Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam


- Phân tích thực trạng PTDLNT vùng ĐBSH

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và thành công đối với việc PTDLNT vùng ĐBSH

- Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm PTDLNT vùng ĐBSH đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Là loại hình DLNT trên địa bàn vùng ĐBSH

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động DLNT vùng ĐBSH theo cách tiếp cận cả về phía cầu và cung du lịch.

Khách thể nghiên cứu:

- Về phía cầu là thị trường khách DLNT đến vùng ĐBSH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

- Về phía cung du lịch là hoạt động kinh doanh DLNT tại vùng ĐBSH và các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn như tài nguyên du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực du lịch v.v…

b. Phạm vi nghiên cứu

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 3

Về nội dung: Luận án tập trung giải quyết những nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, liên kết vùng trong phát triển du lịch, DLNT và PTDLNT; Đánh giá hiện trạng PTDLNT vùng ĐBSH thông qua đánh giá tiềm năng, hiện trạng cầu và cung và qua các nhân tố tác động đến sự PTDLNT, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và thành công của DLNT ĐBSH; Quan điểm, định hướng và giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH.

Về không gian nghiên cứu:

- Vùng ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đây vùng đất cổ được người Việt lựa chọn quần cư từ lâu đời với đặc trưng văn hóa lúa nước. Vùng này gồm các 10 tỉnh thành trong đó 2 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc.

- Luận án tập trung nghiên cứu khu vực nông thôn vùng ĐBSH: Phần lãnh


thổ không thuộc nội thành nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban Nhân dân xã, cộng đồng chủ yếu là nông dân (Các xã, làng, thôn/bản).

Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2020, các số liệu thứ cấp sử dụng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019. Số liệu điều tra sơ cấp được tiến hành trong năm 2020, điều tra bổ sung tháng 3,4/2022. Đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.

Do điều kiện dịch bệnh nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đi DLNT tại ĐBSH giảm sút mạnh, thậm chí nhiều điểm DLNT số lượng khách quốc tế đến bằng 0. Quy mô các mẫu khảo sát khách du lịch quốc tế không đảm bảo tính đại diện, do vậy luận án chỉ sử dụng kết quả khảo sát được khách du lịch nội địa trong các phân tích của mình.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đưa ra định hướng và tìm ra giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH, tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng:

Phương pháp định tính: Việc sử dụng phương pháp này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 tìm hiểu các dữ liệu thứ cấp, các công trình nghiên cứu để đưa ra các nhân tố PTDLNT vùng ĐBSH, mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Từ dữ liệu thứ cấp xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh các nhận định ban đầu. Giai đoạn 2: sau khi có kết quả điều tra chính thức, tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để tham vấn về kết quả điều tra cũng như những kiến nghị, giải pháp cho đề tài.

Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và từ dữ liệu của phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách du lịch cũng như các nhà quản lý du lịch… (chi tiết phụ lục)

5. Những đóng góp mới của luận án

a. Về mặt lý luận

Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch, DLNT, PTDLNT; chỉ ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDLNT.

b. Về mặt thực tiễn

Làm rõ được những tiềm năng trong việc PTDLNT của vùng ĐBSH.


Phân tích thực trạng hoạt động DLNT của vùng

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến DLNT vùng ĐBSH.

Nêu được định hướng và các nhóm giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH PTDLNT.

6. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm đầy những khoảng trống về lý thuyết cũng như đáp ứng được tính cấp thiết của thực tiễn, nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:

a. Về mặt lý lý thuyết: 1) PTDLNT là gì? PTDLNT bao gồm những nội dung gì? PTDLNT có đặc thù gì?; 2) Cần làm gì để PTDLNT?; 3) Nhân tố nào tác động đến PTDLNT?

b. Về mặt thực tiễn: 1) Vùng ĐBSH có tiềm năng, điều kiện để PTDLNT hay không?; 2) Đâu là thị trường DLNT vùng ĐBSH? Thị trường này có những đặc điểm gì?; 3) Quy mô, đặc điểm hiện trạng hoạt động kinh doanh DLNT vùng ĐBSH thế nào?; 4) Những nhân tố nào tác động đến sự PTDLNT vùng ĐBSH?; 5) PTDLNT ở vùng ĐBSH hiện nay đang gặp rào cản gì, những khó khăn vướng mắc, những hạn chế, hướng giải quyết và khắc phục?

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nông thôn; Chương 3. Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; và Chương 4. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch

1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam

Theo các tài liệu cho thấy Du lịch xuất hiện sớm từ trong thời kỳ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại… cùng với sự hình thành và phát triển của du lịch là các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến sự hình thành và phát triển của du lịch trên thế giới và Việt Nam.

Cuối thế kỷ 16, Tư bản chủ nghĩa hình thành tạo điều kiện cho du lịch được phát triển, mở rộng, sách hướng dẫn du lịch “Hướng dẫn về đường sá ở Pháp” năm 1552, “Cuộc du hành ở Pháp” năm 1589, “Travel record literature” (youji wenxue), “The Voyage of Italy”, cuốn “Sách tra cứu về y học, lý học và lịch sử học về Libenstain” năm 1610 (Libenstain, Đức là một trung tâm nước khoáng chữ bệnh nổi tiếng - minh chứng cho loại hình du lịch chữ bệnh phát triển mạnh trong thời kỳ này). Từ đó, ngày càng nhiều các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và sâu rộng hơn của các học giả trên khắp thế giới về phát triển du lịch như L.I.Mukhina (1973) về đánh giá tổng thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; N.X.Kandaxkia (1973) về các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng du lịch; I.I.Piroinik (1985) nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ các vùng du lịch… và gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào phát triển du lịch tại một điểm đến nhất định hoặc đưa ra những cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về phát triển du lịch. Trong số những nghiên cứu mới nhất, có một nhóm cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa nghiên cứu phát triển và du lịch và giải quyết một số vấn đề cơ bản liên quan đến du lịch với tư cách là tác nhân thúc đẩy phát triển (Sharpley, 2002 [138]; Sharpley & Telfer, 2008 [146]; Smith & Duffy, 2003 [148] ; Ante Mandić ljko Mrnjavac Lana Kordić, 2018 [46]; Jeetesh Kumar and Anshul Garg, 2020 [89]). Những nghiên cứu khác bảo vệ và thách thức khái niệm bền vững du lịch đã trở thành mô hình phát triển chính trong lĩnh vực này (Hall & Brown, 2006 [83]; Mowforth & Munt, 2009 [111]; Sharpley, 2009 [139]…). Những cuốn sách này đưa ra các vấn đề đa dạng về phát triển du lịch liên quan đến nghèo đói, phát triển khu vực, chính sách, chiến lược và các nghiên cứu


điển hình về phát triển du lịch từ khắp nơi trên thế giới (Burns & Novelli, 2008 [61]; Kumral & Önder, 2012 [96]; Leslie, 2009 [99]; Liburd & Edwards, 2010

[101]; Sharpley & Telfer, 2002 [145]; Xiao, 2002 [161], 2007 [162]). Mỗi cuốn sách này đóng góp phần riêng của mình vào cuộc tranh luận về phát triển du lịch, khám phá các cách tiếp cận và thách thức mới phản ánh bối cảnh kinh tế và xã hội ngày càng phát triển và phản ánh hiểu biết hiện tại của chúng ta về mối tương quan giữa du lịch và phát triển. Và từ đó cho đến này có rất nhiều nghiên cứu.

Ở Việt Nam, xoay quanh vấn đề phát triển du lịch có rất nhiều nghiên cứu ở mọi lĩnh vực như: phát triển du lịch mang tính chất bền vững, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường khách du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển các loại hình du lịch, …

Đối với các vùng miền, khu du lịch, điểm du lịch các nghiên cứu nằm trong các đề tài, luận án…:

Với phát triển du lịch theo địa phương có những nghiên cứu tiêu biểu như:

Tác giả Nguyễn Lan Anh (2014) [14] đã hệ thống hóa phần cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và TNDL. Nghiên cứu sự phát triển của du lịch Thái Nguyên gắn với khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp cụ thể cho du lịch Thái Nguyên phát triển trong tương lai.

Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga (2016) [17]. Đề tài hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và vận dụng vào địa bàn tỉnh Hà Giang; Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá điểm du lịch, tuyến du lịch của tỉnh, xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong du lịch cấp tỉnh; phân tích thực trạng TNDL tỉnh Hà Giang, đánh giá bước đầu những yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát triển của du lịch Hà Giang; hiện trạng phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2010

- 2014, đưa ra đặc điểm của du lịch Hà Giang trong xu thế hội nhập. Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong xu thế hội nhập.

Tác giả Dương Hoàng Hương (2017) [7], Luận án đã góp phần hệ thống, bổ sung lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh; Rút ra bài học từ kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của các nước, vùng lãnh thổ và các địa phương cho tỉnh Phú Thọ; Làm rõ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững; Đề xuất các mục tiêu, định


hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2018) [24]. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đánh giá được thực trạng tài nguyên du lịch, tình hình tổ chức và quản lý ngành du lịch tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó đưa ra các định hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo; đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình và điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình.

Cùng với đó là các nghiên cứu phát triển du lịch cấp vùng như:

Tác giả Lê Văn Minh (chủ nhiệm đề tài cấp Bộ) (2007) [12]. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về khu du lịch, về đầu tư phát triển các khu du lịch, thực trạng khai thác và kinh doanh tại một số khu du lịch; Xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp khuyến khích và đầu tư để phát triển các khu du lịch, khai thác sử dụng có hiệu quả và bảo tồn các nguồn tài nguyên ở các khu du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì (2016) [4]. Đề án nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch, từ đó xác định các tiêu chí khung cho đánh giá điểm đến du lịch Việt Nam. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm đến là các khu du lịch, các điểm du lịch quốc gia của Việt Nam. Từ đó đề xuất quy trình đánh giá điểm đến là các khu du lịch, các điểm du lịch quốc gia của Việt Nam theo các tiêu chí đã xác định.

Tác giả Trịnh Thị Phan (2019) [34], Về mặt lý luận, luận án đã kế thừa, cập nhật và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch. Lựa chọn được các tiêu chí đánh giá phát triển ngành du lịch, các điểm du lịch vận dụng cho lãnh thổ cấp vùng. Về thực tiễn, luận án đã làm rõ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố với tác động đến phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt bổ sung một số nhân tố, yếu tố mang tính cập nhật so với quy hoạch tổng thể đã ban hành (ví dụ: nhân tố đô thị hóa và hệ thống đô thị, toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế, an ninh chính trị và an toàn xã hội; một số yếu tố về tài nguyên, về môi trường...); Phân tích những thành tựu và thách thức trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn


2000 - 2015 dựa trên các chỉ tiêu đã xác định và qua điều tra xã hội học. Cập nhật và chính xác các chỉ tiêu phát triển du lịch để so sánh, đối chiếu với dự báo của Tổng Cục du lịch cho năm 2015. Từ đó bổ sung vào các chỉ tiêu phát triển du lịch cho quy hoạch của Tổng cục du lịch, đóng góp tích cực hơn cho phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và du lịch cả nước cũng như sự phát triển KT - XH của vùng và các địa phương trong vùng và đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ để đẩy mạnh phát triển du lịch hiệu quả trong thời gian tới.

Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu đến những nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch như các tài liệu liên quan đến xúc tiến điểm đến: Một loạt các đề án thu hút thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của Tổng cục du lịch tháng 6 năm 2012: [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31]. Các đề án trên đã khái quát được đặc điểm tiêu dùng của một số thị trường khách du lịch tiêu biểu đến Việt Nam; trên cở sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng

Có rất ít tài liệu nghiên cứu một cách tập trung về phát triển du lịch vùng ĐBSH. Thường là các nghiên cứu ở từng tỉnh riêng biệt trong vùng.

Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch [2015] [13], đề án đã chỉ ra những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, đánh giá được các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSH; hệ thống hóa các sản phẩm du lịch vùng ĐBSH từ đó chỉ ra các sản phẩm du lịch đặc thù cũng như đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSH.

Tác giả Trần Thị Lan (chủ nhiệm đề tài cấp Bộ) (2017) [33]. Đề tài đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng của vùng ven biển, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh vùng ven biển. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống; xây dựng khối liên minh chiến lược giữa cộng đồng - cơ quan quản lý - các công ty du lịch; góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống; tạo ra những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường.


Tác giả Vũ Thị Hậu (2019) [35], luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của du lịch MICE, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá du lịch MICE để vận dụng vào nghiên cứu ở vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB). Về thực tiễn, luận án đã làm rõ thế mạnh và hạn chế của nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch MICE vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, tập trung vào thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; Dựa vào các tiêu chí đã lựa chọn, số liệu thu thập được và kết quả điều tra xã hội học về du lịch MICE, luận án đã phân tích thực trạng phát triển du lịch MICE ở địa bàn nghiên cứu, trường hợp thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh và đề xuất được một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển du lịch MICE vùng ĐBSH&DHĐB có hiệu quả trong tương lai.

1.2. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch

1.2.1. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam

Vấn đề liên kết vùng trong du lịch được đặt ra và chú trọng trong bối cảnh cạnh tranh vùng và những thay đổi trong Ngành du lịch có những bước phát triển mới như sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, nhu cầu du lịch của người tiêu dùng mới. Theo Mills and Law (2004), internet đang thay đổi cấu trúc ngành du lịch bằng cách thay đổi các rào cản gia nhập, cách mạng hóa các kênh phân phối, tạo điều kiện minh bạch giá cả và cạnh tranh; như kết quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều học giả cho rằng cơ sở lý thuyết về liên kết vùng trong du lịch xuất phát từ chiến lược điểm đến của Porter (1985), quan niệm của Gilbert (1984) về trạng thái và hàng hóa du lịch hoặc khái niệm chuyên môn hóa năng động và đổi mới thường xuyên của Poon (1994).

Liên kết vùng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận từ liên kết tiếp cận điểm đến, liên kết năng lực kinh doanh du lịch, liên kết vùng trong phát triển bền vững hay trong góc độ liên kết giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.

Liên kết vùng từ tiếp cận điểm đến, đối với Wang, Y. & Shaul, S (2008) [157] thì liên kết du lịch đã chuyển từ cách tiếp cận dựa trên cạnh tranh sang cách tiếp cận hợp tác theo hướng các điểm đến du lịch được quảng bá, tiếp thị và kinh doanh như một nỗ lực chung. Bài báo biểu hiện mối quan hệ kinh doanh giữa các bên liên quan

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí