phân tích, chạy mô hình, chỉ ra những hạn chế cả về số lượng, chất lượng hoạt động phát triển du lịch. theo hướng bền vững.

Về thực tiễn:

Thông qua phân tích các số liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những gợi ý cho nhằm phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH theo hướng bền vững, bao gồm: Thứ nhất, về kinh tế cần (1) tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ, (2) đầu tư và huy động vốn cho phát triển cho du lịch; Thứ hai, về văn hóa – xã hội cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Thứ ba, về môi trường mục tiêu (1) đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên và môi trường du lịch, (2) bảo tồn tài nguyên du lịch, (3) quản lý giá trị của tài nguyên du lịch, (4) thực hiện xã hội

hoá trong đầu tư, bảo quản và tôn tạo di tích, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên; Thứ tư, cần đến vai trò quản lý nhà nước để phát triển du lịch theo hướng bền vững như (1) nâng cao năng lực quản lý, (2) hoàn thiện xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, (3) tăng cường tính đồng bộ và linh hoạt trong quy hoạch, (4) xúc tiến quảng bá và hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận và các vùng du lịch khác.

7. Kết cấu của luận án

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BẾN VỮNG

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng như ngày nay, du lịch luôn được đánh giá là ngành kinh tế có tiềm lực về tài chính, doanh thu, lợi nhuận và các vấn đề xã hội khác. Với tầm quan trọng của du lịch, nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của ngành. Vì vậy, hoạt động và tổ chức du lịch luôn luôn có được sự chú ý, quan tâm từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà quản lý và thậm chí cả những người dân yêu thích du lịch quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và sự bùng nổ mạnh mẽ của du lịch nói riêng đã dần xuất hiện những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của các quốc gia. Bền vững được nghiên cứu rộng hơn trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Khái niệm PTBV được nhắc đến vào những năm 80 của thế kỉ trước, phải đến đầu những năm 90, khái niệm du lịch bền vững mới xuất hiện trong các nghiên cứu, khi mà các tác động lên môi trường theo hướng tiêu cực trước sự bùng nổ của du lịch ngày một trở nên rõ rệt.

Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về du lịch, PTDLBV ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay.

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Về nội hàm phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững

Hoạt động du lịch có đóng góp lớn vào kinh tế Thế Giới nói chung, của các quốc gia và vùng lãnh thổ nói riêng; tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với các ngành khác (9% GDP), công ăn việc làm được tạo ra nhiều (thu hút 8% lao động), kim ngạch xuất khẩu chiếm 30%. Cho nên các công trình về phát triển du lịch rất đa dạng với sự tham gia của nhiều tác giả trên Thế Giới.

Mặc dù có sự thống nhất về nhận thức, nhưng các quan điểm về PTDLBV vẫn chưa thống nhất. Machado, 2003 [80] đã định nghĩa “Du lịch bền vững là. các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện. tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh. hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế. nhưng không phá huỷ tài nguyên. mà tương lai của. du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”. Nikolova A. and Hens L.,năm 1998 [84], “Du lịch bền vững. đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng. tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng. các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”. “Linking Communities, Tourism, & Conservation: A Tourism Assessment Process - Tools and

Worksheets” [65]. “Tourism and Sustainability: Principles to Practice” [91] tổng hợp đánh giá những quan điểm về lý thuyết PTBV du lịch theo xu hướng trên.

Các tác giả khác như Butler (1993), Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998) đều cho rằng PTDLBV là quá trình phát triển được duy trì trong không gian và thời gian nhất định, sự phát triển đó không làm giảm khả năng thích ứng của con người. trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài [5].

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững

Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững có trong “Towards Sustainable Development: On the Goals of Development and the Conditions” [76], các chỉ số phản ánh PTBV thông qua việc cung cấp thông tin đáng tin cậy về thiên nhiên, thế giới vật chất, xã hội, bảo tồn các giá trị và chất lượng cuộc sống. Các chỉ số phổ biến như tổng sản phẩm quốc nội, các chỉ số về kinh tế là không đủ, vì chúng chỉ cho biết về các luồng tiền tệ, chứ không phải về tình trạng môi trường, sự phá hủy các nguồn lực hay chất lượng cuộc sống. “Indicator for Sustainable Development: Theory, Method, Application” [57] các phương pháp tiếp cận một cách hệ thống để tìm ra các chỉ tiêu PTBV du lịch, từ đó tìm ra các bộ chỉ số riêng đo lường đánh giá PTBV lên các đối tượng như cộng đồng, các bang, vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới.

Machado (2003)[80] phân biệt du lịch bền vững và không bền vững khác nhau như thế nào, ông đã chú trọng những giải pháp, cách thức để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường du lịch (gồm tự nhiên và nhân văn). Du lịch và môi trường có tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau phát triển, đặt lợi ích và quyền lợi của dân cư địa phương lên hàng đầu đó là cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi cho địa phương. Phát triển du lịch phải gắn giữa hiện tại và tương lai nên tiêu chí đánh giá PTDLBV đó là: bền vững về kinh tế (có nghĩa là có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định); bền vững về xã hội (trình độ văn minh, tuổi thọ, sức khỏe, trải nghiệm văn hóa, tinh thần); bền vững về môi trường (bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường)

Bhuiyan và cộng sự (2012) [58], PTDLBV kết hợp đồng thời giữa du lịch sinh thái, điểm du lịch và phát triển. vùng trong một khu vực, tiêu chí đánh giá cũng bao gồm. các vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội.

Hình 1 1 Kết hợp PTDLBV Nguồn Bhuiyan và cộng sự 58 Pamela A Wight 1997 đã 1


Hình 1. 1 Kết hợp PTDLBV

Nguồn: Bhuiyan và cộng sự [58]

Pamela A. Wight (1997) đã nghiên cứu và đưa ra các nhóm chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường đánh giá ở các mức độ ngang nhau, bao gồm: Kinh tế cộng đồng; Bảo tồn hợp lý; Kết hợp kinh tế với môi trường (Hình 1.2).

Hình 1 2 Mô hình các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững Nguồn 2


Hình 1. 2 Mô hình các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững

Nguồn: Pamela (1997) [86]

Tổ chức du lịch thế giới UNWTO đưa ra quan điểm về PTDLBV. dựa vào sức chứa “ Là số lượng tối đa du khách tới thăm một điểm du lịch trong cùng một thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023