Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Thuật ngữ

Diễn giải tiếng Việt

Diễn giải tiếng Anh

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

Confirmatory Factor Analysis

DLNT

Du lịch nông thôn


ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng


ĐBSH&DHĐB

Đồng bằng sông Hồng và Duyên

hải Đông Bắc


EFA

phương pháp đánh giá hai loại giá

trị quan trọng trong thang đo, là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Exploratory Factor Analysis

GDP

tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản

phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

KT - XH

Kinh tế - Xã hội


KTS

Kiến trúc sư


MICE

loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công

ty cho nhân viên, đối tác

Meeting Incentive Conference Event

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn


Nxb

Nhà xuất bản


OCOP

Mỗi xã, phường một sản phẩm

One commune, one product

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế

Organization for Economic

Cooperation and Development

PTDLNT

Phát triển du lịch nông thôn


PGS

Phó giáo sư


TNDL

Tài nguyên du lịch


TS

Tiến sĩ


UBND

Ủy ban Nhân dân


UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

United Nations Educational

Scientific and Cultural Organization

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới

World Tourism Organization

USD

Đô la Mỹ

United States dollar

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đánh giá của du khách về không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng 96

Bảng 3.2. Đánh giá của du khách về nhân lực phục vụ du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng 97

Bảng 3.3. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ của du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng 98

Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 101

Bảng 3.5. Cơ cấu tổng mức đầu tư cho một cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ..102 Bảng 3.6. Số lượng lao động của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 103

Bảng 3.7. Cơ cấu độ tuổi của lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn ...104 Bảng 3.8. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn (chia theo kỹ năng, nghiệp vụ) 104

Bảng 3.9. Hình thức đào tạo của các lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 105

Bảng 3.10. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo công suất kinh doanh 107

Bảng 3.11. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tổng số khách đến trong 01 năm 107

Bảng 3.12. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tổng nguồn thu trên 01 khách 108

Bảng 3.13. Cơ cấu chi phí của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 109

Bảng 3.14. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu 110

Bảng 3.15. Đánh giá về Khả năng tiếp cận đối với các điểm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 113

Bảng 3.16. Đánh giá về nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 115

Bảng 3.17. Đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 117

Bảng 3.18. Đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 119

Bảng 3.19. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và mức độ, xu hướng phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 127


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019 84

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch nông thôn 85

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giới tính khách du lịch nông thôn 86

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch nông thôn 86

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch nông thôn 87

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu phương tiện và thời gian di chuyển của khách du lịch nông thôn ...87 Biểu đồ 3.7. Cơ cấu quy mô và người đi cùng của khách du lịch nông thôn 88

Biểu đồ 3.8. Mục đích chuyến đi của khách du lịch nông thôn 89

Biểu đồ 3.9. Hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch nông thôn 90

Biểu đồ 3.10. Tần suất đi du lịch nông thôn của du khách 90

Biểu đồ 3.11. Nguồn thông tin về du lịch nông thôn của du khách 91

Biểu đồ 3.12. Mức độ tham gia dịch vụ của khách du lịch nông thôn 92

Biểu đồ 3.13. Thời gian lưu trú của khách du lịch nông thôn 92

Biểu đồ 3.14. Đánh giá của khách du lịch nông thôn về mức chi tiêu 93

Biểu đồ 3.15. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nông thôn 93

Biểu đồ 3.16. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng du lịch nông thôn 99

Biểu đồ 3.17. Dự định của khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng 100

Biểu đồ 3.18. Loại hình cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 100

Biểu đồ 3.19. Thời gian kinh doanh du lịch nông thôn 101

Biểu đồ 3.20. Quy mô dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 102

Biểu đồ 3.21. Phân bổ lượng khách theo tháng của du lịch nông thôn 105

Biểu đồ 3.22. Tỷ lệ khách cuối tuần và các ngày trong tuần của du lịch nông thôn 106

Biểu đồ 3.23. Phân bổ số lượng đánh giá về khả năng tiếp cận các khu điểm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 114

Biểu đồ 3.24. Phân bổ số lượng đánh giá về nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 116

Biểu đồ 3.25. Phân bổ số lượng đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 118

Biểu đồ 3.26. Phân bổ số lượng đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 120


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Định nghĩa về du lịch nông thôn 28

Hình 2.2. Khái niệm về du lịch nông thôn 30

Hình 2.3. Mô hình khái niệm du lịch nông thôn như một chuỗi liên tục 30

Hình 2.4. Hệ thống định nghĩa về du lịch nông thôn 31

Hình 2.5. Du lịch nông thôn theo nhận định của Beeton 33

Hình 2.6. Khái niệm du lịch nông thôn của UNWTO. 35

Hình 2.7. Phân loại các hoạt động du lịch nông thôn 38

Hình 2.8. Các hình thức du lịch nông thôn 39

Hình 2.9. Các hình thức du lịch nông thôn 40

Hình 2.10. Sự tương tác giữa hợp tác xã nông thôn và phát triển du lịch nông thôn 49

Hình 2.11. Mô hình tam giác phát triển du lịch nông thôn 49

Hình 2.12. Mô hình nông thôn tổng hợp kết hợp với chiến lược phù hợp 51

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên thế giới. Trong cả các nước phát triển và các nước đang phát triển thì du lịch thường được coi là một phương tiện hữu hiệu để nâng cao hoạt động kinh tế khu vực. Ngoài ra, du lịch phát triển còn quảng bá hình ảnh điểm đến, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương, giúp khu vực đạt được nhiều mục tiêu khác. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh chóng, sự chuyển dịch lao động từ các khu vực nông thôn lên thành thị ngày càng gia tăng, áp lực của cuộc sống đô thị ngày càng cao, khách du lịch có xu hướng tìm không gian bình yên cho các kỳ nghỉ.

Theo thống kê của thế giới qui mô thị trường DLNT toàn cầu dự kiến đạt gần 120 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,4%. Trong khi du lịch truyền thống chỉ tăng trung bình 4%. Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý của du khách cũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó xác định đến năm 2020 du lịch cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn với tổng thu 35 tỷ USD, đóng góp 10% cho GDP. Trong vòng 10 năm sau đó, du lịch cần thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các lĩnh vực khác. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, du lịch được xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh các dòng sản phẩm ưu thế, chiến lược như du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, việc phát triển loại hình du lịch nông thôn được coi là một định hướng phát triển quan trọng. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn luôn là quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam [19].

Du lịch nông thôn (DLNT) là loại hình khai thác các giá trị vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên du lịch quý giá trong việc thu hút các thị trường khách du lịch. DLNT không chỉ là loại hình du lịch mới, tạo sự khác biệt mà còn đóng góp to lớn về mặt kinh tế, văn hóa- xã hội và bảo vệ môi trường hay nói cách khác là một


hướng phát triển bền vững.

Nhiều cuộc khảo sát ở phạm vi toàn cầu đã chỉ ra rằng những hoạt động phi nông nghiệp đang tạo ra từ 30% - 45% thu nhập của các hộ nông dân. Ở các nước phát triển, DLNT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập phi nông nghiệp. Do không gian nông thôn ngày càng bị thu hẹp, DLNT ở các nước này có xu hướng phát triển theo chiều sâu, với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, DLNT mới bắt đầu được khai thác, chủ yếu phát triển theo chiều rộng và được xem như một công cụ chống đói nghèo, đa dạng hóa thu nhập cho cư dân nông thôn.

Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 64,08% dân cư sống ở nông thôn, gần 40% lao động cả nước thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp [23], ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%, trong đó du lịch, dịch vụ nông thôn chiếm khoảng 40% tổng thu nhập của cư dân nông thôn [1]. Khu vực nông thôn ở Việt Nam chiếm trên 92% diện tích của cả nước, được phân bố theo 7 vùng du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế, trong đó có các địa bàn du lịch trọng điểm với nhiều điểm du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng… tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Mỗi vùng đều có những giá trị đặc thù, độc đáo về tập tục sinh hoạt, phong tục tập quán, canh tác nông nghiệp, bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà ở, làng nghề truyền thống, giá trị ẩm thực…, đã tạo nên bức tranh văn hóa nông nghiệp nông thôn đa màu sắc của cả nước và là những giá trị đặc biệt cho phát triển du lịch nông thôn (PTDLNT) đặc thù của mỗi vùng miền.

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Vùng ĐBSH với địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền với một phần trung du đồi núi và phần ven biển và hải đảo, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú; đặc biệt là nơi có lịch sử lâu đời, nơi đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước, văn hóa làng xã Bắc Bộ với “Cây đa,


bến nước, sân đình”, với nông nghiệp nông thôn, các làng cổ, các làng nông nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống, với không gian làng xã sinh động và cảnh quan đồng quê đẹp trữ tình có tiềm năng trở thành điểm du lịch nông thôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế của vùng thì loại hình DLNT ở vùng chưa phát triển, còn thiếu định hướng tổng thể cho toàn vùng và cho mỗi địa phương có chăng chỉ là tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp, chưa phát huy được giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa truyền thống, sự tinh tế, dấu ấn đặc trưng vùng, miền trong các sản phẩm đặc thù của vùng DLNT gắn với nền Văn minh Lúa nước Sông Hồng, chưa thu hút được các dòng khách trong và ngoài nước, chi tiêu cho hoạt động du lịch chưa cao....

Lý luận về phát triển du lịch, phát triển du lịch gắn với liên kết trong vùng, DLNT đã xuất hiện trong các tài liệu của Việt Nam và trên thế giới. Lý luận này cung cấp cũng như làm dày dặn thêm hệ thống lý thuyết cho ngành Du lịch và tạo nền tảng cho những thực tiễn của vấn đề này. PTDLNT ở ĐBSH rất cần có những nghiên cứu khoa học làm căn cứ. Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về PTDLNT vùng ĐBSH.

Trước thực tế đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” làm luận án tiến sĩ là một hướng đi phù hợp và mang tính thực tiễn cao, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a. Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích các tiềm năng và thực trạng của DLNT, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự PTDLNT vùng ĐBSH.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Từ mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, DLNT, PTDLNT, tính liên kết vùng trong PTDLNT;

- Khảo sát, phân tích các tiềm năng PTDLNT vùng ĐBSH;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023